Làm IUI có bị chửa ngoài tử cung không? Những điều cần biết
Chửa ngoài tử cung là tình trạng trứng kết hợp tinh trùng thụ tinh với nhau và làm tổ ở một nơi khác thay vì trong buồng tử. Thống kê cho thấy cứ 1000 phụ nữ mang thai thì có 17 trường hợp thai ngoài tử cung. Vậy làm IUI có bị chửa ngoài tử cung không? Cùng tìm câu trả lời qua thông tin chia sẻ bởi các chuyên gia trong bài viết này nhé!
1. Làm iui có bị chửa ngoài tử cung không
Theo các chuyên gia sản phụ khoa làm IUI (thụ tinh nhân tạo) có thể bị chửa ngoài tử cung, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp chỉ khoảng 0,1 %. Tình trạng mang thai ngoài tử cung gây ra những nguy hiểm rất lớn đối với mẹ và thai nhi. Thống kê của trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ, đây là nguyên nhân khiến 3-4% các trường hợp tử vong có liên quan đến nghén thai kỳ.
Mang thai ngoài tử cung có những dấu hiệu điển hình giúp chị em nhận biết như: m đạo chảy máu bất thường trước ngày hành kinh và kéo dài trong nhiều ngày liền; vùng chậu đau, những cơn đau âm ỉ, thỉnh thoảng nhói lên.
Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến việc mang thai ngoài tử cung khi làm IUI: Bệnh nhân đã từng phẫu thuật vòi trứng trước đó, phụ nữ có tiền sử hiếm muộn, vô sinh, tiền sử mang thai ngoài tử cung, bệnh viêm vùng chậu, phụ nữ cao tuổi, mang thai sau tuổi 35…
2. Những chỉ định dành cho phụ nữ tránh mang thai ngoài tử cung sau IUI
Mang thai ở bên ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, muốn tránh tình trạng này, chị em cần tuân thủ một số chỉ định sau IUI này:
2.1 Tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ
Sau khi làm IUI mẹ bầu cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường. Dựa vào các kết quả thăm khám, bác sĩ điều trị sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, hạn chế sinh non hay những biến chứng nguy hiểm.
2.2 Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu vào chế độ ăn
Trong chế độ ăn hằng ngày, chị em phụ nữ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc các bệnh lý phụ khoa gây ảnh hưởng và làm gia tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung. Cụ thể:
– Cá tươi Các loại cá tươi như cá thu, cá ngừ, cá hồi… chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp omega-3, axit béo, sắt, để thúc đẩy quá trình sản sinh máu, phục hồi sức khỏe cho người vừa làm IUI, ngăn ngừa tình trạng phôi làm tổ ngoài tử cung.
– Các loại thịt: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò rất giàu protein, chất béo và các axit amin, rất cần thiết cho cơ thể như kẽm, niacin, phốt pho, selen, sắt,… tăng cường dinh dưỡng, thúc đẩy hoạt động của tử cung, tạo ra môi trường tốt nhất để cho trứng và tinh trùng gặp nhau, tạo phôi thai khỏe mạnh và phát triển tốt trong tử cung.
– Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng chứa hàm lượng lecithin là chất béo có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa chúng tích lũy trong máu. Đồng thời cung cấp vitamin, protein,.. nâng cao sức khỏe sau làm IUI.
– Sữa
Với những phụ nữ vừa thực hiện IUI, muốn không mang thai ngoài tử cung thì bổ sung ngay sữa. Đây là nhóm chất cần thiết cung cấp cho cơ thể lượng lớn vitamin, kali, vitamin A-B1-B2, protein, lipit, đường,… Tốt nhất chị em nên chọn loại sữa không đường để hạn chế tiểu đường thai kỳ.
– Rau xanh và trái cây
Trong chế độ dinh dưỡng của chị em làm IUI tránh mang thai ngoài tử cung, bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng cần dung nạp lượng lớn rau xanh, trái cây trong thực đơn hằng ngày. Chúng cung cấp nguồn vitamin dồi dào, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, bổ sung chất xơ, chất sắt cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng chất dịch nhầy cho tử cung.
2.3 Uống nước đều đặn mỗi ngày
Để trả lời câu hỏi làm IUI có bị chửa ngoài tử cung không, nếu muốn không bị chửa ngoài từ cung thì uống nước đều đặn mỗi ngày là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này. Nước giúp tăng chất nhầy cổ tử cung và làm cho chúng trở thành một dung dịch nhớt, tạo môi trường thuận lợi để tinh trùng sống sót khỏe mạnh và bơi dễ dàng hơn đến tử cung. Đồng thời ngăn ngừa hiện tượng trứng và tinh trùng vì chất dịch nhầy dính, đặc tinh trùng không thể đi vào tử cung và làm tổ ở bên ngoài.
Giống như hầu hết các chất tiết ra của cơ thể, thành phần chủ yếu của chất nhầy tử cung đó là nước. Nếu cơ thể của người phụ nữ bị mất nước, chất nhầy cổ tử cung cũng tiết ra ít hơn. Vì vậy, chị em hãy chắc chắn uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, có thể bổ sung nước bằng nhiều cách khác nhau như uống nước lọc, dùng trà xanh để cải thiện lượng chất nhầy.
2.4 Tập thể dục đều đặn, điều độ mỗi ngày
Một trong những lưu ý từ các chuyên gia sản khoa để tránh mang thai ngoài tử cung đó chính là tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Lý do là bởi khi tập thể dục chất lượng và số lượng dịch nhầy tử cung tăng lên nhanh chóng. Lưu lượng máu cũng sẽ tăng lên ở toàn bộ cơ thể của người phụ nữ, làm cho các tế bào sản xuất chất nhầy hoạt động tốt hơn. Trong chất nhầy có nhiều oxy và các chất dinh dưỡng, tạo môi trường thuận lợi để tinh trùng bơi vào tử cung làm tổ.
2.5 Không sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian làm IUI
Đối với những người phụ nữ làm IUI, sử dụng thuốc lá, rượu bia trong thời gian thực hiện kỹ thuật này sẽ khiến cho khả năng thụ thai bị giảm đi đáng kể. Nếu có thai sẽ dễ dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung, dị tật bẩm sinh… Vì thế chị em tuyệt đối nên tránh xa các chất kích thích, chứa cồn này.
2.6 Kiêng quan hệ tình dục 4 – 7 ngày
Sau khi làm IUI, phôi thai cần thời gian từ 4-7 ngày để bám chắc vào thành tử cung và làm tổ ổn định ở trong đó. Vì thế, trong thời gian này, các cặp đôi nên kiêng quan hệ tình dục để tránh những động tác mạnh có thể tác động đến khả năng bám chắc của phôi thai, đẩy chúng ra ngoài và dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
3. Điều trị thai ngoài tử cung sau khi làm IUI
Thai hình thành bên ngoài tử cung không thể phát triển bình thường, không thể đưa khối thai trở về tử cung cũng như không thể sinh ra. Do đó, khi có thai ngoài tử cung, cần loại bỏ để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Tùy theo từng tình trạng của khối thai (thai ngoài tử cung đã vỡ hay chưa), các triệu chứng thai phụ gặp phải mà bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn cùng phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
3.1 Sử dụng thuốc bỏ phôi thai
Những trường hợp mang thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, kích thước thai còn bé (đường kín không quá 3cm) và chưa bị vỡ thường được bác sĩ điều trị bằng thuốc.
Loại thuốc sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp này là Methotrexate, chúc có tác dụng ngăn chặn tế bào phân chia và phát triển, giúp khối thai tự tiêu biến sau thời gian 4-6 tuần điều trị. Methotrexate sẽ được dùng bằng đường tiêm. Thai phụ sau tiêm thuốc cần được theo dõi và tiến hành các xét nghiệm HCG để xác định hiệu quả của điều trị. Nếu chỉ số HCG không như mong đợi, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng thuốc hoặc phẫu thuật can thiệp với từng trường hợp cụ thể.
Khi sử dụng thuốc điều trị thai ngoài tử cung, chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, chán nản, rụng tóc, loét miệng, tiêu chảy, gặp vấn đề thị lực… Một số tác dụng phụ khác gồm suy gan, suy thận, suy tụy.
Bác sĩ đặc biệt lưu ý, thai phụ cần tránh mang thai trong thời gian tối thiểu 3 tháng hoặc lâu hơn sau điều trị theo tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ thực hiện.
3.2 Phẫu thuật
Trường hợp can thiệp bằng phẫu thuật, tùy theo trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định thai phụ lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc mở bụng để loại bỏ khối thai bên ngoài tử cung.
– Phẫu thuật nội soi
Kỹ thuật này được áp dụng với trường hợp khối thai đã có kích thước lớn nhưng chưa bị vỡ. Có hai dạng phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến là phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng và phẫu thuật thông vòi trứng.
Trong phẫu thuật mở vòi trứng. khối thai ngoài tử cung sẽ bị loại bỏ và vẫn bảo tồn được vòi dẫn trứng. Còn trong phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng, cả khối thai lẫn vòi trứng đều bị loại bỏ.
Lưu ý rằng ngay cả khi ống dẫn trứng đã bị cắt bỏ thì phụ nữ vẫn có thể mang thai. Với trường hợp cả hai vòi trứng đều bị cắt bỏ thì thụ tinh trong ống nghiệm chính là phương pháp được lựa chọn hàng đầu để giúp phụ nữ có con.
– Phẫu thuật mở bụng
Áp dụng cho trường hợp thai ngoài tử cung phát triển lớn và bị vỡ, gây xuất huyết trong nghiêm trọng. Thông thường, trong trường hợp này ống dẫn trứng đã bị hư hỏng cần được loại bỏ.
3.3 Thai tự thoái triển
Trong hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung nhưng thai tự thoái triển thì không thể can thiệp bằng bất kỳ cách nào. Điều thai phụ cần làm là thường xuyên đi kiểm tra và theo dõi mức độ Beta HCG đảm bảo đi xuống, khi thai nhi không còn, hormone này sẽ tự giảm.
Thai thoái triển không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên chúng lại tác động đến tâm lý của những người phụ nữ đang mong có con. Lúc này, họ cần có người thân bên cạnh chia sẻ, quan tâm để sớm vượt qua vấn đề tâm lý, ổn định lại cuộc sống và tiếp tục điều trị để có con.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc làm IUI có bị chửa ngoài tử cung không? Để tránh mang thai ngoài tử cung, dẫn đến thất bại sau làm IUI, chị em nên ghi nhớ những lưu ý chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa. Chúc chị em sớm nhận tin vui cũng như có được thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất bên trong tử cung!