Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Các câu hỏi thường gặp về quá trình chuyển phôi trong IVF

Nhiều chị em sau khi chuyển phôi thường đặt ra câu hỏi như ra dịch nâu sau khi chuyển phôi có sao không? Sau bao lâu thì thử thai?… Bác sĩ Hà Thị Hồng Vân công tác tại khoa sản BV Hồng Hà cho biết dấu hiệu dịch nâu không hoàn toàn nguy hiểm, bởi nó là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã làm tổ thành công trong niêm mạc tử cung, nếu sau 14 ngày vẫn ra dịch màu nâu kèm máu bạn nên đi kiểm tra để các bác sĩ thăm khám và tìm nguyên nhân. Bên cạnh đó, thời điểm chính xác để thử thai là sau 14 ngày

1. Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que?

Theo các bác sĩ của Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà thì chuyển phôi là giai đoạn quan trọng của phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF – một phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các chị em bị vô sinh hiếm muộn.

Trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh thành công sẽ được đưa vào cơ thể người mẹ dể làm tổ. Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que? Thì các bác sĩ của Trung tâm cho biết nên để khoảng 14 ngày sau đó mới thử que. Bởi đây là khoảng thời gian chính xác để thử thai.

thử que sau chuyển phôi

Cách thử thai sau chuyển phôi

Bác sĩ cũng khuyến cáo bạn không nên thử que quá sớm bởi sẽ gây bất ổn tâm lý cho người mẹ ảnh hưởng đến sự thành công của phương pháp.

2. Chuyển phôi xong nên ăn gì?

Việc ăn gì sau khi chuyển phôi xong cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF. Dưới đây là một số món ăn sau khi chuyển phôi xong người bệnh nên ăn:

  • Cháo cá chép.
  • Hạt sen.
  • Trái cây.
  • Sữa chua.
  • Rau có màu xanh đậm.
  • Sữa đậu nành.
  • Củ gai.

Ngoài ra phụ nữ nên tránh ăn các loại đồ ăn nhanh, thiếu dinh dưỡng, dầu mỡ, thức ăn cay nóng sẽ ảnh hưởng đến phôi thai.

3. Ra dịch màu nâu sau chuyển phôi có sao không?

Thông thường việc ra dịch màu nâu sau khi chuyển phôi là hoàn toàn không nguy hiểm. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã làm tổ thành công trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên nếu sau 14 ngày vẫn thấy ra dịch màu nâu, kèm theo máu thì bạn nên đi kiểm tra ngay để được các bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân cho bạn.

4. Tư thế nằm sau chuyển phôi?

Thông thường sau khi vừa chuyển phôi xong, chị em sẽ được yêu cầu nằm tại chỗ, bất động ít nhất 5 tiếng sau đó mới có thể di chuyển nhẹ nhàng về nhà.

tư thế nằm sau chuyển phôi

Mô phỏng tư thế nằm sau chuyển phôi

Sau đó từ ngày 1 đến ngày thứ 14 sau khi chuyển phôi giai đoạn nhạy cảm vì ảnh hưởng đến việc hình thành và di chuyển của phôi thai.

Theo các bác sĩ của Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà thì chị em sau khi chuyển phôi nên chọn tư thế duỗi thẳng chân, nằm hơi nghiêng phía trái. Khi nằm kê một chiếc gối mềm để đệm phía sau, làm sao để người mẹ cảm thấy thoải mái nhất là được.

Tư thế này sẽ giúp phôi thai không bị đè nén,quá trình lưu thông máu và trao đổi chất của mẹ và bé sau này cũng diễn ra thuận lợi.

[post_CTA_button_1_1_0 id=”1″]

4. Ra dịch màu nâu sau chuyển phôi có sao không?

Thông thường việc ra dịch màu nâu sau khi chuyển phôi là hoàn toàn không nguy hiểm. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã làm tổ thành công trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên nếu sau 14 ngày vẫn thấy ra dịch màu nâu, kèm theo máu thì bạn nên đi kiểm tra ngay để được các bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân cho bạn.

5. Sau khi chuyển phôi nên làm gì?

Để nâng cao tỷ lệ thành công sau khi chuyển phôi, chị em nên tuân thủ một số lưu ý sau đây:

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Nhiều người có quan niệm nên nằm im một chỗ sau khi chuyển phôi. Điều này là hoàn toàn sai. Bạn chỉ cần nằm nghỉ bất động tại viện trong 5 tiếng đồng hồ. Sau đó về nhà đi lại và vận động nhẹ nhàng. Nếu cơ địa bạn quá yếu, các bác sĩ sẽ có cân nhắc thêm về thời gian nằm nghỉ cho bạn.
  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Không ngủ nhiều quá hay ít quá.
  • Có một chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của bạn và phôi thai.
  • Nên giữ tâm trạng thoải mái, không nên quá lo lắng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai.
  • Không ngâm người trong bồn tắm quá nóng, chỉ nên tắm nhanh chóng dưới vòi hoa sen.

6. Các dấu hiệu thường gặp sau ngày chuyển phôi đầu tiên đến thứ 14.

  • Vào ngày chuyển phôi đầu tiên, thông thường người phụ nữ sẽ không có quá nhiều các dấu hiệu khác lạ nào. Ở một số chị em thường sẽ cảm thấy hơi buồn tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần. Một số chị em thì sẽ thấy hơi chóng mặt và buồn nôn.
dấu hiệu sau chuyển phôi

Buồn nôn là dấu hiệu sau chuyển phôi

  • Ngày thứ 2: Sẽ cảm thấy núm vú hơi đau nhẹ, cảm giác buồn tiểu sẽ xảy ra nhiều hơn.
  • Ngày 3 – 5: Hơi quặn bụng, đau lưng, đau eo. Căng tức ngực, đau nơi đầu ti. Có thể xuất hiện một chút máu.
  • Ngày 6: Đau bụng kéo dài hơn, âm đạo ẩm ướt.
  • Ngày 7: Mệt mỏi, đau đầu như bị sốt.
  • Ngày 8: Ăn không thấy ngon miệng.
  • Ngày 9 – 10: Buồn nôn, chóng mặt, khó thở.
  • Ngày 11 – 13: Bụng căng cứng, đi tiểu nhiều 2 – 3 tiếng 1 lần. 
  • Ngày 14: Các mẹ đi đến viện để kiểm tra kết quả chuyển phôi.

Đây là các dấu hiệu thường gặp ở các phụ nữ sau khi chuyển phôi từ ngày đầu tiên đến ngày 14. Tuy nhiên, cơ địa của mỗi người là khác nhau nên dấu hiệu cũng sẽ có sự khác nhau. Ngoài ra, ở một số chị em 14 ngày sau chuyển phôi cảm thấy rất bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu cũng đừng nên lo lắng quá nhé.

Ngoài các câu hỏi trên, nếu như còn cần thêm bất kì các câu hỏi nào khác về chuyển phôi, chị em có thể liên hệ với các bác sĩ của Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà theo số hotline 1900 633 988, các chuyên gia sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn sớm nhất có thể.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí