Hỏi đáp chuyên gia: Vô sinh ở nữ có chữa được không?
Vô sinh ở nữ là căn bệnh gây nên nhiều nỗi muộn phiền cho chị em phụ nữ, ảnh hưởng đến hạnh phúc của rất nhiều gia đình. Vì lẽ đó, nhiều chị em lo lắng vô sinh ở nữ có chữa được không? Giải đáp của chuyên gia sản khoa hàng đầu sẽ gỡ rối cho chị em.
1. Bệnh vô sinh ở nữ
Vô sinh nữ là bệnh lý sản khoa khiến chị em mất đi khả năng sinh sản và đánh mất đi thiên chức làm mẹ. Xu hướng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới ngày càng gia tăng và trẻ hóa gây ra lo lắng cho chị em trong độ tuổi sinh sản.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, trong đó nguyên nhân cơ bản thường xuất phát từ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh do nguyên nhân từ người vợ chiếm tới 40 %.
2. Vô sinh ở nữ có chữa được không?
Vô sinh ở nữ có thể chữa được, đó là khẳng định của các chuyên gia sản khoa. Theo đó, phụ nữ nhận biết sớm những dấu hiệu vô sinh, thăm khám và điều trị kịp thời trong thời gian sớm nhất thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn rất lớn.
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý cũng như nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp dành cho người bệnh. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị vô sinh nữ khác nhau được ứng dụng mang lại tỷ lệ thành công cao. Do đó, chị em không cần phải băn khoăn vô sinh nữ có chữa được không?
3. Các phương pháp điều trị hiệu quả vô sinh nữ
Nữ giới vô sinh chỉ cần một hoặc hơn một liệu pháp điều trị để cải thiện tình trạng hiếm muộn con cái. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ bao gồm:
3.1 Kích thích rụng trứng bằng thuốc sinh sản
Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp phụ nữ bị vô sinh do vấn đề rối loạn rụng trứng. Các bác sĩ sản khoa sẽ lựa chọn những loại thuốc điều chỉnh hoặc gây rụng trứng trong quá trình điều tri. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc sẽ có những lợi ích và rủi ro riêng tác động tới chị em.
Một số loại thuốc được kê đơn dùng điều trị các vấn đề về rụng trứng bao gồm: Gonadotropins (như là Gonal-F, Follistim, Humegon và Pregnyl), hoặc letrozole. Gonadotropins có thể kích hoạt rụng trứng khi Serophene và Clomid không hoạt động.
Những loại thuốc này có thể giúp chị em mang thai bằng cách giải phóng nhiều trứng trong buồng trứng hơn. Đối với chu kỳ kinh thông thường mỗi tháng, chỉ có một quả trứng được rụng. Sử dụng gonadotropin được áp dụng nhiều nhất cho trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không thể có thai. Metformin (Glucophage) là một loại thuốc khác có tác dụng giúp rụng trứng bình thường với trường hợp người bệnh gặp tình trạng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc kháng insulin.
2.2 Thụ tinh nhân tạo – Bơm tinh trùng vào tử cung IUI
Trong quá trình thụ tinh nhân tạo, tinh trùng đã lọc rửa, khỏe mạnh được bơm trực tiếp vào tử cung của người vợ trong khoảng thời gian rụng trứng để thụ tinh. Tùy thuộc vào lý do vô sinh, trong thời gian điều trị bằng kỹ thuật này, bác sĩ điều trị có thể chỉ định phối hợp với chu kỳ rụng trứng bình thường hoặc sử dụng kèm một số loại thuốc hỗ trợ sinh sản khác.
2.3 Phẫu thuật khắc phục chức năng sinh sản
Phụ nữ gặp phải một số vấn đề về tử cung như u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung… có thể chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Bác sĩ sử dụng một ống nội soi mảnh, có gắn đầu dò, đưa chúng đi qua vết cắt gần rốn để loại bỏ tình trạng lạc nội mạc tử cung, mô sẹo, mở ống bị chặn hoặc loại bỏ u nang buồng trứng- đây là những túi chứa đầy chất lỏng được hình thành trong buồng trứng.
2.4 Thụ tinh trong môi trường ống nghiệm- IVF
Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đặt phôi trưởng thành đã được thụ tinh và nuôi cấy trong môi trường ống nghiệm vào buồng tử cung của người vợ. Để thực hiện phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ cho dùng gonadotropin kích thích nhiều trứng cùng phát triển. Khi trứng trưởng thành, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để thu thập trứng.
Cùng thời điểm trên, tinh trùng của người chồng được lấy, rửa sạch và cho kết hợp với trứng trong đĩa cấy. Vài ngày sau, phôi được tạo thành sẽ được đưa vào tử cung của người vợ bằng thiết bị gọi là ống thụ tinh trong tử cung. Số phôi dư thừa được sử dụng phương pháp đông lạnh để lưu trữ lại và sử dụng cho lần sau.
Ngoài ra, hai phương pháp GIFT và ZIFT cũng được áp dụng để giải quyết lo lắng vô sinh nữ chữa được không của chị em. Hai phương pháp này cũng giống kỹ thuật IVF, đều thực hiện bằng cách lấy trứng và cho thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm, sau đó mới đưa trở lại vào tử cung.
Đối với phương pháp ZIFT, bác sĩ đặt trứng đã được thụ tinh ở giai đoạn hợp tử vào ống dẫn trứng trong vòng 24 giờ. Còn phương pháp GIFT, trước khi cho vào tử cung, trứng và tinh trùng được trộn với nhau.
2.5 Tiêm tinh trùng vào buồng trứng ICSI
Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp tinh trùng vào đĩa cấy, sau đó đặt chúng trở lại vào tử cung.
2.6 Hiến trứng
Đây là phương pháp giúp những người phụ nữ có tử cung bình thường nhưng buồng trứng hoạt động bị lỗi tăng khả năng mang thai. Nó liên quan đến việc loại bỏ trứng đã dùng thuốc sinh sản ở buồng trứng. Sau khi thụ tinh ống nghiệm, bác sĩ sẽ chuyển trứng đã thụ tinh vào buồng tử cung.
2.7 Chữa vô sinh bằng cách mang thai hộ
Với thắc mắc vô sinh ở nữ có chữa được không của nhiều chị em, các chuyên gia sản khoa đã tư vấn cho chị em phương pháp mang thai hộ. Những chị em có tử cung nhưng không hoạt động đúng chức năng hoặc những người mang thai có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thì có thể lựa chọn phương pháp IVF, sau đó đặt phôi trưởng thành vào tử cung của người mang thai hộ.
3. Một số biến chứng khi chữa vô sinh nữ
Điều trị vô sinh bằng các phương pháp y khoa hiện đại, nữ giới cũng phải đối mặt với những nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:
3.1 Mang đa thai
Đây là biến chứng phổ biến nhất mà chị em phụ nữ thường gặp phải, điều trị vô sinh có thể gây đa thai, sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn. Thông thường, mang thai số lượng càng nhiều thì nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm càng cao. Ngoài ra, còn phải đối mặt với những vấn đề khác trong thai kỳ như tiểu đường.
3.2 Hội chứng buồng trứng quá kích
Việc sử dụng thuốc sinh sản để gây rụng trứng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Đặc biệt công nghệ hỗ trợ sinh sản ART có thể khiến buồng trứng sưng và đau. Các triệu chứng có thể bao gồm: Đầy hơi, buồn nôn, đau bụng nhẹ, có thể kéo dài trong khoảng một tuần hơn lâu hơn. Hiếm khi những vẫn có thể xảy ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát và khó thở cần phải điều trị.
3.3 Nhiễm trùng hoặc chảy máu tử cung
Tương tự các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn, mặc dù có rất ít nguy cơ gây chảy máu hay nhiễm trùng nhưng vẫn có khả năng xảy ra tình trạng này khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản tại vị trí tử cung.
Vô sinh ở nữ có chữa được không đã có lời giải đáp từ chuyên gia. Chị em đừng lo lắng nếu đang gặp phải những dấu hiệu vô sinh hiếm muộn, đi khám kịp thời và điều trị sớm, chị em hoàn toàn có thể giành lại thiên chức làm mẹ của mình.
Vô sinh ở nữ có chữa được không
Nhanh tay đăng ký!!!