Thụ tinh ống nghiệm IVF cần kiêng gì và ăn gì để đạt kết quả cao?
Thụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì để tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ? Bài viết sau đây, chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Đa khoa Hồng Hà sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm chăm sóc sau khi làm thụ tinh trong ống nghiệm, để cơ thể mẹ luôn ở trạng thái tốt nhất.
1. Lý do cần thực hiện kiêng cữ sau IVF
Thực hiện phương pháp IVF thành công hay không sẽ ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Đặc biệt, yếu tố chính là độ tuổi và sức khỏe của người mẹ.
Phụ nữ <35 tuổi có sức khỏe tốt thì tỷ lệ mang thai thành công sẽ cao hơn so với phụ nữ độ tuổi trên 35.
Sau khi thực hiện IVF, cơ thể người phụ nữ sẽ rất yếu. Chị em còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác như sảy thai, biến chứng thai kì,…
Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý kiêng cữ và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nhất định sau IVF. Điều này giúp tăng tỷ lệ thụ thai thành công và phôi thai phát triển ổn định.
2. Thụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì?
Quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF thường sẽ kéo dài ít nhất 3 tháng đến khi chuyển phôi. Trong thời gian trước và sau chuyển phôi, chị em cần kiêng một số điều sau đây:
2.1 Thực phẩm cần kiêng sau khi chuyển phôi IVF
Có một số loại thực phẩm chị em nên tránh sử dụng khi làm IVF như:
– Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm chế biến sẵn ở dạng đóng gói như: xúc xích, thịt xông khói, dăm bông, lạp xưởng… cần loại bỏ ra khỏi thực đơn.
– Thực phẩm nhiều đường: Trong khẩu phần ăn hằng ngày, cần theo dõi lượng đường để tránh tiêu thụ quá nhiều đường. Nếu không thể hạn chế đồ ngọt, chị em nên chọn thực phẩm chứa lượng đường tự nhiên, đừng sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo.
– Thực phẩm cay nóng: Nguyên nhân dẫn tới nguy cơ tuột thai sau khi chuyển phôi.
– Thực phẩm có nguy cơ làm tăng khả năng sảy thai như: Đu đủ sống, rau răm, nước dừa tươi, mướp đắng (khổ qua), măng…
– Hạn chế caffein: Nếu muốn mang thai sau chuyển phôi trong IVF, chị em nên giảm lượng caffein nạp vào cơ thể xuống dưới mức tối thiểu. Caffein là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, khiến chị em gặp thất bại sau chuyển phôi.
– Thức uống chứa cồn: Bia, rượu không chỉ có hại đối với người bình thường mà với chị em mang thai IVF thức uống chứa cồn còn rất nguy hiểm. Vì thế hãy nói không với rượu bia trong giai đoạn sau chuyển phôi.
– Thực phẩm chua: Nên tránh ăn, uống các chất quá chua dẫn đến mất máu nhiều
2.2 Làm IVF cần kiêng quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục trong thời gian có thể làm giảm tỷ lệ thành công của IVF.
Khi QHTD, chị em rất dễ bị tổn thương âm đạo, tử cung. Nếu tử cung co bóp nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Ngoài ra, tinh trùng mới tiếp cận trứng có thể làm phôi thai bị ảnh hưởng. Vì vậy, sau khi làm thụ tinh trong ống nghiệm chị em nên tránh QHTD để đảm bảo chất lượng phôi thai.
2.3 Giảm căng thẳng, tạo tâm lý thoải mái
Tâm lý của mẹ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của IVF. Thực tế cho thấy, những phụ nữ chịu áp lực và stress trong thời gian có tỷ lệ thụ thai thấp hơn.
Đồng thời, căng thẳng kéo dài khiến mất cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.Chị em sau khi làm IVF cần giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Nhờ vậy, phôi thai sẽ phát triển ổn định.
2.4. Không sử dụng hóa chất, mỹ phẩm
Đối với phụ nữ, mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da là hành trang làm đẹp không thể thiếu.
Tuy nhiên, sử dụng mỹ phẩm và hóa chất trong thời gian thụ tinh trong ống nghiệm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thụ thai.
Trong mỹ phẩm có nhiều hoạt chất tác động trực tiếp vào da, và máu. Một số hoạt chất có thể gây dị ứng và có phản ứng phụ.
Các chất tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ không tốt đối với thai nhi. Bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
2.5 Không leo cầu thang
Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm, cơ thể còn rất yếu. Bạn không được leo cầu thang trong thời gian.
Từ 6-7 ngày sau IVF là giai đoạn quan trọng để phôi bám vào tử cung. Leo cầu thang hoặc vận động quá sức sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
2.6 Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử có lượng bức xạ điện từ cao. Bức xạ điện từ được chứng minh là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ.
Chị em tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,…. có thể tạo ra những tổn thương cho phôi thai, ngăn cản quá trình thụ thai.
Bên cạnh đó, phụ nữ sử dụng thiết bị điện tử nhiều có nguy cơ trầm cảm cao, ảnh hưởng đến sức khỏe, và gây nhiều biến chứng khác.
3. Trước và sau làm IVF nên ăn gì?
Bạn không cần quá kiêng ăn uống trong khi làm IVF. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất có thể giúp phôi thai phát triển khỏe mạnh.
Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên ăn trước và sau làm IVF.
3.1. Hải sản
Hải sản giúp bổ sung protein và chất sắt và canxi. Đây là thành phần không thể thiếu giúp chị em tránh tình trạng thiếu máu, thiếu chất.
Trong các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ,… có chứa omega3. Omega 3 giúp cơ thể đào thải estrogen dư thừa và tốt cho quá trình thụ thai.
3.2. Rau xanh, trái cây
Rau xanh và trái cây được xem như liều thuốc tự nhiên hỗ trợ IUI. Vậy sau IUI chúng ta cần ăn những loại rau xanh và trái cây nào tốt cho thụ thai?
Hầu hết các loại rau đều cung cấp khoáng chất và chất xơ. Bạn có thể chế biến theo nhiều cách để cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Bạn nên chọn các loại rau có màu sắc đậm như rau cải xoong, rau dền,…Đối với trái cây, bạn nên chọn trái cây tươi để đảm bảo lượng vitamin và hạn chế tăng cân.
Các loại trái cây như các loại quả họ cam, bơ, táo,… rất tốt cho quá trình làm IUI.
3.3. Các loại đậu chứa chất béo lành tính
Các loại đậu có chứa chất béo lành tính giúp cân bằng nội tiết tố, rất tốt cho cơ thể phụ nữ và quá trình thụ thai.
Bạn có thể bổ sung bằng cách uống sữa đậu nành đều đặn 2 ly một ngày.
4. Chăm sóc sức khỏe sau khi thụ tinh ống nghiệm
Sau khi làm IVF, chị em cần chú ý chăm sóc sức khỏe và vận động nhẹ nhàng. 3 ngày đầu sau IVF, bạn sẽ cảm thấy cơ thể đau nhức, đặc biệt là vùng bụng dưới và hông. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi cảm giác đau sẽ dần giảm đi.
Sau khi làm IVF, chị em hạn chế đi lại và sử dụng nước ấm để tắm rửa, vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng. Đồng thời, bạn cần uống đủ nước và thực hiện chế độ ăn hàng ngày đủ chất.
Quan trọng hơn, bạn cũng cần ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái. Điều sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng sau IVF.
Ngoài chăm sóc sức khỏe, chị em cần lưu ý các hiện tượng bất thường có thể xảy ra sau thụ tinh trong ống nghiệm như: chảy máu bất thường, đau bụng liên tục kéo dài,…
Đối với các trường hợp, bạn nên đến cơ sở y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Nhiều chị em đã tìm đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà để được tư vấn về IVF, cũng như theo dõi, thăm khám định kỳ thai kỳ.
Không chỉ được điều trị về chuyên môn, các chuyên gia rất nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe câu chuyện từ các cặp đôi trong hành trình ” tìm con”.
Nếu chị em vẫn còn băn khoăn về vấn đề Thụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì có thể đặt lịch trực tuyến hoặc đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà để được giải đáp cụ thể