Chia sẻ hay về kinh nghiệm làm IVF thành công của các mẹ
[sapo]Thụ tinh ống nghiệm thành công là tia hi vọng cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ có tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm không cao, phải trải qua đến 5, 6 chu kỳ làm IVF. Có người còn nhiều hơn mới nhận được quả ngọt. Bài viết dưới đây nhằm chia sẻ thông tin hữu ích về kinh nghiệm làm IVF thành công từ những mẹ bầu IVF.[/sapo]
1. Thụ tinh ống nghiệm là như thế nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm hay còn được gọi là IVF. Đây là phương pháp hỗ trợ thụ tinh phổ biến hiện nay. Trong đó, trứng được thụ tinh với tinh trùng tạo thành phôi bên ngoài cơ thể ở trong ống nghiệm.
Các chuyên gia đánh giá IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản đem lại tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay.
Thụ tinh trong ống nghiệm được chỉ định khi người vợ hoặc chồng mắc các bệnh lý gây vô sinh, hiếm muộn như:
- Người chồng có tinh trùng yếu, ít, xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh.
- Trường hợp xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng (lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn)
- Người vợ tắc một hoặc hai vòi trứng; lạc nội mạc tử cung
Quy trình làm IVF được thực hiện bằng cách bơm trực tiếp tinh trùng của người chồng vào bào tương noãn để tạo phôi. Tinh trùng lựa chọn cần được lọc rửa.
Phôi sẽ được chuyển trở lại buồng tử cung sau quá trình nuôi cấy từ 3 – 5 ngày. Phôi sau đó làm tổ và phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.
Trước khi làm thụ tinh ống nghiệm, các cặp vợ chồng được thăm khám, tư vấn từ bác sĩ. Người vợ sẽ được làm thêm các xét nghiệm lâm sàng và dùng thuốc kích thích buồng trứng.
2. Tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm là bao nhiêu?
Tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuốc rất lớn vào tuổi tác của người vợ. Tuổi càng trẻ tỷ lệ thành công càng cao và ngược lại.
Cụ thể, người vợ có độ tuổi dưới 35, tỷ lệ thành công dao động từ 50% – 70%. Tỷ lệ này đối với phụ nữ trên 35 tuổi giảm xuống còn 40% và phụ nữ sau tuổi 40 chỉ còn khoảng 18%.
Nguyên nhân là do tuổi càng cao, chất lượng cũng như số lượng trứng đều suy giảm.
3. Những yếu tố quyết định thụ tinh ống nghiệm thành công
Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ làm IVF thành công sẽ giảm dần theo tuổi tác. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khác tác động đến cơ hội thành công khi làm ivf như:
3.1. Yếu tố tinh thần
Nôn nóng có em bé là tâm trạng chung của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Tuy vậy, quy trình làm IVF cần nhiều hơn thời gian và sự nhẫn nại của người thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất.
Người thực hiện cần ít nhất 6 tuần kể từ thời điểm bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Để xác định chính xác số lượng phôi thai bình thường đã được tạo thành.
Cần thêm 4 tuần đến 6 tuần để chuẩn bị niêm mạc tử cung. Trước khi phôi có thể được đưa vào tử cung và 10 ngày nữa mới có thể biết tử cung có nhận có thai hay không?
Do vậy, bố mẹ cần thêm nhiều sự kiên nhẫn, chờ đợi kết quả của thụ tinh ống nghiệm. Đồng thời, luôn giữ được trạng thái lạc quan để thụ tinh ống nghiệm thành công. Bởi tình trạng vô sinh và làm IVF có thể khiến người vợ hoặc người chồng rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu.
Việc chuẩn bị các biện pháp phòng và điều trị trầm cảm trước khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm là rất quan trọng. Bạn có thể được bác sĩ giới thiệu đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc các nhà trị liệu để điều trị triệu chứng trầm cảm.
Đồng thời, các cặp vợ chồng nên cởi mở, tâm sự với nhau nhiều hơn để cùng giải quyết vấn đề.
3.2. Lựa chọn thời điểm thụ tinh ống nghiệm
Độ tuổi của người vợ quyết định phần lớn tỷ lệ thành công khi làm IVF. Khi thấy mình có những dấu hiệu của vô sinh hiếm muộn. Các cặp vợ chồng nên chủ động bàn bạc và lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sớm.
Trước đây, việc thực hiện thụ tinh ống nghiệm còn gặp nhiều khó khăn. Do thiếu thông tin, hay các kĩ thuật còn lạc hậu. Ngày nay với sự tiến bộ của y học, kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản đã hiện đại hơn.
Các bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm đã thực hiện nhiều ca thụ tinh ống nghiệm thành công.
3.3. Ai có thể thực hiện phương pháp IVF
Phương pháp làm IVF được áp dụng cho trường hợp vô sinh thứ phát và nguyên phát. Có nhiều trường hợp, vô sinh thứ phát xảy ra ở các chị em đã có từ một đến hai con. Bởi vậy, người vợ nên xác định xem mình có đúng là trường hợp cần sử dụng phương pháp này không?
3.4. Lựa chọn địa điểm uy tín, tin cậy làm IVF
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi các kĩ thuật hiện đại và các bác sĩ tay nghề cao. Trực tiếp có lâu năm kinh nghiệm trong nghề.
Do vậy, khi làm IVF bạn nên lựa các bệnh viện lớn có uy tín. Phòng LAB đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm tránh khuẩn, bào tử nấm mốc, virus… trong không khí tấn công
4. Kinh nghiệm làm IVF thành công qua chia sẻ từ những mẹ bầu
4.1 Trước khi làm IVF
Trước vài tháng làm IVF, cần có kế hoạch bổ sung các nhóm dinh dưỡng cần thiết như: protein, đạm; chất xơ, vitamin… Các chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm: các loại hạt, đậu nành; sầu riêng, bơ, các loại cá chứa omega 3, rau lá xanh đậm…
Người chồng nên tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, sò huyết
Hạn chế ăn các món cay nóng, ăn mặn, đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Tránh xa các chất kích thích như: rượu bia, ma túy,…
Uống nhiều nước lọc hoặc bổ sung các loại nước ép không đường
Tích cực tham gia các môn thể thao yêu thích giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, giảm căng thẳng.
Trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng cần tránh quan hệ tình dục.
Người vợ lưu ý không trang điểm, sơn móng tay chân. Nhằm đảm bảo sự an toàn cho quá trình chọc hút trứng.
4.2. Sau khi làm IVF
Về chế độ ăn uống:
Sau khi chuyển phôi cần cung cấp cho cơ thể chất đạm. Từ thịt gà, thịt bò, thịt heo, hàu, tôm, cua, sữa; ăn nhiều rau, chất xơ, uống nước hoa quả. Đặc biệt cần lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sức khỏe, tránh bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Về vấn đề đi vệ sinh:
Sau khi làm IVF, mẹ bầu nên chú ý khi đi vệ sinh như: tránh ngồi xổm; nên ngồi trên cầu cao hạn chế tình trạng táo bón, tiêu chảy; khi đi vệ sinh không nên rặn. Thường xuyên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, thay quần lót để giữ cho âm hộ luôn sạch sẽ, tránh bị nhiễm trùng…
Về đi lại:
Các mẹ nên hạn chế đi lại, nhất là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Bởi đây là thời gian phôi thai bám vào tử cung. Trong trường hợp cần thiết, phải đi lại nhẹ nhàng, không đi cầu thang. Luôn giữ ấm bàn chân bằng việc đi dép hoặc đi tất
Tư thế nằm:
Bác sĩ đưa ra lời khuyên với các mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái sau khi làm thụ tinh ống nghiệm.
5. Biểu hiện của thụ tinh ống nghiệm thành công
Chuyển phôi ngày 5 thành công là dấu hiệu của việc thụ thai thành công. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy chuyển phôi ngày 5 thành công:
Các mẹ sẽ có một chút máu màu nâu hoặc màu đen dính ở quần lót. Nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng vì có nghĩa là phôi đã làm tổ ở tử cung. Trường hợp ra nhiều máu màu đỏ tươi thì bạn cần đến bệnh viện kiểm tra.
Nhiều mẹ IVF mô tả về triệu chứng buồn nôn có thể xảy ra sau khi chuyển phôi ngày 5 thành công.
Đau bụng dưới là tình trạng phổ biến thường gặp sau khi chuyển phôi thành công
Tình trạng chuột rút xảy ra như chuột rút trong thời kì kinh nguyệt
Núm vú trở nên nhạy cảm, có thể hơi đau ngực.
Bài viết trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm làm IVF thành công từ các mẹ bầu. Ba mẹ có thể trực tiếp đến Bệnh viện Hồng Hà để được tư vấn, thăm khám chi tiết. Các bác sĩ tại đây đều là các bác sĩ có bề dày kinh nghiệm cao, đang công tác tại các bệnh viện phụ sản hàng đầu Việt Nam.