Tập yoga có bị vô sinh không và mẹo ngừa vô sinh nhờ bộ môn này
[sapo]Tập yoga có bị vô sinh không đã liên tục lọt top search của các chị em thời gian gần đây. Vấn đề này bắt nguồn từ việc thông tin nhiều người bị chẩn đoán VSHM sau nhiều năm luyện tập bộ môn này![/sapo]
I. Tập yoga có bị vô sinh không? Sự thật hay lời đồn
Trước hết chúng ta sẽ làm rõ vấn đề tập yoga có bị vô sinh không? Câu trả lời chính thức là KHÔNG. Theo lý thuyết, chị em phụ nữ dễ gặp phải một số căng thẳng và áp lực trong độ tuổi sinh sản. Tâm lý này lại càng trở nên nghiêm trọng đối với các chị em khó mang thai.
Nếu bạn không tự giải tỏa được cảm xúc thì một số cơ quan sẽ tự suy giảm chức năng.
Cụ thể, tuyến thượng thận sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Khiến tỷ lệ cường giáp tăng cao, gây suy giáp và cuối cùng làm mất sự cân bằng vốn có của hormone sinh dục nữ. Hệ quả của quá trình này chính là sự rối loạn chức năng sinh sản tự nhiên.
Tuy nhiên, yoga là biện pháp giúp giải toả áp lực, căng thẳng tốt hơn nhiều lần so với các bộ môn thể thao vận động nói chung. Các nghiên cứu đến từ Đại học California (Mỹ) đã chứng minh được tỷ lệ thụ thai thành công ở nữ giới sẽ cao hơn nếu tập yoga ít nhất 12 phút/ngày. Như vậy, rõ ràng tập yoga chứ có lợi chứ không thể hại đến khả năng mang thai của phái đẹp như các thông tin trên mạng được
Với nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng hiếm muộn của những người tập yoga lâu năm. Câu trả lời chính là do thảm hỗ trợ tập yoga mà mọi người vẫn sử dụng hàng ngày.
Đại học Harvard đã tiên phong công bố kết quả các nghiên cứu của mình và khẳng định đã tìm thấy lượng lớn chất gây vô sinh trong vật dụng này.
Các chuyên gia đã thu thập mẫu nước tiểu của khoảng 211 tình nguyện viên bị vô sinh có tập yoga. Kết quả, trong thành phần nước tiểu của những tình nguyện viên này đều có chứa PFRs.
Hợp chất PFRs sẽ làm giảm tới 40% khả năng thụ thai tự nhiên thành công.
Điều đáng nói là PFRs có mặt trong hầu hết các loại thảm tập yoga hiện nay. Chất này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu tiếp xúc trực tiếp và thậm chí chúng còn có thể phân tán trong không khí.
Đây chính là lý do vì sao những người tập yoga lâu năm vô tình bị vô sinh mà chính bản thân cũng không biết cách phòng ngừa.
II. Lợi ích của bài tập YOGA đối với sức khỏe sinh sản hiện nay
Có thể nói tập yoga là một trong những bộ môn hỗ trợ tốt nhất cho sức khoẻ phái đẹp hiện nay. Vì đặc tính thiên về vật lý trị liệu thay vì chữa bệnh, can thiệp, xâm lấn nên yoga đặc biệt an toàn, thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau.
Nếu chị em vẫn còn băn khoăn liệu tập yoga có gây vô sinh không thì hãy để các lợi ích sau trả lời giúp nhé!
1. Hỗ trợ máu lưu thông đều đặn, liên tục đến tử cung
Yoga là tên gọi chung của các động tác, tư thế kéo dãn các phần thuộc cơ và dây chằng của người tập. Các động tác có thể giúp tác động lần lượt đến các động mạch quan trọng trên khắp cơ thể, tuỳ theo chủ đích cũng như liệu trình tập luyện.
Lợi ích đầu tiên mà yoga đem lại chính là khả năng giúp máu lưu thông tốt hơn.
Nhờ vậy, các cơ quan sinh sản chủ chốt như: buồng trứng, tử cung, vùng chậu cũng có lượng máu dồi dào nuôi dưỡng. Khi các cơ quan nói trên khoẻ mạnh, tỷ lệ thụ thai thành công của các cặp đôi chắc chắn sẽ gia tăng đáng kể.
2. Đánh tan stress, căng thẳng NHANH CHÓNG
Nhiều bác sĩ đã công nhận tổ hợp các động tác của yoga có khả năng giúp phái đẹp thư giãn tinh thần được nhanh chóng và hiệu quả. Người tập sẽ được hướng dẫn dồn sự tập trung vào sự chuyển động nhẹ nhàng của cơ thể, quan trọng là đạt đến sự bình thản nhất định trong tâm hồn.
Ngoài ra, kỹ thuật hít thở nổi tiếng của yoga cũng được các chuyên gia đánh giá rất cao. Cách hít thở của bộ môn này có thể khai thông khí huyết, đưa máu lên não tốt hơn. Khi hoạt huyết thì não bộ cũng điều tiết hormone tốt hơn giúp ổn định chu trình rụng trứng và thụ thai tự nhiên.
3. Hỗ trợ cân bằng ổn định nội tiết tố trong cơ thể
Chị em có khá nhiều loại hormone cần được nuôi dưỡng và duy trì sự ổn định như: hormone nữ, hormone tuyến giáp, hormone thượng thận,… Chỉ cần các hormone nói trên rơi vào trạng thái mất cân bằng thì cơ thể chúng ta sẽ mất hoàn toàn khả năng hoạt động của buồng trứng.
Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể không thể phóng noãn và chu kỳ rụng trứng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, chị em sẽ dần mất khả năng mang thai.
Yoga lại chính là một trong số ít các bộ môn có thể khắc phục nhanh chóng các chứng rối loạn nội tiết nói chung ở phụ nữ. Cụ thể, chúng sẽ thường bắt đầu từ việc ổn định các dây thần kinh, điều chỉnh việc tuần hoàn máu và đưa cơ thể đến trạng thái cân bằng.
Khi cơ thể cân bằng thì nội tiết tố cũng tự ổn định. Về lâu về dài, các động tác yoga sẽ hỗ trợ chị em điều chỉnh từng tuyến sản xuất nội tiết, như vậy hormone nữ sẽ luôn được đảm bảo ở ngưỡng an toàn.
4. Cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể
Nhiều nghiên cứu uy tín trên thế giới đã khẳng định tốc độ sản xuất bạch cầu ở nữ giới có thể nhanh hơn khi tập luyện yoga.
Nhờ các tế bào này, cơ thể sẽ có hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh cùng nhiều tế bào kháng thể.
Chị em phụ nữ sẽ không chỉ được nâng cao sức khoẻ nền nói chung mà còn đẩy lùi được khả năng bị viêm nhiễm tại vùng kín hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung.
5. Nâng cao chức năng của buồng trứng
Buồng trứng chính là một trong những cơ quan có chức năng chủ chốt đối với việc mang thai của cơ thể. Theo đó, chị em cần một buồng trứng khoẻ mạnh để sẵn sàng mang thai. Yoga sẽ giúp đưa máu đến buồng trứng, nuôi dưỡng và kích thích các hoạt động chức năng tại đây.
Nhìn chung, sức khoẻ và sự ổn định của buồng trứng sẽ luôn được đảm bảo.
III. Điểm danh 4 bài tập, tư thế YOGA phòng ngừa vô sinh tốt nhất
Nếu các chị em đã sẵn sàng thì chúng ta sẽ đến với một số động tác yoga cơ bản nhưng đem lại lợi ích tuyệt vời nhé:
1. Tư thế rắn hổ mang
Đây là một động tác được sử dụng cho buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Người tập nên dùng bữa ăn chính từ trước đó ít nhất 4 giờ đồng hồ. Cách thực hiện như sau:
- Thực hiện nằm sấp trên thảm tập và hai mũi chân chạm xuống sàn. Đồng thời, khuỷu tay cần đặt ở sát bên cạnh cơ thể.
- Đưa 2 tay về phía trước để chống, bắt đầu dùng lực để ấn đùi và hông xuống trong khi nâng thân trên lên cao.
- Người tập cần nâng thân trên lên cao, khi toàn bộ cơ thể đã được kéo căng thì giữ nguyên trong khoảng 10s rồi kết thúc.
Lưu ý: Động tác này đòi hỏi sự mở thân trên nên chị em cần lưu ý dồn sức kéo căng cơ thể thì liệu trình tập luyện mới cho tác dụng tốt.
2. Tư thế con bướm
Tư thế con bướm là một trong những động tác nổi tiếng trong yoga và các chị em văn phòng có thể tự tập tại nhà nếu muốn.
Cách tập như sau:
- Vào thế ngồi hoa sen của yoga tại vị trí bằng phẳng, lưu ý hai lòng bàn chân cần chạm vào nhau.
- Hít thở sâu mỗi khi nhấn đùi xuống sát sàn nhà.
- Thả lỏng cơ thể và nâng đùi lên vị trí tự nhiên.
- Thực hiện lại động tác khoảng 30 lần.
3. Tư thế cây cầu
Nếu chị em đang gặp vấn đề tại tuyến giáp thì việc luyện tập tư thế cây cầu đều đặn là cần thiết.
Theo các chuyên gia yoga, động tác này có thể tác động đến cột sống và các dây thần kinh, tăng cường sự linh hoạt của lưng và vùng chậu.
Lưu ý: Chị em đang có vấn đề về xương khớp hoặc chấn thương thì động tác này bị chống chỉ định nhé!
Cách tập luyện như sau:
- Tiến hành nằm ngửa trên thảm tập, đặt 2 tay xuôi theo hông.
- Dần dần gập đầu gối để bàn tay nằm được cổ chân, lúc này hai chân để rộng bằng vai.
- Hít thở sâu mỗi khi nâng lưng của mình lên cao để cảm thấy lưng và cổ được kéo căng. Chị em nên giữ tư thế này trong khoảng 30s với nhịp thở đều.
- Từ từ thả lỏng, hạ cơ thể xuống để thư giãn và kết thúc động tác.
4. Tư thế bánh xe
Tư thế bánh xe được khuyến khích thực hiện vào buổi sáng sớm để cơ thể đạt được độ dẻo dai và linh hoạt tuyệt vời.
- Trước hết, chị em cần nằm ngửa, gập đầu gối và đưa chân về gần với hông, hai chân hơi mở.
- Đặt tay vòng lên sau vai và mở rộng các ngón tay.
- Thực hiện dồn lực vào chân và lòng bàn tay rồi từ từ nâng cơ thể lên khỏi sàn.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các chị em phụ nữ đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc tập yoga có bị vô sinh không cũng như phần nào hiểu rõ hơn về bộ môn này. Có thể nói đây chính là một trong những biện pháp nâng cao sức khoẻ sinh sản lành mạnh và tự nhiên nhất. Hãy thử áp dụng nó khi có thể nhé!