để nhận cuộc gọi từ
BV Hồng Hà
1900.633.988
Ngày đăng: 29/01/2021 - Ngày sửa: 02/03/2021
Tư vấn y khoa: BS Hạnh » | Tác giả: Hoàng Sơn »Danh Mục
Một nghiên cứu đến từ giáo sư Goldstein tại Mỹ cho rằng đạp xe nhiều sẽ khiến các mạch máu ở vùng háng, bụng dưới bị tắc và ngăn cản lượng máu dẫn đến dương vật. Từ đó nam giới sẽ dễ có nguy cơ bị liệt dương.
Mặt khác, vùng kín của nữ giới cũng phải chịu ảnh hưởng nhất định do cọ xát nhiều với yên xe. Những tác động này có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai ở nữ giới.
Đạp xe nhiều chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan sinh dục, thậm chí gây vô sinh do đây là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với yên xe.
Theo nhiều nghiên cứu, đạp xe với tần suất cao sẽ gây tăng mức protein PSA của tuyến tiền liệt. Đây là một dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng do áp lực từ yên xe sẽ gây co bóp hoặc làm tổn thương vùng này.
Khi đạp xe thì hai đùi, háng và bộ phận sinh dục luôn trong tư thế khép lại. Các chuyển động của chân sẽ tác động vào khu vực này của nam giới và đẩy hai tinh hoàn vào thế bị cọ xát liên tục.
Dẫn đến tình trạng thông khí kém, nhiệt độ vùng da bìu tăng khiến tinh trùng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Từ đó, có thể tăng nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn ở nam giới
Đạp xe đường dài gây áp lực lớn vùng đáy chậu (nằm giữa tinh hoàn và trực tràng). Tình trạng này có thể tác động đến lưu lượng máu ở tinh hoàn và tác động tiêu cực đến việc sản xuất tinh trùng.
Với những rủi ro trên, ắt hẳn cánh mày râu sẽ có tâm lý e ngại với môn thể thao này. Nhưng không nên lo lắng quá, bởi vì có rất hiếm trường hợp vô sinh do đạp xe quá nhiều. Tình trạng này chỉ gặp phải ở một số vận động viên đua xe chuyên nghiệp và thi đấu trong nhiều năm.
📌📌📌 Bạn nên đọc: Tìm hiểu một số nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
Khi nữ giới đạp xe, cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất là vùng xương chậu. Cơ quan này bao gồm cả bộ phận sinh dục và hậu môn.
Trong quá trình đạp xe, vùng này sẽ tiếp xúc trực tiếp và liên tục cọ xát vào yên xe. Điều này sẽ làm giảm nhạy cảm của “điểm G” đối với nữ giới, lâu dần sẽ dẫn đến mất hứng thú trong chuyện chăn gối.
Những tác động tiêu cực của việc đạp xe lên chức năng sinh sản đều do thực hiện bộ môn này không đúng cách. Do đó, bạn cần tạo lập thói quen đạp xe đúng kỹ thuật để tăng hiệu quả đối với sức khỏe.
Bạn nên ăn nhẹ trước mỗi buổi đạp xe để nạp năng lượng và tránh bị đói trong quá trình hoạt động.
Một số thực phẩm được khuyến khích ăn như: nước trái cây, bánh mì, sữa tươi,…Bạn không nên ăn quá no để tránh dẫn đến tình trạng đau tức bụng, khó thở,…
Ngoài ra, để tránh những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra, bạn cần khởi động trước khi đạp xe. Một số động tác dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao như: khởi động các khớp cổ tay, chân hay đi bộ tại chỗ,…
Khi đạp xe, bạn nên ưu tiên mặc những trang phục co giãn, thấm hút mồ hôi tốt. Như vậy sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái nhất trong quá trình vận động.
Dựa vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc xe phù hợp. Nếu bạn chỉ đơn giản muốn sở hữu một chiếc xe để đi học, đi chơi hoặc thể dục nhẹ nhàng thì xe đạp thông thường là một lựa chọn thích hợp.
Ngược lại, nếu bạn là một vận động ở môn đạp xe thì loại xe đạp đua sẽ phù hợp hơn. Quan trọng nhất là chọn được loại xe phù hợp với cơ thể.
Ngoại trừ những vận động viên đạp xe thì bạn chỉ nên duy trì hoạt động này ở mức độ vừa phải. Điều này sẽ giúp rèn luyện sức khỏe một cách hợp lý, mặt khác không gây ảnh hưởng đến cơ xương khớp, sức khỏe sinh sản…
Theo các chuyên gia, một người có sức khỏe bình thường nên dành 30 phút đạp xe mỗi người và duy trì 3 – 5 lần/ tuần.
Trong quá trình đạp xe nên cố gắng bổ sung đủ nước để tránh mất nước. Bạn có thể uống nước lọc hoặc nước điện giải để tiếp thêm năng lượng.
Tóm lại, việc đạp xe nhiều bị vô sinh không phải là không có căn cứ khoa học. Do đó, đạp xe đúng cách là biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của môn thể thao này đến chức năng sinh sản. Mong rằng với thông tin trên đã giúp bạn trang bị kiến thức về lợi ích và lưu ý khi đạp xe.
Nhập thông tin của bạn
×