Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Tác động tắc vòi trứng đến IUI: Tỷ lệ thành công và thất bại

Phụ nữ bị tắc vòi trứng có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc thụ tinh ống nghiệm (IVF). Trong trường hợp chỉ tắc 1 bên vòi trứng và bên còn lại thông, IUI được ưu tiên lựa chọn vì buồng tử cung và buồng trứng bình thường.

1. Tắc vòi trứng có làm iui được không

Nếu kết quả xét nghiệm của người vợ chỉ bị tắc một bên buồng trứng, thủ thuật thụ tinh nhân tạo vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được. Xong nếu người phụ nữ bị tắc cả hai bên buồng trứng thì không thể làm iui được vì bản chất thụ tinh nhân tạo là làm giảm quãng đường tinh trùng gặp trứng. Trường hợp người phụ nữ bị tắc cả hai bên vòi trứng, thụ tinh nhân tạo gần như không mang lại kết quả khả quan nào.

Vòi trứng có nhiệm vụ tạo những điều kiện thuận lợi nhất (các chất dịch bôi trơn có PH ổn định và trung tính) cho tinh trùng gặp trứng tạo thành hợp tử. Thông thường, trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau ở ⅔ độ dài ồn dẫn trứng (y học gọi là phần ampulla). Sau đó, vòi trứng lại đóng vai trò quan trọng quyết định các yếu tố khách quan hợp tử có thể di chuyển dễ dàng vào tử cung.

Tắc vòi trứng là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ hiện đại. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất dẫn đến chứng vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ. Triệu chứng tắc nghẽn vòi trứng thường không biểu hiện ra rõ ràng, vì vậy, nhiều phụ nữ mắc vô sinh trong thời gian dài nhưng thật sự không biết nguyên nhân là gì. Chỉ khi đi khám tổng quát vô sinh hiếm muộn, nhiều chị em mới thực sự rõ về tình trạng của mình.

Để điều trị VSHM, nhiều gia đình đã tìm đến phương pháp thụ tinh nhân tạo (iui). Tuy nhiên với tình trạng vòi trứng bị tắc, liệu trứng có thể thụ tinh thành công và hợp tử có cơ hội di chuyển vào tử cung làm tổ?

Theo lý thuyết, mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng, vì vậy cũng có hai vòi trứng riêng biệt. Hai buồng trứng và vòi trứng này hoạt động riêng rẽ và độc lập, không liên quan đến nhau. Vì vậy, nếu chỉ có một bên vòi trứng tắc, bên còn lại vẫn hoạt động bình thường, người phụ nữ vẫn có khả năng thụ thai.

Tuy nhiên, nếu cả hai bên buồng trứng cùng tắc thì trứng không thể gặp tinh trùng, không thể làm tổ, vì vậy cơ hội thụ thai là bằng 0.

Hỗ trợ sinh sản cho người bị tắc vòi trứng bằng kỹ thuật IUI

Hỗ trợ sinh sản cho người bị tắc vòi trứng bằng kỹ thuật IUI

2. Các bước thụ tinh nhân tạo IUI cho phụ nữ tắc vòi trứng

Quy trình thực hiện iui điều trị vô sinh hiếm muộn cho phụ nữ bị tắc vòi trứng có gì đặc biệt? Dưới đây là toàn bộ quá trình thực hiện một liệu trình iui cho phụ nữ tắc vòi trứng điển hình.

2.1. Bước 1: Thăm khám tổng quát ống dẫn trứng

Bước đầu tiên để thực hiện một ca thụ tinh nhân tạo iui là thăm khám tổng quát ống dẫn trứng. Đây là bước tương đối quan trọng, giúp các bác sĩ có thể nắm được tổng quát tình trạng cơ thể của bệnh nhân, từ đó đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Quá trình thăm khám tổng quát ống dẫn trứng được thực hiện tại bệnh viện với sự kiểm tra của các máy móc và trang thiết bị tiên tiến hiện đại.

Sau khi các bác sĩ điều trị đã có cái nhìn tổng quát sơ lược về tình trạng của buồng trứng, bệnh nhân sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra chuyên sâu khác.

2.2. Bước 2: Kiểm tra chất lượng trứng khi rụng

Chất lượng trứng khi rụng quyết định tương đối thành bài của một liệu trình thụ tinh nhân tạo IUI. Ở bước này, người bệnh sẽ được kiểm tra chất lượng trứng khi rụng. Bằng một loạt các xét nghiệm hormone 17-beta-estradiol, AMH, FSH,… và các thông số AFC, các bác sĩ sẽ đánh giá chất lượng trứng và chất lượng buồng trứng, nhằm đưa ra những chỉ định đúng người, đúng bệnh.

2. 3. Bước 3: Tiến hành thông tắc vòi trứng

Sau khi đã đảm bảo chất lượng trứng ổn định và đạt chất lượng, các bác sĩ sẽ tiến hành thông tắc vòi trứng. Việc này sẽ làm tăng khả năng thành công của ca thụ tinh nhân tạo iui. Nếu tình trạng tắc vòi trứng chỉ diễn ra với cường độ nhẹ, chị em hoàn toàn có thể tự uống thuốc và điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, với các ca bệnh có tình trạng tắc nặng hơn, các bác sĩ buộc phải sử dụng đến các thủ thuật thông tắc vòi trứng như sử dụng bơm hơi, phương pháp mổ nội soi hoặc mổ nội soi tái tạo loa vòi,… Các phương pháp này sẽ được quyết định bởi các bác sĩ chuyên khoa tuỳ theo mong muốn cũng như tình trạng của bệnh nhân.

2.4. Bước 4: Tiêm thuốc kích trứng vào đầu chu kỳ

Về bản chất, tiêm thuốc kích trứng nhằm mục đích tăng tiết các hormone, kích thích trứng chín và rụng ở cả 2 buồng trứng, từ đó tăng khả năng thụ thai. Do đó, tiêm thuốc kích trứng là một trong những bước quan trọng quyết định sự thành bại của một ca thụ tinh nhân tạo.

Tiêm thuốc kích trứng vào đầu chu kì có tác dụng kích thích buồng trứng sản sinh nhiều hormone nội tiết FSH hơn. Với chức năng là một hormone xúc tác, FSH khiến cho nhiều trứng chín và rụng hơn, tạo nhiều cơ hội thụ thai thành công cho phụ nữ.

2.5. Bước 5: Thực hiện thủ thuật bơm IUI vào tử cung

Sau khi đã đảm bảo trứng đủ độ chín và khoẻ mạnh, đạt yêu cầu làm thụ tinh nhân tạo, các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật bơm iui vào tử cung. Tinh trùng của người chồng sau khi trải qua quá trình sàng lọc sẽ được bơm trực tiếp vào tử cung của người vợ bằng đường âm đạo qua một ống mềm được gọi là Catheter.

Quy trình thụ tinh nhân tạo diễn ra tương đối đơn giản, chỉ mất khoảng 5 phút và 25 phút ngồi nghỉ là bệnh nhân có thể xuất viện và theo dõi tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2.6. Bước 6: Theo dõi dấu hiệu mang thai sau IUI

Sau khi thụ tinh nhân tạo (iui) từ 7 đến 10 ngày, bạn đã có thể nhận biết các dấu hiệu sớm của thai kỳ. Lắng nghe tình trạng của cơ thể, bạn có thể nhận ra những dấu hiệu của sinh linh đang lớn dần trong bụng mình.

Để chắc chắn kết quả của ca thụ thai iui, bạn có thể thực hiện những phương pháp thử thai nhanh tại nhà (bằng que hoặc bút thử thai).

Để chắc chắn hơn về các dấu hiệu mang thai, bạn có thể đến bệnh viện để thực hiện những kiểm tra chuyên sâu như siêu âm tử cung, xét nghiệm máu hay xét nghiệm nước tiểu để có kết quả chính xác nhất.

2.7. Bước 7: Khám thai vào các mốc quan trọng ở thai kỳ

Khám thai ở các mốc quan trọng của thai kì (tuần thứ 5 – 6 để kiểm tra sức khoẻ thai, tuần thứ 8 kiểm tra tim thai, tuần thứ 12 kiểm tra dị tật, tuần thứ 26 kiểm tra sự phát triển và tuần 32 là kiểm tra ngôi thai). Việc này sẽ đảm bảo theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi cũng như nhanh chóng phát hiện những vấn đề để có phương pháp chữa trị kịp thời.

3. Địa chỉ bơm tinh trùng IUI cho người bị tắc vòi trứng

Hiện nay, dịch vụ bơm tinh trùng iui (thụ tinh nhân tạo) cho người bị tắc vòi trứng được nhiều phòng khám tư nhân và các bệnh viện lớn cung cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé cũng như tỷ lệ thành công cao, các mẹ bầu iui nên ưu tiên lựa chọn những cơ sở uy tín. Đây thường là các bệnh viện lớn, sở hữu trang thiết bị hiện đại cùng những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn.

Địa điểm thực hiện thụ tinh nhân tạo IUI cho người bị bệnh tắc vòi trứng

Địa điểm thực hiện thụ tinh nhân tạo IUI cho người bị bệnh tắc vòi trứng

Qua thông tin được cung cấp phía trên, bạn đã có câu trả lời cho riêng mình về vấn để Tắc vòi trứng có làm iui được không. Chúc bạn gặp may mắn trên hành trình tìm con còn nhiều gian truân vất vả. Hãy chung tay chia sẻ những thông tin hữu ích trong bài viết này đến cộng đồng.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí