Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Có nên làm thụ tinh ống nghiệm- Hỏi đáp cùng chuyên gia

Có nhiều phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn được ứng dụng để trong điều trị hiếm con cho các cặp vợ chồng. Trong đó, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được các bác sĩ sản khoa áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến băn khoăn có nên làm thụ tinh ống nghiệm không?

1. Có nên làm thụ tinh ống nghiệm

Nên làm thụ tinh ống nghiệm, khẳng định đến từ các chuyên gia sản khoa. Đây là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại cho tỷ lệ thành công cao lên đến 60%. Đặc biệt thụ tinh nhân tạo là giải pháp cuối cùng khi các cặp vợ chồng đã điều trị vô sinh hiếm muộn bằng phương pháp khác nhưng thất bại.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được thực hiện bằng cách thu thập tinh trùng của người chồng, lọc rửa và lựa chọn tinh trùng khỏe mạnh, đem kết hợp với trứng trong môi trường ống nghiệm để tạo phôi. Sau vài ngày, phôi trưởng thành được đưa trở lại vào trong buồng tử cung của người vợ, bắt đầu chu kỳ mang thai như thông thường.

Sau khoảng thời gian 14 ngày chuyển phôi, người vợ có thể kiểm tra kết quả mang thai bằng que thử hoặc chính xác hơn nên đến bệnh viện để thực hiện siêu âm, xét nghiệm nồng độ beta hCG. Nếu kết quả có thai, chị em cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc thai kỳ và lịch khám định kỳ.

Với trường hợp không thành công, bác sĩ sẽ tư vấn cho cặp vợ chồng tiếp tục giao hợp tự nhiên, sau 2-3 tháng quay lại bệnh viện để thực hiện thụ thai IVF chu kỳ tiếp theo mà không phải làm lại các bước trước đó.

Nên làm thụ tinh ống nghiệm với một số trường hợp không thể có con tự nhiên

Nên làm thụ tinh ống nghiệm với một số trường hợp không thể có con tự nhiên

2. Khi nào nên làm thụ tinh ống nghiệm IVF

Có nên làm thụ tinh ống nghiệm không đã được giải đáp. Nếu hiếm muộn, cặp vợ chồng trong những trường hợp sau đây nên thụ tinh ống nghiệm:

2.1 Tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng

Khi gặp tình trạng này trứng khó thụ thụ tinh hoặc phôi không thể di chuyển đến tử cung để gặp trứng.

2.2 Rối loạn rụng trứng

Trứng không rụng thường xuyên hoặc không xảy ra rụng trứng có thể dẫn đến giảm khả năng thụ tinh.

2.3 Phụ nữ gặp tình trạng lạc nội mạc tử cung

Các mô tử cung làm tổ và phát triển ở bên ngoài tử cung không phải vị trí thông thường, ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung

2.4 Phụ nữ có khối u xơ tử cung lành tính

Những phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi có khối u lành tính sẽ cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh. Do đó, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, đưa trực tiếp phôi thai trưởng thành vào tử cung, bỏ qua công đoạn giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn.

2.5 Nam giới/nữ giới đã thực hiện triệt sản

Nam giới hoặc nữ giới đã cắt hoặc thắt ống dẫn trứng/ống dẫn tinh nhưng muốn có con, IVF trở thành giải pháp thay thế hiệu quả giúp cặp vợ chồng có thai thành công.

2.6 Nam giới suy giảm số lượng và chức năng của tinh trùng

Nồng độ tinh trùng không đảm bảo ở mức trung bình, tinh trùng kém di động hoặc bất thường về hình dạng, kích thước có thể khiến tinh trùng khó có thể thụ tinh với trứng. Nếu phát hiện những biểu hiện này, nam giới cần thăm khám và điều trị kịp thời.

2.7 Cặp vợ chồng gặp tình trạng vô sinh nhưng không rõ nguyên nhân

Mặc dù đã thực hiện các xét nghiệm nhưng bác sĩ vẫn không tìm ra nguyên nhân gây vô sinh ở cặp vợ chồng.

2.8 Bệnh lý di truyền

Cặp vợ chồng cùng mang đột biến gen thể ẩn (dị hợp) như Thalassemia, con sinh ra có nguy cơ bị bệnh nặng hoặc thừa hưởng di truyền gen lặn từ cả cha hoặc mẹ. Bác sĩ có thể chỉ định làm thụ tinh nhân tạo để sàng lọc các bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính… Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh di truyền, kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm chọn phôi khỏe mạnh sẽ là giải pháp ưu việt nhất, mặc dù không phải bệnh nào cũng có thể sàng lọc.

2.9 Bảo tồn khả năng sinh sản

Những bệnh nhân ung thư hay mắc các bệnh khác trước khi điều trị bằng hóa trị, xạ trị, chọn phương pháp IVF có thể bảo tồn được chức năng sinh sản. Trứng chưa thụ tinh hoặc đã được thụ tinh có thể cấp đông để dành cho lần thụ thai sau này.

IVF được thực hiện cho những cặp vợ chồng muốn bảo tồn chức năng sinh sản

IVF được thực hiện cho những cặp vợ chồng muốn bảo tồn chức năng sinh sản

3. Thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé không

Thụ tinh trong ống nghiệm không làm ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của em bé sau này. Chưa có bằng chứng hoặc nghiên cứu nào cho thấy, em bé sinh ra bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm sẽ gặp những vấn đề bất thường về sức khỏe. Cuộc sống của những đứa trẻ này hoàn toàn bình thường tương tự như tất cả những đứa trẻ sinh ra bằng cách thụ thai tự nhiên.

4. Các xét nghiệm thực hiện trước khi làm thụ tinh ống nghiệm

Cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn cần thực hiện các xét nghiệm trước khi thụ tinh ống nghiệm sau đây:

4.1 Các xét nghiệm thực hiện ở người vợ

– Xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm này nhằm định lượng nồng độ nội tiết sinh dục như progesteron, estrogen; nội tiết hướng sinh dục như chỉ số FSH, LH; đánh giá tình trạng hoạt động của trục hạ đồi- tuyến yên- buồng trứng cũng như khả năng dự trữ buồng trứng của người vợ (AMH, LH, FSH).

– Xét nghiệm một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục

Bác sĩ lấy máu, xét nghiệm xác định có hay không các bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, viêm gan B, HIV,lấy dịch âm đạo xét nghiệm Chlamydia…

– Siêu âm đếm nang noãn

Siêu âm để đếm số lượng nang noãn cơ bản trên 2 buồng trứng, thực hiện vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh.

– Siêu âm phát hiện bất thường về phụ khoa: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng dạng đa nang, và các bất thường bẩm sinh của đường sinh dục nữ…

4.3 Xét nghiệm thực hiện ở người chồng

– Xét nghiệm tinh dịch đồ chẩn đoán tình trạng tinh trùng

Đây là xét nghiệm quan trọng, cần thiết nhất mà nam cần phải thực hiện. Thông qua xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định được tình trạng tinh trùng bất thường, tinh trùng yếu, tinh trùng ít hay không có tinh trùng.

– Một số xét nghiệm khác: Nam giới có thể phải thực hiện một số xét nghiệm xác định bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: HIV, viêm gan B, giang mai…

Trường hợp người chồng không có tinh trùng, cần tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu khác như siêu âm phần bìu, định lượng nội tiết sinh dục…

Người chồng cần thực hiện các xét nghiệm để phát hiện tình trạng vô sinh

Người chồng cần thực hiện các xét nghiệm để phát hiện tình trạng vô sinh

5. Dấu hiệu nhận biết thụ tinh ống nghiệm thành công

Chị em có thể căn cứ vào những dấu hiệu thụ tinh ống nghiệm thành công để xác định kết quả mang thai của mình. Cụ thể:

5.1 Bụng dưới có cảm giác nặng, đau nhói

Sau chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển và làm tổ ở tử cung. Trong quá trình di chuyển, phôi thai tiếp tục phân chia tế bào. Một số trường hợp, chị em sẽ gặp tình trạng bụng dưới nặng và đau âm ỉ nhẹ. Trong thời gian này, chị em nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang và qan hệ vợ chồng để phôi thai bám chắc vào tử cung.

5.2 Ngực căng tức

Nếu chuyển phôi thành công, chị em sẽ thấy căng tức hai bên ngực do thai nhi gia tăng kích thước phát triển. Để ý kỹ hơn, chị em có thể thấy kích thước hai bên ngực không đồng đều, bên trái to hơn bên phải hoặc ngược lại.

5.3 Tăng nhiệt độ cơ thể

Sau khi trứng đã làm tổ thành công, dấu hiệu cho thấy phụ nữ mang thai đó là thân nhiệt tăng lên. Nguyên nhân là do tỷ lệ trao đổi chất gia tăng trong cơ thể để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi cũng như sự thay đổi của hormone trong thai kỳ.

5.4 Cơ thể mệt mỏi hơn

Lúc này cơ thể chị em phải hoạt động mạnh mẽ để tăng cường trao đổi chất nhiều hơn lúc chưa mang thai, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi nên khó tránh khỏi tình trạng mệt mỏi.

5.5 Xuất huyết âm đạo hoặc ra huyết trắng

Chị em cũng sẽ gặp rắc rối với lượng hormone cao hơn mức bình thường vì âm đạo ẩm ướt, khó chịu trong những ngày đầu. Sau đó, ki phôi di chuyển và làm tổ trong tử cung, có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mắc, khiến xuất huyết ở âm đạo. Chị em sẽ thấy một vài giọt máu nhỏ màu nhạt xuất hiện trong 1-2 ngày đầu.

Xuất huyết âm đạo có thể là dấu hiệu thụ tinh ống nghiệm thành công

Xuất huyết âm đạo có thể là dấu hiệu thụ tinh ống nghiệm thành công

Trên đây là giải đáp của chuyên gia về băn khoăn có nên làm thụ tinh ống nghiệm không? Hãy để hành trình cuộc sống của gia đình trọn vẹn với tiếng cười trẻ thơ bằng cách lựa chọn phương pháp điều trị hiếm muộn hiệu quả này nhé.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí