Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Quy trình làm IVF bao gồm bao nhiêu bước cơ bản

Theo chuyên gia hỗ trợ sinh sản tại BV Hồng Hà, để làm thủ tục IVF hai vợ chồng mang bản sao công chứng và bản gốc của giấy đăng kí kết hôn và chứng minh nhân dân của 2 vợ chồng(có thể thay thế bằng thẻ căn cước hoặc hộ chiếu) để đối chiếu. Nếu giấy tờ hợp lệ, vợ chồng sẽ có lịch hẹn để bắt đầu điều trị. Ngày làm thủ thuật(chọc trứng, hút phôi), bạn mang theo bảng gốc để đối chiếu. Hai vợ chồng được khai thác hồ sơ, ký cam kết làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Hai vợ chồng lấy vân tay trong ngày chọc, hút noãn.
Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm gồm 5 bước: bước 1 khám sức khỏe đánh giá khả năng sinh sản, bước 2 kích thích buồng trứng, bước 3 chọc hút trứng, bước 4 thụ tinh, bước 5 chuyển phôi, bước 6 thử thai, bước 7 theo dõi thai nhi. Trước khi thụ tinh ống nghiệm, hai vợ chồng sẽ được thực hiện các xét nghiệm, pap’s, khám phụ khoa,xét nghiệm máu cơ bản (GS-Rh, HIV, HbsAg, BW…), tinh dịch đồ. Kết quả khám bình thường, bệnh nhân sẽ có lịch để bắt đầu đợt điều trị IVF

1. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là gì

Thụ tinh trong ống nghiệm (ivf) là phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn tiên tiến nhất hiện nay. Ứng dụng hàm lượng trí tuệ cao cùng những trang thiết bị hiện đại, IVF là phương pháp hiệu quả, mang đến tin vui cho nhiều gia đình hiếm hoi về đường con cái.
Thụ tinh ống nghiệm ứng dụng công nghệ tế bào vào y khoa.

Theo đó, sau khi thụ tinh cho trứng và tinh trùng trong môi trường phòng thí nghiệm, phôi sẽ được nuôi cấy thêm từ 2 – 3 ngày trước khi được chuyển vào tử cung của mẹ. Người mẹ sau đó sẽ trải qua thời kì thai nghén 9 tháng 10 ngày trước khi sinh con ra đời.

Hiểu biết rõ nhất về thụ tinh ống nghiệm IVF

Hiểu biết rõ nhất về thụ tinh ống nghiệm IVF

2. Từng bước quan trọng trong quy trình làm IVF hiện nay

Dưới đây là toàn bộ quy trình làm IVF tại các cơ sở điều trị vô sinh hiếm muộn nổi tiếng tại khu vực Hà Nội.

Bước 1: Khám lâm sàng, đánh giá tổng quát sức khỏe sinh sản

Kiểm tra khả năng sinh sản, tư vấn nguyên nhân hiếm muộn và hướng điều trị, siêu âm và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Đây là bước vô cùng quan trọng, tuy nhiên thường bị những cơ sở không chuyên bỏ qua. Việc thực hiện kĩ lưỡng khâu kiểm tra và sàng lọc sẽ giúp cho các chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ được hiệu quả và đúng hướng. Ở bước này bạn sẽ được kiểm tra tổng thể tất cả các hệ cơ quan và chức năng của cơ thể, nhằm đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý và hiệu quả nhất.

Bước 2: Thực hiện kích thích buồng trứng bằng thuốc

Đây là bước đầu tiên của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Bước này được thực hiện nhằm mục đích có nhiều nang trứng cùng phát triển ở cả hai buồng trứng. Có nhiều pp để kích thích buồng trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm và thực tế có nhiều chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm không cần sử dụng thuốc kích trứng hay còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm theo chu kỳ tự nhiên.

Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm đều sử dụng kích thích buồng trứng dưới 1 pháp đồ kích thích nào đó.

Tại bước này, người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng mỗi ngày, thường là trong khoảng 9 đến 12 ngày. Ở bước này, nồng độ FSH kích noãn là một loại hormone được giải phóng từ thuỳ trước tuyến yên trong não sẽ được tiêm vào người phụ nữ với nồng độ cao hơn tự nhiên. Việc này kích thích buồng trứng có kiểm soát nhằm tạo ra nhiều trứng.

Khi nang noãn đạt kích thước theo quy định, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng: Mũi kích rụng trứng, mũi thuốc này cần phải tiêm đúng giờ.

Bước 3: Chọc hút trứng từ người vợ

Từ 36 đến 40 sau khi tiêm mũi thuốc cuối cùng, người vợ sẽ được chọc hút trứng. Lúc này bệnh nhân sẽ được chọc hút trứng. Trong suốt thời gian chọc hút trứng, người bệnh sẽ được gây mê nê không hề cảm thấy đau đớn. Sau khi hút trứng và dị nang, trứng sẽ được kiểm tra và tách dưới kính hiển vi..

Bước 4: Chọn lọc tinh trùng chất lượng

Người chồng có thể thực hiện lấy tinh trùng tại bệnh viện hoặc tại nhà. Tuy nhiên, nếu lấy tinh trùng tại nhà thì phải đảm bảo mang mẫu tinh trùng quay lại bệnh viện trong thời gian 1 giờ đồng hồ kể từ khi lấy mẫu. Trước khi lấy mẫu tinh trùng, người chồng sẽ được chỉ định hạn chế quan hệ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày để đảm bảo số lượng và chất lượng của tinh trùng.

Bước 5: Tiến hành thủ thuật thụ tinh IVF

Bước này được diễn ra  hoàn toàn trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Tiêm 1 tinh trùng duy nhất vào 1 noãn duy nhất để tạo thành phôi. Thông thường, phôi sẽ được chuyển đi theo từ 2 đến 5 ngày sau khi chọc hút trứng. Sau khi trứng gặp tinh trùng kết hợp tạo thành hợp tử, hợp tử mới này sẽ được nuôi cấy trong môi trường vô trùng dưới sự theo dõi của các bác sĩ. Đến khi đạt đủ tiêu chuẩn và kích thước, các bác sĩ sẽ tiến hành bước tiếp theo.

Nếu độ dày của niêm mạc tử cung đáp ứng được trao đổi dinh dưỡng với phôi, thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển. Trong trường hợp niêm mạc tử cung quá mỏng, chưa thực sự phù hợp nuôi phôi thì cần tiếp tục theo dõi và chờ thời điểm thích hợp.

Bước 6: Chuyển phôi trưởng thành vào tử cung

Phôi nếu đạt kích thước mong muốn hoàn toàn có thể được thực hiện chuyển ngay vào tử cung người phụ nữ. Nếu sau 3 ngày, phôi vẫn chưa thực sự hoàn thiện và đủ tiêu chuẩn, có thể bạn sẽ đợi thêm 2 ngày nữa để thực hiện thủ thuật chuyển phôi vào vùng niêm mạc tử cung.

Một bơm tiêm chứa 1 hoặc nhiều hơn 1 phôi, bác sĩ sẽ đặt ống ở âm đạo, đi qua cổ tử cung vào tử cung. Sau khi đã vào tử cung, bác sĩ sẽ bơm phôi vào và nhẹ nhàng rút ống catheter ra.

Tiến hành chuyển phôi vào tử cung người mẹ

Tiến hành chuyển phôi vào tử cung người mẹ

Bước 7: Kiểm tra sự xuất hiện của thai nhi

Sau khi phôi được chuyển vào tử cung thành công, 14 ngày sau, người vợ sẽ được xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ beta HCG. 3 tuần tiếp theo sẽ được siêu âm và xác định vị trí cũng như số lượng thai. Đến bước này, cũng có thể coi như quy trình làm ivf (thụ tinh trong ống nghiệm) đã hoàn toàn thành công.

Bước 8: Theo dõi sức khỏe phôi thai định kỳ theo các mốc

Đây là bước cuối cùng của quy trình làm ivf. Theo dõi phôi thai định kì là việc mà bất cứ sản phụ nào cũng nên làm, đặc biệt là những sản phụ ivf. Điều này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện những vấn đề trong quá trình phát triển của thai nhi để có những phương pháp điều trị kịp thời.

3. Những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi làm IVF

Để hoàn thiện thủ tục thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF, chị em cần chuẩn bị 1 số giấy tờ:

– 1 bản cam kết đồng ý thực hiện IVF theo mẫu của đơn vị thực hiện.

– Giấy tờ pháp lý như căn cước công dân hoặc giấy phép lái xe của hai vợ chồng.

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng.

– Ngoài ra cả 2 vợ chồng cần thực hiện xét nghiệm cơ bản để hoàn thiện hồ sơ làm IVF hiện nay.

Đây là những chứng từ đảm bảo các thủ tục về mặt pháp lý trước mỗi ca thực hiện ivf.

Giấy tờ cần thiết để thực hiện quy trình IVF

Giấy tờ cần thiết để thực hiện quy trình IVF

Trên đây là toàn bộ chi tiết quy trình làm ivf (hay còn được gọi là quy trình thụ tinh trong ống nghiệm). Với thông tin cung cấp phía trên, bạn đã đủ tự tin để hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về quá trình thụ tinh hiện đại này. Chúc cho bạn gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống, và sớm ngày gặp được đứa con thân yêu của mình. Hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều người hơn để lan tỏa yêu thương và những giá trị ý nghĩa.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí