Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Bà bầu bị co bóp tử cung sau chuyển phôi có nguy hiểm không

Co bóp tử cung sau chuyển phôi là hiện tượng xuất hiện trong quá trình mang thai, nhất là những ngày đầu tiên sau khi thực hiện liệu trình thụ tinh nhân tạo ivf. Đây có thể là những biểu hiện bất thường sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé mà mẹ bầu nên chú ý trong giai đoạn nhạy cảm này.

1. Tình trạng co bóp tử cung sau chuyển phôi có đáng lo không

Co bóp tử cung khi mang thai có thể hiểu là khi thai lớn lên, dây chằng tử cung kéo căng ra làm cho các cơn co thắt xuất hiện. Với mẹ bầu ivf sau chuyển phôi, việc thai nhi được chuyển vào và phát triển nhanh chóng trong tử cung của người mẹ có thể gây ra những cơn co bóp cấp tính với tần suất dày.

– Các cơn co bóp ở thời gian đầu

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì đây là điều khá bình thường vì chúng không gây đau và không kéo dài. Khi những cơn co bóp như vậy xuất hiện sẽ không nguy hiểm cho các mẹ bầu trong giai đoạn vừa tiếp nhận IVF.

– Khi bước sang giai đoạn giữa của thai kì

Các cơn co bóp bắt đầu xuất hiện riêng lẻ. Các cơn co bóp sẽ khiến tử cung như cuộn tròn và phần da cơ bụng co lại trong vòng vài giây rồi trở lại như bình thường. Thời gian mỗi lần xuất hiện cơn co bóp kéo dài chỉ từ 10-15 giây hoặc 1 phút, đều không gây đau đớn cho mẹ bầu.

Theo nhận định của các bác sĩ sản khoa lâu năm và các chuyên gia điều trị vô sinh hiếm muộn, đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại.

Tuy vậy, nếu như các cơn co bóp ở tháng đầu đi kèm các biểu hiện ra máu, đau bụng lại là những dấu hiệu nguy hiểm. Trong trường hợp gặp phải tình trạng đau bụng không dứt và xuất huyết nội mạc qua đường âm đạo, mẹ bầu phải đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

– Với các cơn co bóp ở ba tháng cuối thai kỳ

Có thể coi là dấu hiệu chuyển dạ. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, phần cổ tử cung sẽ được mở rộng ra đi kèm theo đó là các cơ ở tử cung bắt đầu co thắt dần (bắt đầu xuất hiện các cơn gò tử cung). Phần bụng mẹ bầu trở nên cứng lại mỗi khi cơn co bóp xuất hiện, ở giữa các cơn co bóp ở tử cung giãn nở và trở nên mềm mại hơn.

Cơn co bóp ở trong giai đoạn này nếu như kèm theo những cơn đau dữ dội hoặc ra máu thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay.

Liên tục đau do co bóp tử cung sau IVF

Liên tục đau do co bóp tử cung sau IVF

2. Những ảnh hưởng của co thắt tử cung sau khi chuyển phôi tới mẹ bầu

Khi mang bầu, các cơn co bóp xuất hiện nhiều trong ngày và thường sẽ không có ảnh hưởng nhiều tới mẹ và bé.

2.1 Co bóp do tiêu chảy

Mẹ bầu bị viêm dạ dày hoặc tiêu chảy, tử cung bắt đầu co bóp nhiều hơn bình thường, mỗi đợt co bóp có thể kéo dài từ 5-6 phút hay 2-3 phút. Các cơn co bóp có khả năng gây nên sảy thai (những tháng đầu tiên) hay đẻ non.

2.2 Đau nhức vùng bụng dưới

Cơn co bóp có dấu hiệu bất thường như tử cung co bóp mạnh đi kèm hiện tượng đau lưng, cơn đau có thể kéo dài từ 40 giây, điều đó có thể cho thấy tử cung đang dần có xu hướng mở. Nếu như thai ở ba tháng đầu, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới, lưng nhức mỏi, đó là dấu hiệu của việc sảy thai. Người mẹ cần làm lúc này là an thai, nằm yên, bổ sung vitamin E và đi khám bác sĩ.

2.3 Sảy thai

Việc co bóp ở tử cung diễn ra mạnh và nhanh, mẹ bầu luôn có cảm giác như đau bụng từng cơn và bên dưới bị bục nước, đây là dấu hiệu chuẩn bị sảy thai, người mẹ phải đi khám bác sĩ ngay để nhận được chỉ dẫn kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

2.4 Chết lưu thai

Ở những tháng thứ 5 và tháng thứ 6, mẹ bầu cảm thấy thai không chuyển động đi kèm là đầu vú không căng to lại bị móp, bụng nhỏ hơn thường ngày. Tử cung co bóp không theo quy luật, lúc ít, lúc nhiều, lúc yếu, lúc mạnh đây có thể là dấu hiệu thai chết lưu, người mẹ cần đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Tình trạng thai lưu nếu co bóp tử cung diễn ra thường xuyên

Tình trạng thai lưu nếu co bóp tử cung diễn ra thường xuyên

3. Những điều cần làm khi xuất hiện co thắt tử cung sau chuyển phôi

3.1 Cần sự hỗ trợ của người thân

Khi xuất hiện những cơn co bóp tử cung sau khi chuyển phôi, mẹ bầu cần đến sự giúp đỡ người thân vì những cơn co thắt lúc này bắt đầu xuất hiện nhiều và mạnh. Đây cũng là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu cần phải cẩn thận.

3.2 Nằm nghỉ ngơi, thư giãn tại chỗ

Khi các cơn co thắt nhẹ nhàng, mẹ bầu có thể thư giãn và nằm nghỉ ngơi tại chỗ. Việc này cũng giúp cơn đau thắt dịu đi và mẹ bầu cũng cảm thấy thoải mái, không còn cảm thấy khó chịu.

3.3 Theo dõi cường độ và vị trí của cơn đau

Ngoài ra, mẹ bầu nên theo dõi cường độ đau của từng đợt co thắt và vị trí của từng cơn đau. Nó sẽ giúp mẹ bầu biết được lúc nào các cơn co thắt an toàn và nguy hiểm, tránh cho bé gặp nguy hiểm. Lắng nghe cơ thể để nhận ra những dấu hiệu nghiêm trọng báo hiệu những nguy cơ sức khoẻ có thể xảy đến trong giai đoạn nhạy cảm này.

3.4 Khám phụ khoa tại địa chỉ uy tín

Ngoài ra, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám phụ khoa ở những nơi có uy tín. Việc đi khám phụ khoa khi mang bầu là điều rất cần thiết, mẹ bầu sẽ nắm được tình hình sức khỏe của bản thân và giữ cho bé được an toàn.

Hãy đi khám phụ khoa định kỳ để có được sức khỏe mẹ và bé tốt nhất

Hãy đi khám phụ khoa định kỳ để có được sức khỏe mẹ và bé tốt nhất

Qua bài viết này, mẹ bầu chắc chắn đã nắm rõ được tình trạng co bóp tử cung khi mang thai và ảnh hưởng của những cơn co bóp sau khi chuyển phôi. Mẹ bầu nên chú ý những việc cần làm khi xuất hiện các cơn co bóp khi chuyển phôi để đảm bảo an toàn cho bé.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí