Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Sỏi đường tiết niệu: Những điều nhất định bạn phải biết.

Sỏi đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở cả nam và nữ. Bất kể ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên bệnh tập trung đa số trong độ tuổi 20-60, tỷ lệ mắc nam nhiều hơn nữ. Vậy sỏi tiết niệu là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh và giải pháp điều trị sỏi tiết niệu như thế nào?

1. Sỏi đường tiết niệu là gì?

Sỏi tiết liệu là do các tinh thể và chất keo trong đường tiết niệu kết tinh, lắng đọng thành sỏi. Thông thường niêm mạc đường niệu tiết sẽ tiết ra các chất: mucoprotein, mucin, acid nucleic… cản trở các tích thể kết tinh. Tuy nhiên khi nồng độ các tinh thể trong đường tiết liệu quá cao hay các chất cản trở kết tinh tiết ra không đủ sẽ dẫn đến tình trạng hình thành nên sỏi.
Đa số sỏi tiết niệu được hình thành từ thận, sau đó di trú theo dòng nước tiểu tới các vị trí khác của đường niệu.

Sỏi đường tiết niệu là sỏi ở đâu

Sỏi đường tiết niệu là sỏi ở đâu

2. Các loại sỏi đường tiết niệu

Sỏi tiết niệu được phân loại dựa theo vị trí và theo tính chất của sỏi.

Phân loại sỏi theo vị trí:
1. Sỏi đường tiết niệu trên: Gồm sỏi thận, bể thận, niệu quản.
2. Sỏi đưởng tiết niệu dưới: Gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Phân loại sỏi theo thành phần hóa học

Bao gồm 2 nhóm sỏi chính là sỏi vô cơ và sỏi hữu cơ:

1. Sỏi vô cơ:

Sỏi oxalat canxi: hay gặp mầu đen, gai góc cản quang rõ.

Sỏi photphat canxi: có mầu vàng nhạt hoặc trắng bẩn, dễ vỡ.

Sỏi cacbonat canxi: có mầu trắng như mầu phấn, mềm dễ vỡ.

2. Sỏi hữu cơ

Sỏi urat: mầu trắng gạch cua, có thể không cản quang mềm và hay tái phát.

Sỏi systin: nhẵn, mầu vàng nhạt, mền hay tái phát.

Sỏi struvic: màu vàng trắng, thường do nhiễm khuẩn đường niệu loại vi khuẩn Proteus.

Người Việt Nam gặp chủ yếu là sỏi vô cơ trong đó sỏi oxalat canxi chiếm > 80%, sỏi thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp đan xen giữa các thành phần hoá học.

3. Dấu hiệu lâm sàng nhận biết sỏi đường tiết niệu

Với sỏi thận và sỏi niệu quản:

Cơn đau của thận do sự tắt nghẽn bể thận và đài thận: đau ở hố thắt lưng phía dưới xương sườn 12, lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.

 Cơn đau của niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc theo đường đi của niệu quản, xuống dưới đến hố chậu bộ phận sinh dục và mặt trong đùi.

Triệu chứng kèm theo hay gặp là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Có thể có sốt, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp.

Ngoài ra, có thể gặp các biểu hiện khác như tiểu ra máu, tiểu ra sỏi (rất hiếm gặp nhưng có giá trị chẩn đoán), tiểu ra mủ (xuất hiện ở bệnh nhân thận ứ mủ), tiểu buốt, tiểu dắt, sốt…

Với sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo:

Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, rát, tiểu láu, tiểu tắc giữa dòng, khám ấn điểm bàng quang đau.

Sỏi niệu đạo sẽ gây bí tiểu, khám lâm sàng thường phát hiện được cầu bàng quang, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.

4. Nguyên nhân hình thành sỏi đường tiết niệu

Sỏi hình thành do rối loạn chức năng các cơ quan khác: Cường tuyến giáp, bệnh Goute, mắc chứng tăng Calci máu, người liệt chi dưới nằm lâu ngày,…

Do các tổn thương hệ tiết niệu: Phình to bể thận bẩm sinh, chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản, dị dạng thận, túi thừa niệu quản, túi thừa bàng quang,…

Sử dụng thuốc liều cao chứa canxi, vitamin C hay các thực phẩm chứa chất này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người lười vận động, uống ít nước hay nhịn đi tiểu ( nhất là người già) gây ứ đọng nước tiểu dễ kết tinh thành sỏi tiết niệu.

Nguyên nhân hình thành sỏi tại đường tiết niệu

Nguyên nhân hình thành sỏi tại đường tiết niệu

5. Biến chứng nguy hiểm của sỏi đường tiết niệu

Sỏi gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiết niệu, bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng bệnh nguy hiểm

Nhiếm khuẩn: Sỏi làm tắc nghẽn lưu thông nước tiểu gây nhiễm khuẩn ngược dòng do sự cọ sát gây tổn thương đường tiết niệu.

Mất chức năng thận do sỏi to làm tắc đường tiết niệu làm niệu quản trên phình to do ứ niệu, ứ mủ và teo thận do xơ hóa.

Gây suy thận, trường hợp nặng mất hoàn toàn chức năng thận, không có khả năng hồi phục.

Các phương pháp giúp điều trị biến chứng của sỏi tiết niệu

Các phương pháp giúp điều trị biến chứng của sỏi tiết niệu

6. Các phương pháp xét nghiệm và thủ tục để chẩn đoán bệnh bao gồm :

– Xét nghiệm máu: Quy trình này cho biết liệu có quá nhiều canxi hoặc axit uric trong máu hay không. Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của thận và kiểm tra các tình trạng bệnh lí khác nếu có;

– Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu xét nghiệm nước tiểu trong vòng 24 giờ gần nhất có thể cho thấy rằng bạn có đang bài tiết quá nhiều khoáng chất hình thành sỏi hoặc quá ít chất ngăn tạo sỏi hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong hai ngày liên tiếp;

– Kiểm tra bằng hình ảnh: Quy trình này có thể phát hiện sỏi thận ở đường tiết niệu. Chụp X-quang bụng đơn giản hoặc chụp cắt lớp vi tính có thể bỏ sót sỏi thận nhỏ. Các phương pháp kiểm tra bằng hình ảnh khác bao gồm siêu âm, xét nghiệm không xâm lấn và chụp X-quang hệ tiết niệu bằng thuốc cản quang đường tĩnh mạch, trong đó bao gồm tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch cánh tay và chụp X-quang (pyelogram tĩnh mạch) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT urogram) khi thuốc cản quang đi qua thận và bàng quang;

– Phân tích sỏi: Bạn có thể được yêu cầu đi tiểu thông qua một cái rây để giữ lại các viên sỏi được đào thải qua nước tiểu. Phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ cho thấy cấu tạo của viên sỏi, từ đó xác định nguyên nhân gây ra loại sỏi và lập kế hoạch ngăn ngừa sỏi thận.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí