Chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm chuẩn nhất
Chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm khi đang thực hiện IVF là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế việc tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng riêng này là khoa học và cần thiết. Đặc biệt các hướng dẫn liên quan đến dạng thực đơn đặc biệt này tương đối dễ hiểu và dễ thực hiện. Bài viết dưới đây là chia sẻ nhận định chuyên môn của bác sĩ tại BV Hồng Hà về chế độ ăn cho người thụ tinh ống nghiệm.
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng dành cho người làm IVF
Điều mà tất cả các cặp vợ chồng quan tâm khi thực hiện IVF chính là kết quả của quá trình chuyển phôi. Tức là cặp đôi luôn mong muốn phôi có thể bám tốt vào tử cung và thai kỳ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên giai đoạn này là một trong những giai đoạn tương đối nhạy cảm. Bản thân nữ giới sẽ yêu cầu chế độ dinh dưỡng riêng biệt để đảm bảo hai vấn đề quan trọng như sau:
– Hỗ trợ quá trình cấy ghép phôi thai vào tử cung.
Nếu cơ thể chị em không khoẻ hoặc không đủ chất dinh dưỡng tại giai đoạn thực hiện cấy ghép phôi thai thì tỷ lệ cấy ghép thành công sẽ giảm đáng kể. Đã có nhiều trường hợp phôi thai bị cơ thể đào thải ra ngoài do một số vấn đề về sức khoẻ mà cụ thể là thiếu dưỡng chất và các vitamin.
– Nền tảng cơ bản cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
Ngay trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đã yêu cầu hàm lượng dưỡng chất tương đối đặc biệt. Cụ thể, ngay khi phôi thai làm tổ trong tử cung, máu của người mẹ sẽ được tăng cường vận chuyển đến cơ quan này để nuôi dưỡng thai nhi. Vậy đây là giai đoạn các chị em cần dung nạp thêm sắt. Các giai đoạn phát triển tiếp theo cũng tương tự như vậy, mẹ bầu cần dung nạp đúng và đủ các dưỡng chất có lợi cho thai kỳ để tạo nền tảng thích hợp nhất cho sự phát triển của bé yêu.
2. Chế độ ăn cho người khi làm thụ tinh ống nghiệm cần bổ sung
Ăn gì trước và sau khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ bao gồm các nhóm thực phẩm nào? Hãy cùng theo dõi list các loại thực phẩm có ích, nên tin dùng do các bác sĩ chuyên môn cao tại BV Hồng Hà gợi ý nhé!
2.1 Trái cây và rau củ quả tươi
Ăn gì trước khi thụ tinh trong ống nghiệm là câu hỏi của rất nhiều người? Chắc hẳn các chị em phụ nữ đều không còn lạ lẫm với những lời khuyên dung nạp nhiều trái cây và rau xanh. Trên thực tế các loại thực vật này cho chị em lượng chất xơ dồi dào và cực kỳ lý tưởng để thúc đẩy nội tiết tố bên trong cơ thể. Thậm chí nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau xanh lá xanh đậm như cải, súp lơ, rau chân vịt,…còn có khả năng kích thích một số nhóm dây thần kinh tự động thải bỏ Estrogen thừa ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra các nhóm vitamin có trong rau xanh và trái cây còn có khả năng đưa hormone nữ đến buồng trứng và tử cung. Điều này được các bác sĩ sản khoa đánh giá là rất có lợi đối với quá trình IVF nói chung, đặc biệt là giai đoạn phôi làm tổ nói riêng.
2.2 Sữa và chế phẩm từ sữa
Nếu kiên trì dung nạp sữa hàng ngày thì chị em sẽ nhận được lượng canxi, protein và vitamin tương đối lý tưởng. Đây là tiền đề rất tốt cho sự phát triển của thai nhi trong tương lai. Tuy nhiên trong trường hợp chị em muốn sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa hàng ngày thì nên ưu tiên sử dụng sữa ít đường hoặc sữa tách kem để hạn chế chất béo.
2.3 Thực phẩm thuộc họ nhà đậu
Các loại thực phẩm thuộc họ nhà đậu có nhiều vitamin, magie, kẽm,… Thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng còn tìm thấy thành phần canxi và omega-3 trong nhóm thực phẩm này. Đây chính là các dưỡng chất “vàng” hỗ trợ cải thiện sức khoẻ buồng trứng và tử cung cho phụ nữ. Nếu sử dụng đậu một cách khoa học, chị em có thể tự ổn định, cân bằng lại lượng hormone nội tiết trong cơ thể để đón thai kỳ.
2.4 Những món ăn có trứng
Trứng được biết đến như nguồn dinh dưỡng và vitamin tương đối dồi dào. Thậm chí nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng dưỡng chất có trong trứng gà còn hỗ trợ tinh thần minh mẫn và phấn chấn hơn. Điều này cực kỳ có lợi cho quá trình thụ thai của chị em phụ nữ.
Để đảm bảo an toàn, các chị em vẫn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung trứng vào thực đơn hàng ngày của mình trong giai đoạn làm IVF. Tuy nhiên tần suất sử dụng trứng khoảng 2 – 3 quả/tuần được đánh giá là hợp lý và cần thiết.
2.5 Phần nạc của thịt động vật
Thịt nạc giàu đạm nhưng lại ít chất béo nên được xem như loại thực phẩm lành tính đối với cơ thể phụ nữ. Nếu chị vừa mới cấy ghép phôi thai vào cơ thể cũng như vừa phải trải qua giai đoạn kích buồng trứng với tần suất cao thì cần bổ sung thịt nạc vào các bữa ăn của mình. Protein từ thịt sẽ đẩy nhanh tốc độ tự phục hồi của buồng trứng cũng như kích thích phôi thai nhanh phát triển.
2.6 Các loại hạt ngũ cốc
Ngũ cốc là nhóm thực phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm. Cụ thể, chúng sẽ cung cấp cho mẹ bầu hàm lượng Estrogen phù hợp để tăng cường sức khoẻ, cải thiện khả năng chuyển hoá dinh dưỡng đến thai nhi. Đối với các chị em còn gặp hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố thai kỳ thì sử dụng ngũ cốc lại càng là gợi ý thích hợp.
Một số loại hạt các bạn độc giả có thể tham khảo bổ sung thêm vào thực đơn bao gồm đỗ xanh, đỗ đen, mắc-ca, hạnh nhân, hạt dẻ,…
2.7 Đồ ăn hải sản tươi
Đa số mọi người đều đã biết hải sản tươi giàu khoáng chất như sắt và kẽm. Có thể nói đây chính là nguồn dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi rất tốt. Đặc biệt nếu chị em phụ nữ tăng cường dung nạp hải sản trong thời gian làm IVF thì khả năng đậu thai sẽ được tăng cao.
Lưu ý riêng đối với hải sản chị em cần hết sức cẩn thận khi bổ sung vào thực đơn để tránh trường hợp dị ứng hoặc ngộ độc.
3. Những thực phẩm có thể khiến bà bầu IVF HỐI HẬN
Bên cạnh các loại thực phẩm có lợi thì các chị em vẫn cần hết sức lưu ý đối với các nhóm thực phẩm có hại. Về cơ bản thực phẩm có hại nhanh chóng tác động đến không chỉ sức khoẻ của mẹ bầu mà còn là tỷ lệ phôi thai làm tổ thành công. Chính vì lý do này mà tốt nhất các chị em cần tránh tuyệt đối hai nhóm thực phẩm sau:
3.1 Món ăn chứa chất béo bão hòa
Các nghiên cứu uy tín trên thế giới đã khẳng định rằng tỷ lệ làm IVF thành công sẽ giảm hẳn nếu chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm có xuất hiện chất béo bão hoà. Dạng chất béo này thường làm cơ thể phản ứng chậm hơn với Insulin, tăng khả năng viêm buồng trứng hoặc suy giảm nội tiết tố thất thường.
Các món ăn có chứa chất béo bão hoà phổ biến nhất hiện nay bao gồm thịt đóng hộp, thịt hun khói, khoai tây chiên, đồ chiên xào,…
3.2. Nước uống có gas, cồn, chất kích thích
Nước uống có gas cũng như các chất kích thích được cho là gây ức chế quá trình rụng trứng và cải thiện sức khoẻ tử cung của giới nữ. Thậm chí chúng còn có thể tác động xấu đến các dây thần kinh và ảnh hưởng lượng hormone nữ được sản sinh ra tại thời điểm chị em dung nạp loại đồ uống này quá nhiều. Đây đều là những yếu tố gây bất lợi lớn đối với quá trình thụ thai IVF.
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm chuyên biệt. Nhìn chung đây mới chỉ là các tư vấn khái quát và các bạn độc giả vẫn nên tham khảo thêm ý kiến trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa để chọn ra thực đơn phù hợp nhất dành cho thể trạng của mình nhé. Chúc các bạn thành công!