Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

8 kỹ thuật điều trị giúp tăng tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản bao gồm nhiều kỹ thuật điều trị: hỗ trợ phôi thoát màng, xét nghiệm di truyền phôi làm tổ, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, trữ lạnh phôi nang… mang đến tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm cao nhất hiện nay đạt khoảng 30 – 45%. Cùng tìm hiểu cụ thể từng kỹ thuật trong bài viết này nhé.

1. Các yếu tố giúp tăng tỷ lệ thành công khi làm thụ tinh ống nghiệm

Trong nhiều năm qua, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với tỷ lệ thành công cao đã giúp cho hàng triệu gia đình tìm được niềm vui trọn vẹn với tiếng cười con trẻ. Nếu đáp ứng được các yếu tố sau đây, tỷ lệ thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm còn vượt qua con số kể trên:

1.1 Tuổi của người vợ và thời gian vô sinh

Phụ nữ tuổi càng cao, số lượng và chất lượng trứng càng giảm nhanh. Tỷ lệ thành công sau tuổi 35 chỉ khoảng 40%, phụ nữ sau 40 tuổi khi thực hiện IVF còn từ 13-18%. Như vậy, nếu muốn tăng tỷ lệ IVF thành công, hãy thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào tuổi của người mẹ

Tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào tuổi của người mẹ

1.2 Tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ

Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật y khoa phức tạp, do đó bác sĩ thực hiện phải đáp ứng được điều kiện trình độ chuyên môn, tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng người bệnh, nâng cao tỷ lệ thành công theo ý muốn. Đó là lý do vì sao, khi có nhu cầu IVF người bệnh nên chọn địa chỉ uy tín đáp ứng về mặt con người và trang thiết bị.

1.3 Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng

Thực tế cho thấy, tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng và sự vận động của người người vợ. Những người lao động nặng, thể lực yếu, quan hệ tình dục sớm sau chuyển phôi… làm giảm đáng kể kết quả thụ thai.

2. Các kỹ thuật trong thụ tinh ống nghiệm giúp tăng tỷ lệ thành công

Việc áp dụng các kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn dưới đây đã tạo ra những bước “đột phá” mới, giúp nâng cao tỷ lệ thành công khi làm IVF. Cụ thể 8 kỹ thuật phổ biến đang được áp dụng hiện nay:

2.1 Hỗ trợ phôi thoát màng

Sự ra đời của kỹ thuật phôi thoát màng (Assisted Hatching) thúc đẩy khả năng làm tổ của phôi. Phôi phải thoát khỏi lớp màng trong suốt bao quanh phôi mới có thể bám vào thành nội mạc. Trong kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm, phôi được nuôi cấy ở môi trường ngoài cơ thể và khi trưởng thành sẽ được đưa lại vào buồng tử cung.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân lớn tuổi, tình trạng noãn bất thường, hoặc quá trình rã đông và nuôi cấy dài ngày bên ngoài cơ thể có thể ảnh hưởng tới tính chất màng trong suốt, vì vậy phôi sẽ gặp khó khăn để thoát ra ngoài và làm tổ.

Kỹ thuật phôi thoát màng giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả bằng cách tạo ra một lỗ thủng hoặc làm mỏng lớp màng trước khi cấy phôi vào tử cung, nhờ đó phôi có thể thoát ra dễ dàng hơn và tăng tỷ lệ phôi bám vào nội mạc để làm tổ.

2.2 Xét nghiệm di truyền phôi làm tổ

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, có nhiều bệnh lý di truyền có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các thế hệ sau. Kỹ thuật Xét nghiệm di truyền phôi làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT) là một trong những phương pháp can thiệp, giúp ngăn ngừa sự di truyền của các bệnh lý.

Kỹ thuật xét nghiệm di truyền phát triển từ những năm 1980, giúp phát hiện sớm những bất thường di truyền phôi từ các cặp vợ chồng có nguy cơ truyền các bệnh lý di truyền cho đời sau, tạo ra những em bé khỏe mạnh, bình thường, hạn chế việc đình chỉ thai kỳ khi phát hiện một số bệnh lý trong giai đoạn chẩn đoán tiền sản.

Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ được chia làm 3 nhóm chính gồm:

– Kiểm tra số lượng nhiễm sắc thể để sàng lọc phôi bất thường (PGT-A)

– Xét nghiệm bất thường về cấu trúc của nhiễm sắc thể (PGT-SR)

– Xét nghiệm chẩn đoán rối loạn đơn gen do các bệnh lý di truyền (PGT-M)

Hiện tại, kỹ thuật di truyền ngày càng phát triển giúp việc tầm soát vô sinh hiếm muộn và phân loại từng đối tượng được chính xác hơn. Kỹ thuật này được kỳ vọng đạt hiệu quả vượt trội, đảm bảo cho một thế hệ tương lai phát triển khỏe mạnh, tránh các bệnh lý bẩm sinh.

Kỹ thuật xét nghiệm di truyền phôi làm tổ giúp phát hiện bất thường ở phôi

Kỹ thuật xét nghiệm di truyền phôi làm tổ giúp phát hiện bất thường ở phôi

2.3 Phương pháp điều trị với trường hợp tinh trùng phân mảnh DNA

Tình trùng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin di truyền từ người cha, cũng như sự hình thành, phát triển của phôi và toàn vẹn của DNA. Do đó, khi làm thụ tinh trong ống nghiệm việc đánh giá tính toàn vẹn DNA tinh trùng là vô cùng cần thiết.

Phân mảnh DNA được hiểu là sự đứt gãy bên trong DNA tinh trùng. Sự phân mảnh DNA có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm của nam giới. Trong suốt quá trình sản sinh tinh trùng DNA có thể bị phân mảnh hoặc với người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, độc hại, người đang trị liệu ung thư hoặc đang thực hiện các biện pháp hóa xạ trị. Theo nghiên cứu, có đến 30% nam giới vô sinh có các chỉ số tinh dịch bình thường nhưng chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng vượt ngưỡng.

Theo nghiên cứu, những nam giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phân mảnh nếu có chỉ số DNA cao vượt ngưỡng cho phép khi thụ tinh tự nhiên hoặc sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo (IUI), xin trứng. Với phương pháp thụ tinh ống nghiệm, chỉ số phân mảnh cao sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển thành phôi nang và làm tăng tỷ lệ sảy thai.

Từ kết quả của chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ hỗ trợ sinh sản phù hợp cho từng người bệnh. Cụ thể, phác đồ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm dựa trên DFI được thực hiện như sau (C.L. O’Neill và cs, 2018):

+ DFI < 25%: Thực hiện IVF hoặc IUI.

+ DFI >= 25%: thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn ICSI.

2.4 Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn ICSI

Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn được thực hiện thành công lần đầu tiên vào năm 1992, mở ra một “cuộc cách mạng” trong điều trị vô sinh nam. Với phương pháp này dù gặp những bất thường về tinh trùng nhưng chỉ cần một tinh trùng sống, việc thụ tinh hoàn toàn có thể xảy ra và người chồng có thể có con chính chủ .

Kỹ thuật ICSI với sự trợ giúp của hệ thống vi thao tác và kính hiển vi đảo ngược có độ phóng đại cực lớn, bác sĩ chỉ cần tiêm một tinh trùng trực tiếp vào bào tương noãn đã có thể thực hiện được việc thụ tinh. Khác với thụ tinh tự nhiên hoặc IVF truyền thống, ICSI bỏ qua giai đoạn tinh trùng xâm nhập vào lớp tế bào hạt xung quanh noãn, thực hiện các phản ứng cực đầu, kết hợp cùng màng bào tương noãn.

2.5 Nuôi cấy phôi ngày 5

Phôi nuôi cấy ngày 5 hoặc 6 được gọi là phôi nang, thành phần chính của phôi nang bao gồm: khối tế bào bên trong và lớp tế bào bên trong. Theo thống kê, chuyển phôi ngày 5 có tỷ lệ thành công cao hơn gấp 1,35 lần so với chuyển phôi ở giai đoạn phôi sớm. Phôi phát triển đến ngày 5 phản ánh chất lượng tốt, chỉ những phôi khỏe mạnh, phát triển tốt mới có thể sống sót đến ngày 5.

Ngược lại những phôi chất lượng kém, yếu khi trải qua cuộc sàng lọc nuôi cấy dài ngày sẽ có thể bị hỏng, dừng phát triển. Trung bình từ phôi ngày 3 phát triển lên phôi ngày 5 chỉ có đạt được khoảng 50%.

Lựa chọn chuyển phôi ngày 5 sẽ có khả năng bám dính vào tử cung và làm tổ tốt hơn. Nuôi phôi ngày 5 kết hợp sàng lọc phôi sẽ loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tăng cơ hội có con khỏe mạnh. Khi chuyển phôi ngày 5 có sàng lọc PGT tỷ lệ thành công là 75-80%. Bên cạnh đó, chuyển phôi ngày 5, bác sĩ chỉ chuyển 1-2 phôi nên hạn chế được tối đa khả năng mang đa thai.

Chuyển phôi vào ngày thứ 5 là là kỹ thuật cao nên đòi hỏi trình độ cao của chuyên viên phôi học và trang thiết bị của cơ sở thực hiện nếu muốn tăng tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm.

Nuôi cấy phôi ngày 5 tăng tỷ lệ thành công khi thụ tinh ống nghiệm

Nuôi cấy phôi ngày 5 tăng tỷ lệ thành công khi thụ tinh ống nghiệm

2.6 Trữ lạnh giao tử

Ở nước ta, kỹ thuật trữ lạnh tinh trùng trong nitơ lỏng được thực hiện thành công lần đầu tiên năm 1995. Kỹ thuật này mở ra một “kỷ nguyên mới” trong việc hỗ trợ sinh sản, giúp đảm bảo chất lượng của tinh trùng lưu trữ trong nhiều năm mà không bị ảnh hưởng sau khi rã đông.

Với kỹ thuật này tinh trùng sẽ được pha với môi trường bảo vệ đông lạnh rồi sau đó được hạ nhiệt độ từ từ xuống -80 độ C. Sau đó, chúng được lưu trữ trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Khi cần sử dụng, bác sĩ sẽ rã đông mẫu tinh trùng, theo nghiên cứu tinh trùng sau rã đông có hơn 50% còn sống sót và có khả năng thụ tinh với noãn, đạt chất lượng tương đương như tinh trùng bình thường. Phương pháp này mang lại hy vọng trong việc điều trị vô sinh hiếm muộn của các cặp vợ chồng cũng như bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới.

Kỹ thuật đông lạnh và lưu trữ trứng (noãn) lần đầu tiên được thực hiện thành công ở Việt Nam từ năm 2003. Bình thường, sau khi noãn được phóng noãn hoặc chọc hút ra ngoài cơ thể, chúng chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng vài giờ. Tuy nhiên với kỹ thuật này, noãn được bảo quản trong thời gian dài mà sau khi rã đông chúng không làm ảnh hưởng đến cơ chế thụ tinh. Để thực hiện kỹ thuật này, sau khi lấy được noãn, chúng tiếp xúc với các môi trường bảo vệ với nồng độ tăng dần. Sau đó, noãn sẽ được đưa vào môi trường nitơ lỏng theo kỹ thuật thủy tinh hóa.

Khi cần sử dụng, noãn được rã đông với tỷ lệ sống lên đến 90%, noãn được rã đông có thể kết hợp với tinh trùng để tạo thành phôi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

2.7 Trữ lạnh phôi nang

Năm 1983, y khoa thế giới đạt được bước ngoặt lớn về hỗ trợ sinh sản với phương pháp trữ lạnh phôi nang báo cáo tại Úc. Từ đó, đông lạnh phôi trở thành kỹ thuật thiết yếu trong thụ tinh ống nghiệm.

Kỹ thuật trữ lạnh phôi nang thực hiện bằng cách cho phôi tiếp xúc với các môi trường bảo vệ với nồng độ tăng dần. 2 giờ trước khi cho phôi vào trong ni tơ lỏng, chúng sẽ được cho vào buồng hạ nhiệt với phương pháp đông lạnh chậm hoặc cho thẳng vào nitơ lỏng với kỹ thuật thủy tinh hóa.

Phôi trữ lạnh được bảo quản tốt và không ảnh hưởng đến chất lượng của phôi sau rã đông. Nếu trường hợp người bệnh thất bại trong chu kỳ IVF, có thể dùng phôi này để chuyển vào tử cung mà không phải thực hiện lại quá trình kích thích buồng trứng và chọc hút noãn.

Trữ lạnh phôi nang giúp hỗ trợ sinh sản tốt nhất

Trữ lạnh phôi nang giúp hỗ trợ sinh sản tốt nhất

2.8 Trữ lạnh mô

Đây là một trong những phương pháp nâng cao tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm. Trữ lạnh mô tinh hoàn là kỹ thuật sinh thiết và lưu trữ mô tinh hoàn trong môi trường đông lạnh. Theo đó, những đối tượng có thể áp dụng phương pháp này là người vô tinh, không tìm thấy tinh trùng trong tinh hoàn hoặc những bệnh nhi đang điều trị bệnh lý như ung thư, thận… khi chưa đến tuổi dậy thì.

Với kỹ thuật trữ lạnh mô, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết tinh hoàn để tìm mô tinh hoàn, tinh trùng được chọn có chứa tinh trùng được bảo quản lạnh. Một ngày trước khi cần sử dụng, mô tinh hoàn sẽ được rã đông trong vòng 1 ngày và nuôi cấy tiếp trong 24 giờ. Tiếp theo, các nhân viên phôi học sẽ phân lập tinh trùng từ mô tinh hoàn rã đông và bơm tinh trùng vào bào tương noãn nhằm tạo phôi.

Những bệnh nhân ung thư muốn bảo tồn chức năng sinh sản mà không đủ thời gian để kích thích buồng trứng và thu nhận tinh hoàn trước khi điều trị thì trữ lạnh mô buồng trứng được xem là lựa chọn tốt nhất. Kỹ thuật này còn thích hợp cho những phụ nữ lớn tuổi, mãn kinh sớm hoặc những bé gái chưa đến tuổi dậy thì nhưng không may mắc các bệnh lý đe dọa chức năng buồng trứng.

3. Chữa vô sinh bằng thụ tinh trong ống nghiệm hết nhiều tiền không

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thực hiện qua nhiều bước với các xét nghiệm, siêu âm cùng các thủ thuật khác nhau. Do đó, chi phí để thực hiện khá cao từ 60 đến hơn 100 triệu đồng so với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Tuy nhiên, tỷ lệ thành thụ tinh trong ống nghiệm lại rất cao tới 50%.

Để tiết kiệm chi phí, có thể thành công ngay từ lần đầu thực hiện IVF, người bệnh nên tìm đến cơ sở bệnh viện chuyên khoa uy tín, phác đồ điều trị tiên tiến, tăng kết quả mang thai ngay từ lần đầu và với chi phí tối ưu nhất.

Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm khoảng từ 60-100 triệu đồng

Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm khoảng từ 60-100 triệu đồng

Như vậy tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm rất cao, có nhiều kỹ thuật điều trị tiên tiến, giúp cặp vợ chồng thụ thai nhanh chóng, chính xác và đem đến hy vọng cho các gia đình.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí