Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Tán sỏi ngoài cơ thể công nghệ SHOCK WAVE

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà. Đây là phương pháp tán sỏi không xâm lấn với nhiều ưu điểm vươt trội. Tuy nhiên, người bệnh cần được tư vấn đầy đủ về phương pháp này để cân nhắc khi lựa chọn thủ thuật điều trị sỏi tiết niệu.

1. Sỏi đường tiết niệu được hiểu là gì?

Sỏi tiết niệu là một bệnh lý phổ biến nhất và hay tái phát. Bệnh này thường gặp ở người trẻ trong độ tuổi từ 30 – 60. Tổng kết của Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam cho thấy tỷ lệ sỏi tiết niệu chiếm 30 – 40% số bệnh nhân có bệnh lý về tiết niệu. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Sỏi tiết niệu rất đa dạng, bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo, trong đó, sỏi thận và niệu quản chiếm khoảng 70% trường hợp.

Công nghệ tán sỏi qua da hoàn toàn mới tại Hồng Hà

Công nghệ tán sỏi qua da hoàn toàn mới tại Hồng Hà

2. Dấu hiệu nhận biết sỏi đường tiết niệu

Với sỏi thận và sỏi niệu quản:

Cơn đau của thận do sự tắt nghẽn bể thận và đài thận: đau ở hố thắt lưng phía dưới xương sườn 12, lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.

Cơn đau của niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc theo đường đi của niệu quản, xuống dưới đến hố chậu bộ phận sinh dục và mặt trong đùi.

Triệu chứng kèm theo hay gặp là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Có thể có sốt, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp.

Ngoài ra, có thể gặp các biểu hiện khác như tiểu ra máu, tiểu ra sỏi (rất hiếm gặp nhưng có giá trị chẩn đoán), tiểu ra mủ (xuất hiện ở bệnh nhân thận ứ mủ), tiểu buốt, tiểu dắt, sốt…

Với sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo:

– Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, rát, tiểu láu, tiểu tắc giữa dòng, khám ấn điểm bàng quang đau.

– Sỏi niệu đạo sẽ gây bí tiểu, khám lâm sàng thường phát hiện được cầu bàng quang, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.

– Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi để phá vỡ sỏi.

– Khi được tán sỏi, bệnh nhân không hề bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể.

– Trong khoảng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và theo đường tiểu ra ngoài.

– Nguyên lý chính là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào một tiêu điểm với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ, sau đó bài tiết ra ngoài.

Những điểm mạnh của kỹ thuật tán sỏi hiệu quả

Những điểm mạnh của kỹ thuật tán sỏi hiệu quả

3. Chỉ định điều trị

Phương pháp này thường áp dụng với trường hợp:

– Sỏi thận < 2cm, niệu quản 1/3 < 1 cm .

– Sỏi kích thước lớn hơn 3cm thì tán ít có hiệu quả, phải tán nhiều lần.

– Chức năng thận còn tốt, lưu thông bể thận niệu quản bình thường, không có bệnh lý ở thận như u thận, lao thận, bệnh lý mạch máu thận.

4. Chống chỉ định điều trị tuyệt đối với các đối tượng

Phụ nữ có thai.

Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn tiết niệu cấp tính.

Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh nhân có rối loạn đông máu chưa được điều trị ổn định.

Bệnh nhân có tắc nghẽn dưới viên sỏi như hẹp phía dưới viên sỏi.

Bệnh nhân suy gan. suy thận nặng hoặc bệnh toàn thân nặng.

Các phương pháp tán sỏi mới nhất hiện đại

Các phương pháp tán sỏi mới nhất hiện đại

Lưu ý sau khi tán sỏi

Sau tán sỏi, bệnh nhân có thể đau nhẹ vùng lưng và tiểu máu thoáng qua, thường không cần phải dùng thuốc. Bệnh nhân cần uống 2-3 lit nước mỗi ngày. Các mảnh sỏi sẽ được đào thải qua nước tiểu. Việc đánh giá hiệu quả tán sỏi chỉ thực sự rõ ràng qua phim chụp kiểm tra sau 1 tháng. Nếu có sốt hoặc cơn đau quặn thận hay các biểu hiện bất thường khác cần được khám chuyên khoa tiết niệu ngay.

Sau khi tán sỏi cần lưu ý đến chế độ ăn dinh dưỡng để  tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa sỏi tái phái.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí