Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai: Nguyên nhân và biểu hiện
Có đến hơn 50% phụ nữ mang thai mắc phải bệnh trĩ hoặc có thể còn được gọi với tên Lòi dom, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kì. Bệnh trĩ gây rất nhiều phiền toái và đau đớn cho mẹ bầu. Có được phẫu thuật trĩ khi mang thai hay bị trĩ mổ thường hay mổ đẻ là những câu hỏi mà nhiều mẹ bầu băn khoăn.
I. Vì sao mang thai lại dễ bị trĩ?
Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung đặt áp lực nên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Không gian dần trở nên hạn chế nên dòng máu vào và ra các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị di chuyển chậm và tụ lại. Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi.
Nội tiết tố mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như thường ngày, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng.
Một yếu tố khác là sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ. Để có thể cung cấp cho thai nhi lượng oxi dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng hơn 40% so với bình thường. Tất cả các chất lỏng này được thêm vào cơ thể, trong khi vẫn sẽ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ. Thông thường các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxi.
II. Mẹ phẫu thuật có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Việc phẫu thuật cắt búi trĩ hay điều trị trĩ khi đang có thai là điều hoàn toàn không nên làm. Bởi khi điều trị không những thuốc sử dụng mà những dụng cụ cắt bỏ trĩ cũng gây ảnh hưởng đến vùng chậu, sức khỏe của bạn và đương nhiên sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng một phần nhất định nào đấy.
Không chỉ vậy, việc phẫu thuật còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, khiến thai nhi bị ảnh hưởng , thậm chí có thể dẫn đến xảy thai.
Bởi vậy, các bạn sĩ chuyên khoa cũng đưa ra lời khuyên bạn không nên điều trị trĩ trong giai đoạn này mà nên sử dụng những biện pháp giảm đau và sinh hoạt lành mạnh để có thể sống chung có trĩ đến khi sinh và điều trị sau. Nếu có phải được sự chỉ định của các bác sĩ.
III. Bị trĩ đẻ thường được không?
Ở góc độ chuyên môn bệnh trĩ hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ của chị em. Vì thế mà bà bầu vẫn có thể lựa chọn cách sinh tự nhiên nhưng đồng thời cũng cần kết hợp với những phương pháp điều trị bệnh trĩ dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ để hạn chế bệnh phát triển.
Bà bầu bị trĩ có đẻ thường được không còn tùy thuộc vào một số điều kiện sau:
Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nặng: nếu có hiện tượng sa búi trĩ, chảy máu, chảy mủ thì tốt nhất đối với trường hợp này bạn nên sinh mổ. Khi bị sa trĩ phụ nữ đẻ thường phải dồn rất nhiều sức. Nó khiến cho những búi trĩ bị tụt hẳn ra ngoài. Khi đó bệnh càng nặng hơn gây nguy hiểm cho bà bầu.
Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ: bà bầu vẫn có thể sinh thường nhưng chắc chắn những búi trĩ thò thò ra ngoài, gây tổn thương nhiều hơn khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn.
IV. Một số cách làm giảm thiểu bệnh trĩ khi mang thai ?
Một số phương pháp chị em nên áp dụng để giảm khả năng phát triển bệnh trĩ khi mang thai:
Tránh táo bón: Đại tràng cứng và chuyển động khô khốc thì sẽ gây nhiều khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ.
Uống nhiều nước – ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng.
Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh: Nếu bạn cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
Ăn nhiều chất xơ và thức ăn thô, trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám…có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.
Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.
Đừng ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối/natri dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông.
Tập thể dục thường xuyên: Đơn giản là đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa.