Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Tăng khả năng thụ thai ống nghiệm: Những điều cần làm trước khi bắt đầu

Việc chuẩn bị trước khi làm IVF kỹ lưỡng đóng vai trò quan trọng, giúp tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công ngay từ lần đầu tiên. Vậy cần chuẩn bị gì trước khi thụ tinh ống nghiệm? Cùng lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia điều trị hiếm muộn và chia sẻ kinh nghiệm từ các cặp đôi hiếm muộn làm ivf thành công trong bài viết dưới đây! 

1. Tìm hiểu phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF là gì

Thụ tinh ống nghiệm hay làm IVF là công nghệ hỗ trợ sinh sản được chỉ định cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Các kỹ thuật viên cho trứng và tinh trùng thụ tinh trong môi trường phòng lab. Phôi thai sau khi hình sẽ sẽ được cấy vào tử cung người phụ nữ. Phôi làm tổ và tiếp tục phát triển thành thai nhi. Trải qua 9 tháng 10 ngày hình thành và phát triển, em bé được sinh ra như các trường hợp tự nhiên khác. 

IVF là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đặc biệt. Trứng và tinh trùng được gặp nhau trong môi trường phòng lab. Sau khi thu tinh trùng từ người chồng và tiến hành lọc rửa, các kỹ thuật viên sẽ cấy tinh trùng chung với trứng trong đĩa môi trường và ủ trong tủ. Chỉ sau vài giờ, tinh trùng đi xuyên vào trứng và diễn ra quá trình thụ tinh để tạo thành phôi. 

Thụ tinh nhân tạo (IVF) phù hợp với những cặp đôi vô sinh hiếm muộn xuất phát từ các nguyên nhân như: 

– Tắc cả 2 bên vòi trứng

– Lạc nội mạc tử cung

– Dùng trứng hiến tặng

– Hiếm muộn hoặc vô sinh không xác định được nguyên nhân

–  Làm thụ tinh nhân tạo nhiều lần không thành công

– Tinh trùng chất lượng kém, gặp vấn đề trong xuất tinh hoặc tinh dịch không có tinh trùng. 

Tuổi của người vợ có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ làm ivf thành công. Người vợ càng trẻ tuổi thì khả năng đậu thai nhờ thụ tinh ống nghiệm càng cao, số phôi tạo được càng nhiều. Cùng với chất lượng tinh trình tốt, khỏe mạnh, cơ hội chuyển phôi thành công ngay trong lần đầu tiên sẽ càng cao hơn. 

Công nghệ thụ tinh ống nghiệm điều trị vô sinh hiếm muộn

Công nghệ thụ tinh ống nghiệm điều trị vô sinh hiếm muộn

2. Cặp vợ chồng chuẩn bị gì trước khi thụ tinh ống nghiệm

Để hành trình tìm kiếm những thiên thần bé nhỏ trở nên thuận lợi, các cặp đôi cần chuẩn bị trước khi làm ivf thật kỹ lưỡng. Vậy cậy chuẩn bị gì trước khi làm ivf? Dưới đây là hành trang chuẩn bị làm ivf được chia sẻ từ những khách hàng đã thực hiện thụ tinh ống nghiệm thành công ngay từ lần đầu tiên mà các cặp đôi có thể tham khảo: 

2.1. Lựa chọn cơ sở làm IVF uy tín – Cần chuẩn bị gì trước khi thụ tinh ống nghiệm

Theo báo cáo số liệu gần đây, trên toàn Việt Nam có hơn 30 trung tâm hỗ trợ sinh sản. Mỗi cơ sở có chuyên môn, chất lượng dịch vụ, chi phí và tỷ lệ thành công khác nhau. Nguyên nhân xuất phát từ sự khác biệt về hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ, trình độ bác sĩ, phác đồ điều trị cũng như quy trình thực hiện. 

BVĐK Hồng Hà nổi tiếng là trung tâm khám và điều trị hiếm muộn có chất lượng TOP đầu Việt Nam. Sự uy tín của bệnh viện được thể hiện rõ nét qua hàng ngàn các ca điều trị vô sinh hiếm muộn thành công, trong đó có thụ tinh ivf

2.2. Phòng Lab với hệ thống lọc không khí chất lượng ISO 5

Một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến uy tín và sự thành công của mỗi ca điều trị chính là sự đầu tư chất lượng phòng Lab chuyên nghiệp. Tại BVĐK Hồng Hà, hệ thống phòng sạch đạt tiêu chuẩn ISO, được lắp đặt các thiết bị tối tân nhằm tăng khả năng sinh sống và phát triển của các hợp tử và phôi. Nhờ đó công nghệ hiện đại cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc tân tiến, khả năng mang thai được tăng lên gấp nhiều lần. 

Tại Hồng Hà, các kỹ thuật viên phôi học có thể thực hiện rất nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cao cấp, đặc biệt là làm IVF như: 

– Tiêm trực tiếp tinh trùng vào noãn trứng (ICSI)

– Thúc đẩy phôi thoát màng để làm tổ (AH) 

– Nuôi dưỡng trứng non trưởng thành (IVM) 

– Xét nghiệm và chẩn đoán di truyền trước khi phôi làm tổ (PGT) 

– Xét nghiệm sinh thiết tử cung Era làm cơ sở ấn định ngày chuyển phôi

– Chữa trị dự phòng viêm nội mạc tử cung ở nữ giới… 

Trước đây, để thực hiện các công nghệ tân tiến này, khách hàng phải mất công sang nước ngoài. Hiện nay, tất cả các kỹ thuật này đều có thể thực hiện thành công ngay tại phòng thí nghiệm của BVĐK Hồng Hà. 

Phòng lab chất lượng đạt tiêu chuẩn

Phòng lab chất lượng đạt tiêu chuẩn

2.3. Lựa chọn bác sĩ chuyên môn cao – Cần chuẩn bị gì trước khi thụ tinh ống nghiệm

Lựa chọn bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao trong điều trị vô sinh hiếm muộn chính là việc làm cần được ưu tiên số 1 khi chuẩn bị trước khi làm ivf. Không chỉ thế, một bác sĩ mát tay góp phần làm tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công ngay trong lần đầu lên gấp nhiều lần. 

cần chuẩn bị gì trước khi thụ tinh ống nghiệm

Bác sĩ điều trị vô sinh hiếm muộn mát tay

2.4. Điều trị trong quy trình khép kín tại bệnh viện

Kỹ thuật IVF cần được thực hiện trong bệnh viện có quy trình khép kín, gồm tất cả các khoa liên quan như Nam học, trung tâm hỗ trợ sinh sản, khoa phụ sản, và nhi khoa. Các cặp đôi nên chọn các bệnh viện đa khoa để làm ivf. Bởi các bệnh viện có đầy đủ các khoa liên kết chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong suốt quá trình thực hiện.

2.5. Tỉ lệ các ca thành công cao

Đây được xem là tiêu chí quan trọng số 1 khi lựa chọn trung tâm làm ivf. Các cặp đôi nên tìm hiểu số liệu chính xác về tỷ lệ làm ivf thành công của trung tâm mà mình có ý định lựa chọn. Các chỉ số đánh giá trung tâm ivf chất lượng cần quan tâm bao gồm: 

– Tỷ lệ thành công được công bố trên tổng bao nhiêu ca thực hiện

– Tỷ lệ làm ivf thành công có ổn định không

– Đơn vị có thực hiện được các case khó như hiếm muộn lâu năm, tuổi cao, mắc các bệnh lý kèm theo hay không. 

2.6. Nâng cao chất lượng tinh trùng

Nam giới cần giữ cho tinh trùng thật khỏe mạnh để chuẩn bị trước khi thụ tinh ống nghiệm bằng các biện pháp sau: 

– Điều trị triệt để bệnh viêm tinh hoàn, suy giảm tĩnh mạch tinh hoàn, tinh hoàn ẩn… 

– Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia… 

– Ăn nhiều thực phẩm giúp tinh trùng khỏe mạnh

Nâng cao chất lượng tinh trùng

Nâng cao chất lượng tinh trùng

2.7. Không xuất tinh 3 ngày trước đó

Cần chuẩn bị gì trước khi làm ivf? Người chồng cần tránh xuất tinh trong vòng 3 – 4 ngày trước khi lấy tinh trùng. Trước khi chuyển phôi 24 tiếng, các cặp đôi tuyệt đối không được quan hệ vợ chồng. 

2.8. Giảm căng thẳng, lo lắng

Chuẩn bị trước khi thụ tinh ống nghiệm, các cặp đôi cần giữ tinh thần và tâm lý lạc quan và ổn định. Các hoạt động như đọc sách, xem phim kích động mạnh, bạo lực dễ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Các thành viên trong gia đình cần tránh gây áp lực, tạo tâm lý căng thẳng và ức chế cho người phụ nữ. Điều này ảnh hưởng không tốt đến nội tiết và phôi thai. 

Giảm căng thẳng và lo lắng chuẩn bị làm ivf

Giảm căng thẳng và lo lắng chuẩn bị làm ivf

2.9. Tài chính vững vàng

Các cặp đôi cần có nguồn tài chính vững vàng để chuẩn bị làm ivf. Phương pháp hỗ trợ sinh sản này khá tốn kém, bao gồm chi phí kích trứng, nuôi phôi, sàng lọc phôi và trữ đông. Ngoài ra còn có các chi phí khác như nằm viện, chi phí đi lại… Trung bình 1 ca làm ivf mất khoảng 75 – 90 triệu đồng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, chi phí có thể phát sinh ngoài mức dự trù. 

2.10 Lựa chọn lối sống lành mạnh

Cần chuẩn bị gì trước khi làm ivf? Một lối lành mạnh chính là việc làm cần thiết giúp nâng cao tỷ lệ thành công của ca thụ tinh ống nghiệm: 

– Lên thực đơn ăn uống đủ chất, tạo thói quen ăn đúng bữa, uống nhiều nước

– Bỏ thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia hay dùng chất kích thích… 

– Rèn luyện thể lực mỗi ngày thông qua các bài tập thể dục thể thao, kiểm soát tốt cân nặng cơ thể. 

– Chuẩn bị một tinh thần vui vẻ, thoải mái nhất có thể

– Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, hen suyễn… 

– Cẩn trọng với các loại thuốc ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. 

– Nữ giới nên bổ sung thêm acid folic để ngừa dị tật thai nhi, khám phụ khoa trước khi làm ivf. 

2.11. Tránh tiếp xúc chất độc hại

Các nghiên cứu chỉ ra, việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn, bao gồm giảm giảm xuất tinh trùng, sảy thai, dị dạng tinh trùng… 

Vì vậy, trước khi chuẩn bị làm ivf, bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường: 

– Dùng máy lọc khí để loại bỏ các chất gây ô nhiễm như chloroform và atrazine

– Dùng thực phẩm hữu cơ để tránh ăn phải thuốc trừ sâu

– Hạn chế đựng đồ ăn trong hộp xốp

– Tránh dùng sản phẩm được làm từ nhựa vinyl

– Chất tẩy rửa mạnh có hàm lượng hóa chất rất cao cần tránh xa

3. Nên ăn và kiêng ăn gì sau khi thụ tinh ống nghiệm

3.1. Danh sách thực phẩm nên ăn trước khi chuyển phôi

Theo kinh nghiệm từ các mẹ làm ivf thành công, trước khi làm ivf cần bổ sung các thực phẩm tốt sau: 

– Sữa đậu nành giàu estrogen tốt cho niêm mạc tử cung

– Phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng hoặc bị buồng trứng đa nang chuẩn bị trước khi làm ivf ăn sầu riêng rất tốt. 

– Ăn bơ trước khi làm ivf tốt cho quá trình đậu thai vì giàu chất kiềm, chất béo không bão hòa và omega 3. 

– Trước 1 tuần chuyển phôi nên ăn cá chép 1 tuần 3 lần. Sau chuyển phôi ăn cá chép giúp an thai. 

– Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ trong các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau chân vịt, rau cải, các loại đậu đỗ… 

– Các thực phẩm giàu protein như thịt bò, trứng gà, sò huyết, cua gạch… nên ăn trước khi chuyển phôi

Sầu riêng siêu thực phẩm nên ăn chuẩn bị trước khi làm ivf

Sầu riêng siêu thực phẩm nên ăn chuẩn bị trước khi làm ivf

3.2. Thực phẩm kiêng ăn trước khi chuyển phôi

Các thực phẩm dễ gây sảy thai cần tránh xa như rau răm, nhãn, đu đủ xanh, nước dừa tươi, măng…

4. Giải đáp thắc mắc khách hàng chuẩn bị làm IVF tại BV Hồng Hà

4.1. Tinh trùng tối thiểu thụ tinh trong tử cung

Tinh trùng tối thiểu thụ tinh trong tử cung phải đạt mật độ từ 60 – 80 triệu tinh trùng/1ml. Khi nam giới xuất tinh phải đạt tối thiểu từ 2 – 5 ml, tương đương với 120 triệu – 400 triệu tinh trùng trong tử cung mới có khả năng thụ thai cao. Tinh trùng xuất ra phải có độ đặc sệt vừa phải, không bị loãng hay vón cục. 25% tinh trùng phải di chuyển nhanh, 30% tinh binh di động bình thường. 

4.2. Thời gian làm IVF sau bao lâu có thể thử thai

Thời gian làm IVF sau khoảng 2 tuần có thể thử thai bằng que test hoặc xét nghiệm máu. Lúc này, nhau thai bắt đầu sản xuất đủ hormon hCG để phát hiện có mang bầu hay không. Sau khi làm IVF chưa thể biết kết quả ngay lập tức. Vì vậy, chị em không nên quá hồi hộp và lo lắng. Hãy giữ tinh thần thật thoải mái và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao tỷ lệ thành công. 

Cần chuẩn bị gì trước khi làm ivf cần được xem xét thật kỹ lưỡng để nâng cao tỷ lệ thành công của ca thực hiện. Tóm lại, hành trang cần chuẩn bị trước khi thụ tinh ống nghiệm là uống thuốc và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên biết ăn gì và kiêng gì trước khi chuyển phôi, uống nhiều nước, tập thể dục, vận động và giữ tinh thần luôn lạc quan… Bên cạnh đó, cần biết cách xử lý khi gặp các triệu chứng sau thụ tinh ống nghiệm. Các hoạt động thể thao hoặc vận động đường độ mạnh có thể tác động tiêu cực đến việc thụ thai sau khi làm ivf nên cần lưu ý. 

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí