Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Cần gặp bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn khi nào?

Vô sinh hiếm muộn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc của các gia đình. Khi đã cố gắng thụ thai tự nhiên trong một khoảng thời gian nhất định nhưng vẫn không có con, hãy nghĩ ngay đến việc gặp bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn nếu muốn có được trọn vẹn tiếng cười trẻ thơ.

1. Thế nào được gọi là vô sinh hiếm muộn?

Vô sinh là khi một cặp vợ chồng không thể có thai mặc dù quan hệ tình dục bình thường và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong khoảng thời gian 1 năm. Ở nước ta hiện nay, trung bình 7 cặp vợ chồng lại có một cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai. Khoảng 84% các cặp vợ chồng sẽ thụ thai trong vòng một năm nếu họ quan hệ đều đặnc(2-3 lần/ngày) và không sử dụng các phương pháp tránh thai nào. Trường hợp những cặp vợ chồng đã có gắng thụ thai 3 năm mà không thành công, khả năng thụ thai tự nhiên giảm xuống còn 1/4 hoặc ít hơn trong vòng 1 năm tới.

Nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn phụ nữ ở độ tuổi 39 không mang thai trong năm đầu tiên nhưng đã mang thai vào năm thứ 2 mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các phương pháp y khoa.

Phụ nữ trong độ tuổi từ 27-34 tuổi, chỉ có khoảng 6% không thể thụ thai trong năm thứ hai. Với phụ nữ từ 35- 39 tuổi với điều kiện bạn đời của họ dưới 40 tuổi, có khoảng 9% không thể thụ thai trong năm thứ hai.

Chính vì thế, ngay cả khi các cặp đôi đã cố gắng thụ thai trong một năm nhưng không có tin vui, điều này không có nghĩa họ bị vô sinh. Cặp vợ chồng nên tìm hiểu nguyên nhân chưa có thai trước khi quyết định sử dụng các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn.

Vô sinh hiếm muộn là khi thụ thai tự nhiên đều đặn trong khoảng 1 năm nhưng không có con

Vô sinh hiếm muộn là khi thụ thai tự nhiên đều đặn trong khoảng 1 năm nhưng không có con

2. Khi nào nên gặp bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn?

Các cặp đôi nên gặp bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn khi:

– Nữ giới dưới 35 tuổi không sử dụng biện pháp tránh thai nào trong vòng 1 năm nhưng chưa có thai.

– Nữ giới trên 35 tuổi trở lên, cần gặp bác sĩ hiếm muộn sau khoảng 6 tháng cố gắng thụ thai mà không thành.

– Khi gặp các vấn đề bất thường liên quan đến khả năng sinh sản, tốt nhất cặp vợ chồng nên đến gặp bác sĩ hiếm muộn để được tư vấn cụ thể.

Một số tình trạng nhất định cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả vợ lẫn chồng cặp đôi. Chính vì vậy trước khi dành đủ thời gian 6 tháng hoặc một năm để cố gắng mang thai một cách tự nhiên, các cặp đôi nên trao đổi với bác sĩ nếu có tiền sử mắc một trong các bệnh sau đây:

– Bệnh viêm vùng chậu gây nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của phụ nữ

– U xơ

– Tế bào nội mạc tử cung bị lạc

– Hội chứng buồng trứng đa nang làm mất cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ

– Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu hay chlamydia.

– Các ống dẫn trứng bị tắc do mang thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng hoặc do các phẫu thuật trước đó.

– Trước đây đã từng phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu.

– Mắc bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp.

Ngay cả khi người vợ hoặc chồng chưa bao giờ được chẩn đoán về một tình trạng bệnh lý cụ thể nào thì đặc điểm thể chất và các triệu chứng nhất định cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cặp đôi. Nếu người vợ khó mang thai kèm theo những dấu hiệu bất kỳ thất thường nào sau đây hãy trao đổi với bác sĩ hiếm muộn:

– Chu kỳ kinh nguyệt thất thường, đau bụng khi hành kinh, kỳ kinh nguyệt kéo dài.

– Đau vùng chậu hàng ngày

– Tóc rụng nhiều

– Nổi mụn trứng cá nhiều, nhất là vùng mặt

– Trên mặt và cơ thể xuất hiện nhiều lông

Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều trên 300mg caffeine mỗi ngày hoặc tình trạng thừa, thiếu cân đáng kể cũng có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản và mang thai ở nữ giới.

3. Bác sĩ chữa hiếm muộn có thể hỏi những câu nào?

Trong buổi gặp đầu tiên, bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn sẽ bắt đầu bằng cách nói chuyện với các cặp đôi về tình trạng sức khỏe và tiền sử về các vấn đề y tế. Mặc dù, bác sĩ có thể đưa ra một số câu hỏi khó xử hoặc lúng túng nhưng để đánh giá cụ thể nguyên nhân khiến đôi vợ chồng không thể có thai thì đây là cách tốt nhất.

Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây vô sinh là sự kết hợp của nhiều yếu tố, vì thế việc kiểm tra kỹ lưỡng vô cùng quan trọng.

Một số câu hỏi bác sĩ chữa hiếm muộn thường đặt ra:

– Tiền sử bệnh lý của cả vợ và chồng, bao gồm những phẫu thuật hoặc bất kỳ bệnh mãn tính nào người bệnh đã từng trải qua.

– Việc sử dụng thuốc

– Thói quen sử dụng rượu bia, caffeine, thuốc lá, ma túy hay các chất kích thích khác.

– Người bệnh có tiếp xúc với chất độc, hóa chất hoặc bức xạ trong nhà hoặc tại nơi làm việc hay không?

– Thói quen sinh hoạt tình dục của cặp đôi, bao gồm: bất kỳ tiền sử nào về các vấn đề tình dục, tần suất quan hệ tình dục của bạn hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Thói quen sử dụng đồ lót (nếu là đàn ông): Việc mặc quần sịp bó sát có thể khiến nhiệt độ vùng bìu quá ấm, làm cho việc sản xuất tinh trùng gặp vấn đề.

Bác sĩ hiếm muộn cũng sẽ hỏi về tiền sử phụ khoa của một người phụ nữ:

– Nữ giới đã từng mang thai hay kết quả của những lần mang thai đó (sảy thai, sinh thường, thai lưu, sinh non, hay sinh mổ).

– Tần suất xuất hiện kinh nguyệt trong năm vừa qua.

– Kinh nguyệt có đều hay không, có bị trễ kinh hay bị ra máu thất thường giữa các kỳ kinh hay không.

– Những thay đổi về lượng máu, sự xuất hiện của các cục máu đông trong máu kinh.

– Những biện pháp tránh thai đã sử dụng.

– Nữ giới đã từng đi khám về vấn đề sinh sản hay chưa, nếu có đã điều trị như thế nào và kết quả ra làm sao. Nếu đã gặp bác sĩ về các vấn đề sinh sản trước đây, hãy đảm bảo mang theo tất cả hồ sơ y tế liên quan đến khả năng sinh sản để bác sĩ đánh giá.

Bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn đặt ra nhiều câu hỏi

Bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn đặt ra nhiều câu hỏi

4. Bác sĩ chữa hiếm muộn yêu cầu làm những xét nghiệm nào?

Để phục vụ cho việc khám và điều trị vô sinh hiếm muộn, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:

4.1 Xét nghiệm máu và phân tích tinh dịch

Xét nghiệm đầu tiên bác sĩ cần thực hiện đó là xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone nam, nồng độ hormone nữ, prolactin, cũng như một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: HIV và viêm gan.

– Khám sức khỏe có thể bao gồm khám vùng chậu, mục đích để tìm bệnh lậu, chlamydia hoặc các bệnh nhiễm trùng sinh dục khác có thể gây ra các vấn đề sinh sản.

– Xét nghiệm tinh dịch đồ ở nam giới để kiểm tra số lượng, bất thường về hình dạng, khả năng di chuyển của tinh trùng và một số bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng sinh dục.

– Bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn cũng có thể lên lịch xét nghiệm máu khác dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, như:

– Xét nghiệm hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) thực hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Hormone tạo hoàng thể tăng lên vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy nữ giới có thể phải đến bệnh viện để làm thêm các xét nghiệm sau đó, và khoảng bảy ngày sau khi bắt đầu rụng trứng, chị em cần quay lại lần nữa để thực hiện xét nghiệm này.

– Sau khi nữ giới rụng trứng, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ progesterone và estradiol, so sánh chúng với mức độ đạt được trong ngày thứ hai hoặc thứ ba trong chu kỳ kinh.

4.2 Các xét nghiệm và quy trình khác

Ngoài các xét nghiệm kể trên, trong quy trình thăm khám bác sĩ chữa hiếm muộn cũng chỉ định một số thử nghiệm và quy trình khác bao gồm:

– BBT vẽ biểu đồ: Lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản chính là cách để kiểm tra sự rụng trứng. Tuy nhiên, dù BBT là một kỹ thuật đã được sử dụng trong nhiều năm nhưng các chuyên gia y tế sản khoa không tin tưởng vào mức độ chính xác của nó như các xét nghiệm rụng trứng khác.

– Kiểm tra hậu kỳ: Đây là bước lấy mẫu chất nhầy ở cổ tử cung để kiểm tra bằng kính hiển vi, xét nghiệm này yêu cầu cặp vợ chồng cần giao hợp vài giờ trước khi đến gặp bác sĩ để tiến hành lấy mẫu. Xét nghiệm này là một cách để kiểm tra khả năng tồn tại của tinh trùng và sự tương tác của chúng với chất nhầy cổ tử cung.

– Siêu âm qua âm đạo: Để kiểm tra tình trạng của tử cung và buồng trứng bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm. Thông qua phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể xác định các nang trong buồng trứng có hoạt động bình thường hay không. Thời gian thực hiện siêu âm là 15 ngày trước kỳ kinh nguyệt dự kiến của phụ nữ.

– Hysterosalpingogram: Chụp hysterosalpingogram, hay còn gọi là tubogram hoặc HSG. Trong quy trình này, sau khi thuốc nhuộm dạng lỏng được tiêm vào trong tử cung qua cổ tử cung và âm đạo một loạt các tia X được thực hiện qua ống dẫn trứng. Chụp HSG có thể chẩn đoán tình trạng tắc nghẽn ống dẫn trứng và các khuyết tật của tử cung (nếu có). Nếu ống dẫn trứng bị tắc, trên phim chụp X-quang vật cản sẽ hiện ra rõ ràng vì thuốc nhuộm lỏng sẽ không vượt qua được. HSG thường được chỉ định chụp trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 13 của chu kỳ kinh.

– Nội soi tử cung: Khi phát hiện những vấn đề trên phim chụp HSG, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi tử cung. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ giống như kính viễn vọng mỏng người bệnh đang gặp phải.

– Nội soi ổ bụng: Sau khi hoàn tất các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể tiến hành nội soi ổ bụng. Cụ thể, một ống soi được đưa vào bụng thông qua một vết rạch nhỏ để tìm kiếm sẹo, tình trạng lạc nội mạc tử cung và các tình trạng khác.

– Sinh thiết nội mạc tử cung: Để đảm bảo phôi thai có được môi trường tốt nhất trong tử cung khi cấy phôi vào, bác sĩ có thể muốn lấy sinh thiết niêm mạc tử cung của phụ nữ. Trong quá trình sinh thiết nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ đưa ống thông vào tử cung qua âm đạo và cổ tử cung để lấy một mẫu mô từ nội mạc tử cung. Sau đó mẫu sinh thiết sẽ được bác sĩ phân tích trong phòng thí nghiệm.

Sinh thiết nội mạc tử cung là cách để phát hiện vô sinh hiếm muộn

Sinh thiết nội mạc tử cung là cách để phát hiện vô sinh hiếm muộn

Thời điểm gặp bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn càng sớm thì khả năng có con càng cao. Chính vì thế ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về sinh sản, các cặp vợ chồng hãy đến bệnh viện và gặp bác sĩ nhé!

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí