Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh trĩ

Bệnh trĩ khi đã nặng hoặc để lâu gây biến chứng rất khó khăn trong quá trình điều trị. Do đó việc phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh trĩ sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1.Các dạng bệnh trĩ

Trĩ nội

Trĩ nội là tình trạng búi trĩ được hình thành bên trong hậu môn, nếu không được khống chế sớm thì các búi trĩ này sẽ nằm ra ngoài khi bệnh chuyển biến nặng hơn.

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại hình thành xung quanh ống hậu môn và nếu như sờ vào có cảm giác đau, dùng tay ấn vào thì chỉ một lúc sau là búi trĩ có thể lại trôi ra ngoài.

Trĩ hỗn hợp

Đây là một dạng bệnh trĩ kết hợp mắc 2 loại bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc, 2 đám trĩ này ở trong ống hậu môn và ngoài rìa của hậu môn.

Các dạng bệnh trĩ

Các dạng bệnh trĩ

2.Dấu hiệu – Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ

2.1.TRĨ NGOẠI

– Chảy máu hậu môn: Trĩ khi ở giai đoạn nhẹ thường không gây chả máu hoặc chảy máu rất ít, chỉ phát hiện khi thấy dính trong giấy sau khi đi đại tiện. Khi bệnh ở cấp độ 3,4, máu có thể chảy nhỏ dọt hoặc thành tia.

– Lòi búi trĩ: Đối với trĩ ngoại, búi trĩ nằm ngoài hậu môn, người bệnh sẽ cmar thấy ngay sự cọ xát khó chịu, sưng đau khi ngồi hoặc khi di chuyển. Cọ xát càng nhiều, cơn đau do trĩ gây ra càng tăng, tình trạng sưng viêm càng nghiêm trọng

– Hậu môn lở loét: Búi trĩ to dần kết hợp chảy máu khiến hậu môn rơi vào tình trạng viêm nhiễm và bắt đầu xuất hiện các vết lở loét, chảy mủ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

2.2.TRĨ NỘI

Bệnh trĩ nội thời gian đầu rất khó để chuẩn đoán. Trĩ nội hình thành do các tĩnh mạch nằm trong mạch máu to phình, mạch máu bì phù và xơ hóa. Những dấu hiện điển hình của bệnh trĩ nội:

Đau rát hậu môn: là biểu hiện thường thấy , người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn khi đi đại tiện, là khi người bệnh bị táo bón hoặc tiêu chảy.

Đại tiện ra máu: xuất hiện máu dính trên phân, máu nhỏ giọt hoặc thành các tia và đôi khi thấy máu còn dính trên giấy vệ sinh và nguy hiểm là máu bắn thành tia.

Sa búi trĩ: Ban đầu búi trĩ sa xuống còn có thể tự đẩy lên được, khi bệnh bị nặng hơn phải nhờ tới sự hỗ trợ của ngoại lực mới có thể đẩy lên được. Khi bệnh trĩ vào giai đoạn nặng , có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử.

Biểu hiện của bệnh trĩ nội là do các vết viêm nhiễm hình thành do bị tổn thương từ việc đi tiêu phải dùng sức quá nhiều, nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu, làm các mô mạch bị sưng, lòi ra ngoài không thể tụt vào được.

2.3.TRĨ HỖN HỢP

Là bệnh trĩ kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại nên các dấu hiệu của bệnh thường rõ ràng ngay thời gian đầu bị bệnh như đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, tràn dịch ra ngoài. Tuy nhiên bệnh lại có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp hơn, vô cùng nguy hiểm cho người mắc phải.

bệnh trĩ kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại

bệnh trĩ kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại

3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

3.1.Thói quen ăn uống

Ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng sẽ làm ruột kích thích, nóng rát, phân vón cục, khi đi ra sẽ làm tổn thương thành hậu môn Khi bị táo bón sẽ cần dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài từ đó gây căng giãn các tĩnh mạch. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng đại tiện ra máu khiến cơ thể bị mất máu, xanh xao, mệt mỏi.

Không cung cấp đủ nước cho cơ thể không những dẫn đến những bệnh về da mà còn gây ra những căn bệnh về tiêu hóa, khiến phân khô cứng dẫn đến chứng táo bón kinh niên và nguy cơ mắc bệnh trĩ.

3.2.Thói quen sinh hoạt

Lười vận động: Ngồi lì 1 chỗ, đứng lâu không đi lại sẽ khiến khí huyết không được lưu thông, gây áp lực cho các tĩnh mạch hậu môn. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến tính chất công việc. Có thể kể đến một số ngành nghề như: nghề may, nhân viên văn phòng, lái xe, …

Nhịn đại tiện: Đây là 1 thói quen xấu bởi ngoài việc gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì cơ thể hấp thụ các chất độc do phân tích tụ lâu ngày thì việc nhịn đại tiện còn làm phân bị cứng và khô lại từ đó gây khó khăn khi đại tiện và khoảng cách dẫn đến bệnh trĩ là rất gần.

3.3. Do nghề nghiệp – tuổi tác

Những người càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn do cơ thể dẫn lão hóa, các khối cơ chảy xệ, không đủ khả năng co lại. Ngoài ra, những người làm việc nặng nhọc, thường xuyên khuân vác nặng gây áp lực lên cơ thể, dễ dẫn đến sa búi trĩ.

Phụ nữ bước vào thời kì mang thai: Phụ nữ khi mang thai trên 6 tháng thì áp lực của thai nhi đè lên vùng xương chậu và dồn xuống hậu môn rất lớn, làm tắc nghẽn mạch máu và khiến tĩnh mạch hậu môn dễ phình giãn ra.

Do nghề nghiệp - tuổi tác

Do nghề nghiệp – tuổi tác

4.Điều trị trĩ bằng công nghệ Longo: Nhanh chóng – An toàn – Hiệu quả

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà đang áp dụng PP cắt trĩ bằng công nghệ Longo mới nhất, hiện đại và tiến tiến nhất hiện nay, khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các phương pháp cũ, đem lại hiệu quả cao trong quá trình trị bệnh mà không lo biến chứng.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí