Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc và Mổ mở điều trị sỏi tiết niệu

Dù hiện nay, phẫu thuật tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống mềm phát triển, hay kỹ thuật đặt máy nội soi niệu quản ống cứng tiếp cận sỏi đang rất phát triển. Tuy nhiên, dù tốt đến đâu thì cũng khó thay thế được phẫu thuật nội soi sau phẫu phúc mạc hay mổ mở khi điều trị những bệnh nhân có sỏi kích thước lớn, có hẹp, gấp niệu quản.

Dù hiện nay các phương pháp phẫu thuật tán sỏi nội soi  khác phát triển như:

Tán sỏi ngoài cơ thể công nghệ Shock wave

Tán sỏi qua da bằng Laser

Tán sỏi nội soi ngược dòng Laser

Tuy nhiên, các phương pháp này  khó thay thế được phẫu thuật nội soi sau phẫu phúc mạc hay mổ mở khi điều trị những bệnh nhân có sỏi kích thước lớn, có hẹp, gấp niệu quản.

Tán sỏi qua da bằng Laser

Tán sỏi qua da bằng Laser

I. Phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc

Đây là phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên và sỏi bể thận đơn thuần.Đường mổ sau phúc mạc có nhiều ưu điểm hơn với đường mổ bụng: Sinh lý, dễ tiếp cận niệu quản, tránh rò nước tiểu vào ổ bụng, hạn chế tổn thương các tạng trong ổ bụng,tránh được nguy cơ tắc ruột.
Chỉ định :

Sỏi đường kính > 2cm nằm trong bể thận vị trí trung gian hoặc ngoài
xoang.

Sỏi bể thận đi kèm hội chứng hẹp khúc nổi bể thận – niệu quản hoặc niệu quản nằm sau tĩnh mạch chủ dưới được phẫu thuật nội soi lấy sỏi kết hợp tạo hình bể thận và niệu quản hẹp.

Đã điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể, hoặc lấy sỏi thận qua da, hoặc tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng thất bại.

Sỏi thận thuộc loại khó phá vỡ như sỏi cystine.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định gây mê NKQ: Bệnh mạch vành, suy tim, tâm phế mạn.

Sỏi nằm trong bể thận vị trí trong xoang.

Chít hẹp đường tiết niệu dưới sỏi do: Hẹp niệu quản, u niệu quản, lao tiết

niệu, viêm xơ hóa sau phúc mạc.

Sỏi bể thận đi kèm dị dạng tiết niệu khác như phình to niệu quản hay trào
ngược bàng quang – niệu quản.

Thận ứ nước mất chức năng do sỏi bể thận (chẩn đoán hình ảnh thận ứ
nước độ IV và chụp đồng vị phóng xạ chức năng thận <10%).

Người bệnh có tiền sử can thiệp cũ vào khoang sau phúc mạc cùng bên
(qua mổ mở hay nội soi): Mổ lấy sỏi thận, bể thận, niệu quản, tạo hình bể thận – 279
niệu quản.

Nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu chưa được điều trị.

Tai biến và biến chứng:

Tổn thương các động mạch, tĩnh mạch, nhánh mạch máu có thể phải chuyển mổ mở cầm máu.

Một số tai biến – biến chứng liên quan tới đặt trocar. Tổn thương ruột trong quá trình phẫu thuật gặp khoảng 0,13% các trường hợp, trong đó tới 69% không được phát hiện trong lúc mổ.

Tổn thương các động mạch

Tổn thương các động mạch

II. Phẫu thuật mổ lấy sỏi tiết niệu

Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc có mổ số trường hợp là do phát hiện bệnh khi sỏi đã to hoặc đã xuất hiện biến chứng (thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận…).

Mổ mở lấy sỏi

Có thể mổ mở theo đường phía trước qua phúc mạc, hoặc theo đường bên vào thận sau phúc mạc, lấy sỏi qua bể thận hoặc qua nhu mô thận.

Phương pháp lấy sỏi qua bể thận không qua nhu mô thận ở cả kỹ thuật mổ nội soi và mổ mở ít gây tổn thương thận. Với sỏi to dùng phương pháp Gil Vernet (rạch bể thận trong xoang) và phương pháp rạch bể thận mở rộng. Rạch nhu mô thận để lấy sỏi dễ gây biến chứng chảy máu, đặc biệt khi rạch nhu mô mở rộng theo bờ ngoài thận, phương pháp này gây tổn thương nhiều nhu mô thận. Phương pháp mổ mở hiện nay chỉ chiếm 1-5% các phương pháp loại sỏi khỏi cơ thể.

2.Cắt thận bán phần

Có thể cắt thận bán phần bằng nội soi hoặc mổ mở để loại trừ phần thận bị viêm nhiễm nặng hoặc đã mất chức năng.

3.Cắt thận toàn bộ

Có thể cắt thận toàn bộ bằng nội soi hoặc mổ mở. Chỉ định khi thận bị ứ mủ nặng và thận hoàn toàn mất chức năng, hoặc khi sỏi lớn và thận đã mất chức năng hoàn toàn.

Cắt thận bán phần

Cắt thận bán phần

III. Tại sao phẫu thuật lấy sỏi lại cần thiết

Sỏi gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiết niệu, bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng bệnh nguy hiểm

Gây đau lưng, tiểu ra máu:70% sỏi thường tập trung một nơi, chỉ có 30% nằm ở những vị trí khác nhau. Sự di chuyển của sỏi ở thận, niệu quản, bàng quang, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng và tiểu ra máu.

Suy thận: Niệu quản là con đường duy nhất đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu bộ phận này tắc, nước tiểu sẽ ứ đọng gây suy thận, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Thận ứ nước: Sỏi niệu quản khiến thận ứ nước và bị căng lên do những viên sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu. Nhưng trong khi đó, nhu mô của thận lại bị mỏng đi và tình trạng suy thận là điều không khó hiểu. Lâu dài, bệnh sẽ thành mạn tính và việc điều trị khó khăn hơn nhiều, thậm chí là không thể. Người mắc phải chung sống với bệnh suốt đời. Hơn nữa, nguy hiểm đến tính mạng hoặc tuổi thọ giảm là điều chắc chắn.

Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn từ đây gây lan sang những vùng khác quanh thận, đặc biệt ứ mủ ở thận. Ngoài ra, vùng sinh dục cũng bị ảnh hưởng nhiều như viêm nhiễm và từ đó khả năng sinh con khó giữ được.

IV. Những lưu ý quan trọng sau khi phẫu thuật

Chăm sóc vết mổ
Sau khi về nhà người bệnh có thể tắm bình thường, nhưng nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì ngâm bồn tắm, vì có thể gây nhiễm khuẩn vết mổ. Xung quanh vết mổ nên được vệ sinh cẩn thận bằng xà bông và nước. Sau đó dùng khăn mềm lau sạch và thay băng mới. Người bệnh nên thay băng nhiều lần trong ngày, khi thấy băng bị ướt hoặc bẩn.
Chế độ ăn uống

Giảm lượng muối ăn: làm giảm lượng canxi.

Tránh những thực phẩm Natri cao như thịt chế biến, thực phẩm ăn nhanh nhiều muối.

Đảm bảo chế độ ăn uống chứa canxi đầy đủ có tác dụng làm giảm tỉ lệ bị sỏi thận canxi: uống sữa ít chất béo, sữa chua.

Tránh những thực phẩm làm tăng lượng Axit uric hoặc Oxalate trong nước tiểu: socola, cám lúa mì,các loại hạt, củ cải đường, trà.

Giảm vitamin C khi bị sỏi thận: không nên uống quá 500mg vitamin C mỗi ngày.

Hạn chế ăn đường và protein động vật: trong trứng, cá, nội tạng động vật chứa nhiều purin là chất dễ tạo sỏi.

Bổ sung thêm chất xơ không hoà tan: có trong lúa mì, lúa mạch đen, gạo. Nó kết hợp với canxi trong ruột để bài tiết theo phân ra ngoài. Tạo thói quen ăn rau, trái cây hàng ngày chắc chắn sẽ giúp cháu phòng ngừa được sỏi thận tái phát.

Uống nhiều nước từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày để làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành sỏi và được thải ra ngoài theo nước tiểu.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí