Sỏi Thận Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm
Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Bệnh gây nên rất nhiều khó chịu, đau đớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phương pháp, bệnh còn gây ra biến chứng nặng nề nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
1. Biến Chứng Nguy Hiểm Của Sỏi Thận
Tắc đường tiết niệu
Những viên sỏi nằm trong lòng đường tiểu như đài thận, bể thận, bàng quang đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây ra tắc nghẽn. Khi sỏi còn nhỏ rất khó có thể phát hiện để chữa trị kịp thời, vì thế đã tạo cơ hội cho sỏi rơi vào niệu quản và niệu đạo gây tắc đường tiểu. Khi đó, hệ niệu đạo sẽ co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài điều này sẽ dẫn đến những cơn đau buốt.
Ngoài ra, sỏi còn gây ra hiện tượng ứ nước ở thận và niệu đạo. Nếu không được lấy ra kịp thời, sau một thời gian dài thận bị ứ nước sẽ không thể phục hồi nữa và gây ra hiện tượng bí tiểu.
Nhiễm trùng
Viên sỏi với những cạnh sắc nhọn nằm lâu ngày trong hệ niệu đạo sẽ dễ gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Những biểu hiện thường gặp ở thể bệnh nhẹ như đau lưng, tiểu dắt, tiểu ra mủ, sốt cao. Nặng hơn có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hóa mủ.Nếu bệnh không được phát hiện sớm mà để tình trạng bệnh bị nhiễm trùng thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.Chỉ khi nào tình trạng nhiễm trùng được thuyên giảm thì bệnh mới có thể được chữa trị một cách triệt để.
Suy thận cấp và mãn tính
Đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh khi cả hai quả thận đều xảy ra hiện tượng tắc dẫn đến vô niệu. Quá trình ứ nước cộng với nhiễm trùng sẽ làm hủy hoại dần dần mô thận. Lúc này, bệnh nhận sẽ cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín để chạy thận hàng tuần với một khoản chi phí khá lớn.
Vỡ thận
Vỡ thận xảy ra khi bị ứ quá nhiều nước trong khi vách thận mỏng. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp. Từ đó có thể thấy biến chứng sỏi thận nguy hiểm như thế nào. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân vẫn là việc thăm khám phát hiện sớm bệnh để điều trị bệnh sỏi thận.
2. Các Phương pháp hiện đại nhất điều trị sỏi và biến chứng sỏi thận.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà đang sở hữu những công nghệ tán sỏi hiện đại nhất hiện nay
CN tán sỏi ngoài cơ thể Shock wave
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi để phá vỡ sỏi. Khi được tán sỏi, bệnh nhân không hề bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể. Trong khoảng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và theo đường tiểu ra ngoài.
Tán sỏi nội soi ngược dòng CN Laser
Tán sỏi ngược dòng công nghệ Laser là một bước đột phá công nghệ trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi tiết niệu. Phương pháp sử dụng tia Laser để phá vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài. không có vết mổ, không có các tai biến – biến chứng của phẫu thuật mở lấy sỏi, đạt tỷ lệ sạch sỏi 100%.
Tán sỏi qua da công nghệ Laser
Sỏi sẽ được tán vụn bằng sóng siêu âm hoặc Laser. Các mảnh sỏi vụn sẽ được gắp hoặc hút ra.. Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau hơn nhiều so với mổ mở kinh điển. Sẹo mổ nhỏ <1 cm. Thời gian nằm viện trung bình khoảng 2-4 ngày.
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc
Đây là phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên và sỏi bể thận đơn thuần.Đường mổ sau phúc mạc có nhiều ưu điểm hơn với đường mổ bụng: Sinh lý, dễ tiếp cận niệu quản, tránh rò nước tiểu vào ổ bụng, hạn chế tổn thương các tạng trong ổ bụng,tránh được nguy cơ tắc ruột.
Phẫu thuật lấy sỏi
Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc có mổ số trường hợp là do phát hiện bệnh khi sỏi đã to hoặc đã xuất hiện biến chứng (thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận…).