Xin trứng để thụ tinh nhân tạo- Cơ hội có con của những gia đình
Với những người phụ nữ bị suy giảm buồng trứng thì xin trứng để thụ tinh nhân tạo là một trong những kỹ thuật trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm giúp họ hiện thực hóa giấc mơ trở thành mẹ. Dưới đây thông tin về nguyên nhân gây suy giảm buồng trứng, quy trình thực hiện cụ thể, bạn theo dõi nhé.
1.Nguyên nhân gây suy giảm buồng trứng
Suy giảm buồng trứng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng hiếm muộn ở nữ giới. Vậy, nguyên nhân gây suy giảm buồng trứng là gì?
1.1 Lớn tuổi
Sau tuổi 35, chất lượng trứng của phụ nữ sẽ dần bị suy giảm và càng lớn tuổi hơn thì vấn đề này càng trở trầm trọng, đến tuổi 45 thì phụ nữ gần như cạn kiệt trứng.
1.2 Suy buồng trứng sớm
Không chỉ phụ nữ tuổi cao mới gặp tình trạng suy giảm buồng trứng mà ngay cả những người trẻ tuổi thì vấn đề này vẫn xảy ra. Nguyên nhân suy buồng trứng sớm là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, nhiễm một loại virus nào đó, do điều trị bệnh hay giảm cân quá mức…
1.3 Phẫu thuật phần phụ
Sau phẫu thuật cắt vòi trứng hoặc phẫu thuật trên buồng trứng: bóc u buồng trứng, cắt buồng trứng,… cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm buồng trứng.
1.4 Rối loạn nội tiết
Khi bị suy giảm buồng trứng bạn hãy nghĩ đến nguyên nhân rối loạn nội tiết tố. Rối loạn nội tiết tố khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thụ thai.
1.5 Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì: Lối sống không lành mạnh: thức khuya, thuốc lá, rượu bia, stress,…; Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai; Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, tia… cũng làm phụ nữ giảm ham muốn tình dục.
2.Các xét nghiệm chẩn đoán suy giảm buồng trứng
Nhằm xác định phụ nữ bị suy giảm buồng trứng do nguyên nhân nào để đưa ra được chẩn đoán có áp dụng kỹ thuật xin trứng để thụ tinh nhân tạo hay không thì các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau đây:
2.1 Xét nghiệm nồng độ hormone FSH
Trong não, FSH là một hormone được giải phóng ra từ thùy trước tuyến yên. Ở phụ nữ hormone FSH chính là một phần của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có tác dụng kích thích noãn bào phát triển.
Với những phụ nữ dưới 40 tuổi chẩn đoán là suy buồng trứng sớm khi có nồng độ FSH ở ngày thứ 3 của chu kỳ kinh tăng từ 30 – 40 IU/L. Lý do vì sao nồng độ hormone cao lại là biểu hiện của suy buồng trứng?
Ở phụ nữ bình thường, vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt, định lượng FSH sẽ dao động trong khoảng 4,7 – 21,5 IU/L. Nồng độ FSH sẽ bắt đầu có xu hướng tăng khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Nguyên nhân là do giai đoạn này, buồng trứng của người phụ nữ giảm đáp ứng với các nội tiết tố hướng sinh dục LH và FSH. Sau đó, nồng độ FSH sẽ luôn tăng cao từ 30 IU/L trở lên khi phụ nữ bước sang thời kỳ tiền mãn kinh.
Nồng độ hormone này tăng cao khi buồng trứng giảm đáp ứng với FSH. Bình thường phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, tức là sau 40 tuổi mới gặp tình trạng này. Còn khi nồng độ FSH tăng cao trên 30 – 40 IU/L với những phụ nữ dưới 40 tuổi thì chắc chắn nguyên nhân là do bị suy buồng trứng sớm.
2.2 Xét nghiệm Estradiol
Estradiol được sản xuất bởi buồng trứng, vú và tuyến thượng thận là một dạng của hormone estrogen. Trong chu kỳ kinh nguyệt, nang noãn chưa trưởng thành sẽ được FSH kích thích. Khi nang noãn bắt đầu phát triển, để tăng cường giải phóng hormone GnRH và LH, thúc đẩy sự rụng trứng, noãn bào sẽ giải phóng ra estradiol, từ đó tác động lên vùng dưới đồi và tuyến yên.
Khi buồng trứng không đáp ứng với kích thích của FSH ở người phụ nữ bị suy buồng trứng sớm thì nang noãn sẽ không phát triển và không giải phóng ra estradiol. Chính vì vậy nồng độ hormone estradiol trong máu thấp hơn bình thường ở bệnh nhân suy buồng trứng sớm
2.3. Xét nghiệm kiểm tra nhiễm sắc thể đồ
Ngoài xét nghiệm FSH và Estradiol, để chẩn đoán nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm kiểm tra nhiễm sắc thể. Bởi vì tùy từng người phụ nữ, có chỉ bị suy giảm buồng trứng do một nhiễm sắc thể X bị khiếm khuyết, có người lại bị 2, 3 nhiễm sắc thể khiếm khuyết.
3.Tiêu chuẩn người cho trứng
Khi bị suy giảm buồng trứng sớm, chất lượng trứng của người phụ nữ không đảm bảo đủ hoặc tốt để tiến hành thụ tinh nhân tạo. Do đó, người bệnh cần phải tìm được người cho trứng và xin trứng. Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện để cho trứng, những người cho trứng là:
– Những người trong độ tuổi từ 18- 35 tuổi, không mắc các bệnh như HIV, viêm gan siêu vi B hay giang mai.
– Người cho trứng không có quan hệ huyết thống với người chồng của người nhận trứng
– Không cho con bú
– Dự trữ buồng trứng tốt, được đánh giá qua xét nghiệm máu hay siêu âm
– Đã từng quan hệ tình dục vì quá trình thực hiện chọc hút trứng, phục vụ thụ tinh nhân tạo đều phải thực hiện qua ngã âm đạo
4.Quy trình thực hiện
Sau khi xin trứng để thụ tinh nhân tạo từ người cho trứng, cơ sở y tế đang điều trị cho bạn sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm để đánh giá xem trứng của người cho có đủ điều kiện hay không. Các xét nghiệm thực hiện đó là:
– Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh truyền nhiễm gồm HIV, giang mai, viêm gan siêu vi B
– Đánh giá dự trữ buồng trứng: Dựa vào tuổi người cho trứng, những người càng trẻ thì chất lượng và số lượng trứng sẽ tốt hơn những người lớn tuổi, thực hiện siêu âm đếm số nang noãn trên buồng trứng vào những ngày đầu của chu kỳ kinh. Bên cạnh đó còn thực hiện xét nghiệm máu AMH (có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh nguyệt).
– Xét nghiệm tiền mê: Bác sĩ sẽ gây mê người cho trứng trong khoảng 5 phút, sau đó chọc hút lấy trứng. Để đảm bảo đủ sức khỏe để trải qua quá trình gây mê trước khi thực hiện thủ thuật, người cho trứng sẽ được xét nghiệm và khám tổng quát.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm kể trên và kết quả người cho đủ điều kiện thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện quy trình thụ chọc hút lấy trứng. Theo đó, người hiến trứng sẽ được dùng thuốc kích thích buồng trứng cho đến khi trứng trưởng thành.
Trong ngày chọc hút trứng của người cho, bác sĩ cũng sẽ lấy tinh trùng ở người chồng của người nhận để tạo thành phôi. Sau khi thụ tinh và tạo phôi thành công bác sĩ sẽ chuyển chúng này sẽ được chuyển vào tử cung người nhận.
5.Các quan điểm sai lầm hiện nay
Xung quanh vấn đề xin trứng để thụ tinh nhân tạo có rất nhiều quan điểm sai lầm hiện nay mà nhiều người vẫn truyền tai nhau.
Nhiều người khi được xin trứng vẫn băn khoăn không biết nên cho hay không bởi họ lo lắng sau khi cho sẽ không còn trứng. Đây là quan niệm sai lầm bởi các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa chỉ ra rằng việc cho trứng không làm hết trứng ở người cho. Bởi vì một người phụ nữ bình thường sẽ có khoảng 2 triệu nang trứng từ lúc sinh ra cho đến khi dậy thì.
Ở giai đoạn này, quá trình hành kinh bắt đầu, buồng trứng của người phụ nữ còn khoảng 300.000 đến 400.000 trứng có thể sử dụng. Với mỗi chu kỳ kinh nguyệt, có khoảng 50 – 100 nang trứng hoạt động tuy nhiên, chỉ có thể chọn lọc được 1 trứng khỏe mạnh để bước vào quá trình thụ tinh, các trứng còn lại sẽ bị thoái hóa.
Trong trường hợp không thụ thai thì chu trình trên sẽ tiếp tục được lặp lại cho đến khi trứng rụng hết và người phụ nữ sẽ bước sang giai đoạn mãn kinh.
Khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, để có thể chiêu mộ được nhiều trứng cùng phát triển, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nội tiết kích thích trứng thay vì bị thoái hoá của chu kỳ đó (nếu không sử dụng thì những nang trứng này cũng bị mất đi). Kỹ thuật này hoàn toàn không ảnh hưởng đến những nang trứng của các chu kỳ sau. Vì thế xin trứng để thụ tinh ống nghiệm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của người cho trứng.
Xin trứng để thụ tinh nhân tạo mở ra cơ hội có con của nhiều gia đình hiếm muộn. Vì thế, nếu bạn đang gặp phải tình trạng suy giảm buồng trứng thì hãy lựa chọn phương pháp này tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chắc chắn giấc mơ có con của bạn sẽ thành hiện thực đó.