Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Thụ tinh ống nghiệm ở tuổi 40 được không? Tỉ lệ thành công bao nhiêu

Độ tuổi sinh sản tốt nhất của phụ nữ nằm trong khoảng từ 25 đến 32, đây là thời gian buồng trứng hoạt động ổn định nhất. Tuy nhiên với những người phụ nữ hiếm muộn, quyết định thụ tinh ống nghiệm ở tuổi 40, liệu có lưu ý đặc biệt nào dành cho những đoá hoa hạnh phúc nở muộn?

1. Tại sao nên thụ tinh trong ống nghiệm trước độ tuổi 40

Trên thực tế thì khả năng sinh sản của người phụ nữ sẽ giảm dần theo thời gian. Bắt đầu từ tuổi 35 chức năng sinh sản đã suy giảm rõ rệt từ tuổi 37. Thông thường trên 40 tuổi phụ nữ sẽ khó có khả năng mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo vì thời gian, buồng trứng đã không còn hoạt động trơn tru, do đó, khả năng trứng có thể thụ thai là rất thấp.

Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của các kỹ thuật sinh sản đã giúp nhiều bệnh nhân hiếm muộn có con ở tuổi ngoài 40. Tuy nhiên, tỷ lệ mang thai thành công là thấp hơn hẳn so với những phụ nữ có cùng thể trạng nhưng quyết định thực hiện thụ tinh nhân tạo ở độ tuổi trẻ hơn. Ngoài ra, chấp nhận thụ tinh ở độ tuổi tứ tuần sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội mang thại hoặc thụ tinh trong ống nghiệm trước tuổi 40. Vì vậy, nếu đã để lỡ thời điểm vàng để mang thai, và có dự định mang thai ở tuổi 40 thì cần lưu ý nhỏ những điểm dưới đây.

Phụ nữ gần 40 tuổi có thể thực hiện IVF

Phụ nữ gần 40 tuổi có thể thực hiện IVF

2. Những rủi ro hay gặp khi thụ tinh ống nghiệm tuổi 40

Mang thai nói chung và mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nói riêng phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề về sức khoẻ với cả mẹ và bé. Dưới đây là những rủi ro thai sản thường gặp khi thụ tinh ống nghiệm tuổi 40.

2.1. Tỷ lệ thành công tương đối thấp

Theo các khảo sát được nghiên cứu gần đây, độ tuổi thích hợp nhất để mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là từ 35 đến 39 tuổi. Chỉ có khoảng dưới 10% phụ nữ ngoài 40 mang thai thành công sau khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm

2.2. Nguy cơ mắc dị tật ở thai nhi

Bước sang tuổi 40, không chỉ hệ sinh sản mà hầu hết các cơ quan chức năng của cơ thể đã tiến đến thời kì lão hoá. Do đó, trứng không còn giữ được nhiều gen tốt và chất lượng. Chính vì lý do, thai nhi được thụ thai khi người mẹ đã có tuổi dễ mắc phải dị tật bẩm sinh, hoặc chứng còi cọc từ khi còn ở trong bụng mẹ.

2.3. Nguy cơ xuất hiện các bệnh lý ở sản phụ

Không chỉ thai nhi mà mẹ bầu thụ tinh ống nghiệm ở tuổi 40 cũng dễ mắc phải những bệnh lý khi mang thai như đái tháo đường, chứng tiền sản giật hay các bệnh hậu sản, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ.

3. Thụ tinh ống nghiệm tuổi 40 cần lưu ý điều gì

Theo thống kê từ cuộc điều tra cộng đồng về tỷ lệ vô sinh tại Thanh Hoá có khoảng 8% dân cư mắc vô sinh (khoảng 300.000 người), và trên 40 tuổi mắc vô sinh chiếm khoảng 1 đến 2%. Đây cũng là con số thống kê tại nhiều cơ sở điều trị hiếm muộn.

Tuy nhiên,  đã ghi nhận được nhiều ca thụ tinh trong ống nghiệm thành công với nhiều phụ nữ đã ở độ tuổi cao. Dưới đây là một số lưu ý để tăng tỉ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công cho các bệnh nhân đã lớn tuổi.

3.1. Giữ cơ thể khỏe mạnh

Tuổi cơ thể và tuổi sinh lý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, việc giữ một cơ thể luôn khoẻ mạnh, trẻ trung chính là một trong những chìa khoá để thụ tinh ống nghiệm thành công.
Để giữ cơ thể khoẻ mạnh, cần tập trung chủ yếu những vấn đề sau:

– Giữ lịch sinh hoạt và làm việc điều độ: ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không làm việc quá sức.

– Điều chỉnh một chế độ ăn khoa học, lành mạnh với nhiều rau xanh và các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ như trứng, cá. Đồng thời bổ sung những khoáng chất vi lượng, vitamin để giữ cho cơ thể luôn khoẻ mạnh.

– Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể lượng nước và chất điện giải, tránh mất nước.

– Tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng. Loại bỏ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… hoặc các thực phẩm có nhiều đường hoá học như nước uống có gas.

Những điều cải thiện khả năng thành công của IVF

Những điều cải thiện khả năng thành công của IVF

3.2. Giữ tinh thần thoải mái

Không chỉ cần giữ cơ thể khoẻ mạnh, mà các sản phụ ở độ tuổi 40 còn cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái. Tinh thần sảng khoái  sẽ giúp bạn tăng khả năng đậu thai, đặc biệt là với những phụ nữ trong độ tuổi tứ tuần, các chức năng của buồng trứng đã bị suy giảm.

3.3. Thực hiện thăm khám thường xuyên

Để theo dõi sát nhất về tình trạng bệnh lý của bản thân, cách thiết thực nhất chính là thực hiện thăm khám thường xuyên.

Thăm khám thường xuyên và tuân theo những chỉ dẫn cần thiết của các bác sỹ chuyên khoa là điều kiện cần để mang thai thành công đối với những bệnh nhân thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (ivf) ở độ tuổi trên 40.

Chia sẻ những khó khăn và tình trạng đang gặp phải cho các bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết thích hợp và phù hợp nhất. Đồng thời, cũng nhận được những trợ giúp kịp thời, giúp tăng khả năng mang thai trong thời kỳ tiền thai sản.

Những điều cần hết sức lưu ý khi làm IVF ở tuổi 40

Những điều cần hết sức lưu ý khi làm IVF ở tuổi 40

4. Tư vấn của bác sĩ về chủ đề thụ tinh ống nghiệm ở tuổi 40

Các chuyên gia khuyên rằng để có được kết quả tốt nhất, bạn nên tham gia khám sàng lọc càng sớm càng tốt. Thực hiện đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân. Đồng thời, chăm sóc tốt sức khoẻ cho hệ sinh sản để có cơ thể mạnh khoẻ, từ đó nâng cao được tỷ lệ mang thai.

Trên đây là những vấn đề xoay quanh câu chuyện thụ tinh ống nghiệm tuổi 40. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích để lan toả năng lượng tích cực đến những cặp vợ chồng lớn tuổi vẫn đang vất vả trên hành trình trình tìm con yêu!

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí