Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Kích thước sỏi niệu quản và chế độ ăn phù hợp

Cũng giống như sỏi thận, sỏi niệu quản hình thành do sự lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu đáng lẽ phải được hòa tan và đào thải ra ngoài nhưng vì một nguyên nhân nào đó chúng lại bị lắng đọng lại trong niệu quản và tạo thành sỏi, bùn sỏi, sạn sỏi trong niệu quản. Sỏi niệu quản làm tắc nghẽn đường lưu thông của nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm thận, rối loạn hệ tiết niệu thậm chí tử vong.

I. Triệu chứng sỏi niệu quản

Các triệu chứng đau: Giống như hầu hết các loại sỏi khác, đau là dấu hiệu, triệu chứng nổi bật nhất của bệnh sỏi niệu quản. Người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau quặn thận, đau nhiều hơn khi sỏi di chuyển. Đau thường xuất hiện khi người bệnh vừa gắng sức làm việc gì đó. Cơn đau bắt đầu từ thắt lưng rồi lan xuống vị trí niệu quản, qua bộ phận sinh dục và mặt trong đùi. Cơn đau ở hố thắt lưng dưới xương sườn rồi lan về phía rốn, thường báo hiệu bể thận và đài thận đã bị tắc. Ngoài đau người bệnh có thể bị sốt, rét run, buồn nôn và nôn…

Tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt: Trong cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản gây ra người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện, tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu đục, có mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều, nên lưu ý khi sốt kèm rét run. Trường hợp này đe dọa trầm trọng chức năng thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết và choáng nhiễm trùng.

Triệu chứng sỏi niệu quản

Triệu chứng sỏi niệu quản

II. Các phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản

Xét nghiệm máu: Quy trình này cho biết liệu có quá nhiều canxi hoặc axit uric trong máu hay không. Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của thận và kiểm tra các tình trạng bệnh lí khác nếu có.

Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu xét nghiệm nước tiểu trong vòng 24 giờ gần nhất có thể cho thấy rằng bạn có đang bài tiết quá nhiều khoáng chất hình thành sỏi hoặc quá ít chất ngăn tạo sỏi hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong hai ngày liên tiếp.

Kiểm tra bằng hình ảnh:Quy trình này có thể phát hiện sỏi thận ở đường tiết niệu. Chụp X-quang bụng đơn giản hoặc chụp cắt lớp vi tính có thể bỏ sót sỏi thận nhỏ. Các phương pháp kiểm tra bằng hình ảnh khác bao gồm siêu âm, xét nghiệm không xâm lấn và chụp X-quang hệ tiết niệu bằng thuốc cản quang đường tĩnh mạch, trong đó bao gồm tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch cánh tay và chụp X-quang (pyelogram tĩnh mạch) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT urogram) khi thuốc cản quang đi qua thận và bàng quang.

Phân tích sỏi: Bạn có thể được yêu cầu đi tiểu thông qua một cái rây để giữ lại các viên sỏi được đào thải qua nước tiểu. Phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ cho thấy cấu tạo của viên sỏi, từ đó xác định nguyên nhân gây ra loại sỏi và lập kế hoạch ngăn ngừa sỏi thận.

III. Điều trị sỏi niệu quản như thế nào?

1. Điều trị nội khoa

Vì sỏi niệu quản gây bế tắc và nguy cơ phá hủy thận nặng, nhanh nên chỉ điều trị nội khoa khi sỏi còn nhỏ, đường kính nhỏ hơn 5 mm, sỏi nhẵn, bờ rõ nét, chức năng thận và niệu quản bình thường, có khả năng theo dõi sát bệnh nhân. Phác đồ dựa trên nguyên tắc tạo điều kiện để sỏi di chuyển ra ngoài bằng cách giảm co thắt, giảm đau nếu BN trong cơn đau, uống nhiều nước hoặc truyền nhiều dịch mặn, ngọt đẳng trương. Sỏi > 6 mm, tỷ lệ tự đào thải chỉ khỏang 8%.

Chất ức chế thụ thể adrenergic hay ức chế kênh Ca2+ được dùng trong điều trị sỏi niệu quản nhằm làm tăng sự di chuyển của sỏi thông qua việc làm giãn cơ trơn niệu quản. Sỏi được tống xuất tự nhiên trong 65% bệnh nhân dùng thuốc ức chế thụ thể adrenergic hay ức chế kênh Ca2+ nhiều hơn nhóm không dùng thuốc. Điều trị nội khoa không những làm tăng tỷ lệ sỏi di chuyển xuống bàng quang mà còn giảm bớt thời gian di chuyển của sỏi và những cơn đau quặn thận. Thuốc giãn niệu quản như ức chế thụ thể adrenergic hay ức chế kênh Ca2+ còn làm tăng áp suất thủy tĩnh phía trên sỏi nên giúp sỏi di chuyển dễ dàng. Tác dụng phụ thường gặp là hạ huyết áp thoáng qua và mạch chậm khoảng 3,5% trường hợp.

Tamsulosin là chất ức chế thụ thể adrenergic được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, terazosin và doxazosin cũng có hiệu quả tương đương.

2. Điều trị ngoại khoa

Sỏi niệu quản đoạn gần < 1 cm

Điều trị nội khoa đối với sỏi có đường kính chiều ngang < 7 mm. Nếu điều trị nội khoa 1 tháng sỏi không di chuyển phải can thiệp lấy sỏi chủ động như Tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT).

Đối với sỏi có đường kính ngang lớn hơn 7 mm đến < 1 cm, TSNCT là lựa chọn đầu tiên. Nội soi tán sỏi ngược chiều (NSTSNC) cũng là lựa chọn đối với sỏi có kích thước < 1 cm.

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Laser thế hệ mới

Tán sỏi qua da bằng Laser hiện đại

Sỏi niệu quản đoạn gần > 1 cm: Tiến hành các biên pháp tán sỏi theo chỉ định bác sĩ.

Chỉ định can thiệp ngoại khoa

Sỏi có khả năng di chuyển tự nhiên thấp (> 5 mm).

Sỏi niệu quản gây tắc nghẽn + nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Không đáp ứng với giảm đau.

Không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Ảnh hưởng chức năng thận (suy thận, sỏi niệu quản/thận độc nhất, sỏi niệu quản hai bên).

IV. Chế độ ăn sau khi tán sỏi niệu quản

Uống nhiều chất lỏng: Uống 8- 10 ly nước mỗi ngày giúp giữ cho nước tiểu loãng – làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành “đá” trong nước tiểu. Ít nhất một nửa số nước uống hàng ngày nói trên là nước lọc, còn lại có thể là các loại nước uống khác mà bạn thích.

Giảm lượng muối ăn: Giảm muối (sodium) trong chế độ ăn uống giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi. Chế độ ăn giảm muối tốt nhất nên thực hiện là không thêm muối vào thức ăn và tránh những thực phẩm natri cao như thịt chế biến, thực phẩm ăn nhanh nhiều muối (thường xuyên, súp đóng hộp, mì hoặc cơm trộn) và đồ ăn nhẹ mặn.

Đảm bảo chế độ ăn uống chứa canxi đầy đủ: Các nghiên cứu ngày nay cho thấy rằng, chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày thực sự có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi, không chỉ để phòng ngừa sỏi niệu quản mà còn để duy trì mật độ xương.

Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu: Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật. Nhưng chỉ có một số làm tăng số lượng oxalate trong nước tiểu. Đó là rau bina, dâu tây, sô-cô-la, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, và trà…

Giảm vitamin C: Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi niệu quản. Vì vậy, nếu các bác sĩ đã đề nghị giảm oxalat trong chế độ ăn, không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày.

Hạn chế đường và protein động vật: Quá nhiều đường và protein động vật cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi oxalat canxi hoặc canxi. Mặc dù đường tự nhiên có trong thực phẩm cũng phải phải là điều đáng lo lắng, nhưng những người bị sỏi niệu quản nên tránh những thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường là tốt nhất.

Thịt và protein động vật khác – chẳng hạn như trứng và cá cũng nên hạn chế vì chúng chứa purin sẽ phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Thực phẩm đặc biệt giàu purin bao gồm các thịt nội tạng, như gan. Vì vậy, những người có xu hướng phát triển sỏi niệu nên tránh ăn nhiều protein hơn so với cơ thể cần mỗi ngày.

Bổ sung chất xơ không hòa tan
Chất xơ là một phần khó tiêu hóa của thực vật. Chất xơ không hòa tan (tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, và gạo) có thể giúp làm giảm canxi trong nước tiểu. Chất xơ không hòa tan cũng tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi được hấp thụ.

Giảm vitamin C

Giảm vitamin C

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí