Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Viêm gan B có thụ tinh nhân tạo được không? Cần lưu ý những gì

Thụ tinh nhân tạo là giải pháp tuyệt vời cho những cặp đôi hiếm muộn. Thế nhưng viêm gan B có thụ tinh nhân tạo được không? Cặp vợ chồng bị viêm gan B muốn có con bằng phương pháp IUI cần chuẩn bị những gì? Con sinh ra theo phương pháp này có phát triển bình thường được không?

1. Mắc bệnh viêm gan B có thụ tinh nhân tạo được không

Người bệnh mắc viêm gan B vẫn có cơ hội được làm cha, làm mẹ thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, họ phải đáp ứng điều kiện điều trị virus ở mức an toàn và virus này không phải thể hoạt động.

Điều này vừa đảm bảo sức khỏe cho thai phụ lẫn thai nhi trong suốt quá trình mang thai đến sinh con. Đặc biệt với nam giới bị viêm gan B và thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI, tinh trùng sau khi được lọc rửa sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh của thai nhi xuống thấp. Tinh trùng được chọn đều rất khỏe mạnh nên chất lượng phôi thai vẫn được đảm bảo.

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung để thụ thai. Bác sĩ thực hiện rửa và lọc tinh trùng. Chỉ những tinh trùng khỏe nhất mới được chọn. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ mở âm đạo của người phụ nữ bằng mỏ vịt và đặt catheter (ống thông mềm) dẫn vào tử cung. Tinh trùng được bơm vào ống này để đi vào tử cung.

Người bị viêm gan B có thể thực hiện thụ tinh IUI không

Người bị viêm gan B có thể thực hiện thụ tinh IUI không

2. Những điều cần chuẩn bị trước khi làm IUI cho người viêm gan B

2.1 Thực hiện xét nghiệm độ hoạt động của virus viêm gan B

Không phải bất cứ trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B nào cũng có thể thực hiện phương pháp IUI. Các cặp vợ chồng hoặc mẹ đơn thân muốn thụ tinh nhân tạo cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định có bị viêm gan B không và ở mức nào. Một vài xét nghiệm viêm gan B dưới đây sẽ được áp dụng:

– Xét nghiệm HBsAg: Xét nghiệm này xác định bạn có dương tính (mắc virus HBV) hay âm tính (không mắc virus HBV). Bên cạnh đó, xét nghiệm này còn cho biết nồng độ kháng nguyên ở mức nào.

– Xét nghiệm HbeAg: Kết quả HBeAg dương tính cho biết virus đang tăng nhanh, lây lan rộng. Ngược lại, kết quả âm tính thể hiện hai điều: (i) virus không hoạt động và có khả năng tự khỏi nhanh và (ii) virus bị đột biến.

– Xét nghiệm Anti-HBs: Xét nghiệm cho biết cơ thể của người bệnh có khả năng miễn dịch với virus viêm gan B không. Anti-HBs là kháng thể có được sau quá trình tiêm virus viêm gan B. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, cơ thể bạn đã có kháng thể chống virus viêm gan B. Chỉ số kháng thể tối ưu > 1000 UI/ml.

– Xét nghiệm Anti-Hbe: Tương tự Anti-HBs, An-ti Hbe cũng như một dạng kháng thể với virus gây bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, loại kháng thể này chỉ có tác dụng một phần.

Xét nghiệm Anti-HBc: Xét nghiệm này cho biết tình trạng viêm gan B hiện tại của bệnh nhân đang ở mức cấp tính hay mãn tính. Ngoài ra, xét nghiệm này còn cho biết bệnh nhân từng bị mắc viêm gan B hay chưa.

– Xét nghiệm Anti-HBc IgM: Xét nghiệm này áp dụng với người có quan hệ với bệnh nhân đã mắc virus viêm gan B hoặc nghi ngờ mắc.

2.2 Chuẩn bị tinh thần thư thái và không áp lực

Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn thường có tâm lý lo lắng, hồi hộp trước khi thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, bạn hãy suy nghĩ tích cực như phương pháp này hỗ trợ bạn đến gần hơn với ngày được gặp con yêu. Hành trình có con đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì, nỗ lực và cả niềm tin. Không phải ai cũng may mắn đậu thai từ lần thụ tinh đầu tiên. Có thể một vài lần không thành công sẽ dẫn đến rào cản tâm lý, khiến các cặp đôi suy sụp, buông xuôi. Tinh thần không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng của trứng và tinh trùng.

2.3 Thu xếp thời gian tái khám đúng lịch của bác sĩ

Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị để bạn sẵn sàng sức khỏe mới tiến hành thụ tinh nhân tạo. Sau quá trình thụ tinh, virus viêm gan B nếu biến chứng sẽ ảnh hưởng tới cả sản phụ lẫn thai nhi. Với bệnh nhân viêm gan B, bác sĩ sẽ sắp xếp lịch khám định kỳ kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm nếu cần thiết. Để quá trình mang thai và sinh con diễn ra thuận lợi, bạn cần tuân thủ đúng lịch khám này.

2.4 Điều chỉnh nếp sống lành mạnh khoa học

Lối sống lành mạnh, khoa học giúp bệnh nhân viêm gan B cải thiện sức khỏe nhanh hơn. Đặc biệt, những cặp đôi nhiễm viêm gan B đang trong hành trình có con cần tuân thủ những điều sau:

– Tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác: Rượu bia, thuốc lá sẽ gây thương tổn cho gan của bạn. Hơn nữa, những chất này làm suy giảm chất lượng của tinh trùng ở nam giới.

– Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng: Người bệnh viêm gan B được khuyến khích theo thực đơn giảm calo, chất béo. Đồng thời, bạn nên chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất trong rau xanh và hoa quả.

– Duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng: Hoạt động nhẹ nhàng giúp bệnh nhân lưu thông khí huyết và tích cực hơn. Tuy nhiên, bạn lưu ý tránh tập các bài tập quá nặng sẽ gây áp lực lên gan.

Điều bạn cần làm nếu muốn thụ tinh nhân tạo khi bị viêm gan B

Điều bạn cần làm nếu muốn thụ tinh nhân tạo khi bị viêm gan B

3. Lưu ý giúp người mẹ mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo an toàn khi mắc viêm gan B

3.1 Thường xuyên thăm khám theo lịch của bác sĩ

Chỉ có bác sĩ mới hiểu rõ nhất tình trạng của bạn và đưa ra những lời khuyên tốt nhất. Nếu quá trình thụ tinh đã thành công, thai phụ nhiễm viêm gan B cần chú ý khám thai định kỳ và thường xuyên. Nguy cơ lây virus từ mẹ sang con tuy thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi đi khám, bác sĩ sẽ đánh giá được nồng độ virus cũng như chức năng gan của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ nhận được tư vấn kỹ càng và chuyên môn để phòng ngừa lây bệnh sang con yêu.

3.2 Bổ sung nhiều thực phẩm tươi, mới vào bữa ăn hàng ngày

Thực phần ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị viêm gan B cũng như chuẩn bị cho thụ tinh nhân tạo. Một vài gợi ý về thực phẩm nên ăn và nên tránh dưới đây sẽ hữu ích với bạn.

Thực phẩm nên ăn với thai phụ thụ tinh nhân tạo mắc viêm gan B:

– Thực phẩm chứa nhiều protein: cá, trứng, sữa,…

– Thực phẩm cung cấp vitamin: hoa quả, sữa chua, cà chua, cải bắp, bầu bí,…

– Thực phẩm cung cấp carb: gạo, bột mì, các loại đậu,…

Thực phẩm nên tránh với thai phụ thụ tinh nhân tạo mắc viêm gan B:

– Thực phẩm nhiều dầu mỡ: món chiên, xào, quay, rán,..

– Thực phẩm nhiều đạm, nóng: thịt dê, lòng đỏ trứng, gan,,,

– Thực phẩm nhiều đường, cay, mặn khiến gan không chuyển hóa được

– Thực phẩm nhiều chất béo gây tích mỡ ở gan: lạc, dừa, hướng dương

– Thực phẩm nhiều độc tố: măng, sắn, khoai mì,…

– Thực phẩm sống và các phụ gia.

Những thực phẩm cần né tránh khi muốn làm thụ tinh nhân tạo

Những thực phẩm cần né tránh khi muốn làm thụ tinh nhân tạo

3.3 Làm xét nghiệm viêm gan B cho trẻ sau sinh

Tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con khá thấp (dưới 2%). Tuy nhiên, khả năng lây cao nhất nằm ở quá trình chuyển dạ và sinh con. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, vắc xin và huyết thanh kháng viêm gan B được tiêm cho trẻ 12h sau sinh (không quá 24h).

Thông thường, trẻ có rất ít dấu hiệu phát bệnh nếu nhiễm viêm gan B. Nếu nghi ngờ, bố mẹ nên đưa trẻ đi xét nghiệm. Để xác định trẻ có bị nhiễm hay không, bác sĩ thường sẽ thực hiện xét nghiệm HbsAg, HbeAg và Xét nghiệm men gan (ALT, AST). Chỉ số men gan trung bình dao động từ 20 đến 40 UI/L. Nếu chỉ số này báo gấp 2-3 lần, gan của bé có khả năng bị tổn thương.

Câu trả lời viêm gan B có thụ tinh nhân tạo được không chắc chắn là có. Tuy nhiên những cặp đôi hiếm muộn và bà mẹ đơn thân cần xác định rằng hành trình tìm con sẽ không dễ dàng. Đặc biệt, với những người bị viêm gan B, quá trình thụ tinh nhân tạo đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị và nỗ lực. Mong rằng những gợi ý phía trên sẽ giúp bạn và gia đình sớm đón những thiên thần nhỏ xinh xắn, khỏe mạnh chào đời.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí