Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Thụ tinh ống nghiệm tỷ lệ thành công bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng

Được đánh giá là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đem đến tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay, thụ tinh trong ống nghiệm chính là cứu cánh cuối cùng giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn con có thể thực hiện giấc mơ làm cha, làm mẹ. Vậy thụ tinh ống nghiệm tỷ lệ thành công là bao nhiêu và yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công?

1. Giải đáp: Tỷ lệ thành công khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm IVF

Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF trên thế giới hiện này là khoảng 40 – 45%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được thống kê ở khoảng 35 – 40%. Tuy nhiên, thực tế con số này có thể tăng giảm tùy theo tình trạng bệnh lý, nguyên nhân hay độ tuổi của người thực hiện. Những người phụ nữ sau 40 tuổi, tiến hành điều trị hiếm muộn vô sinh bằng kỹ thuật này, tỷ lệ thành công giảm xuống từ 2 – 10%.

Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật kết hợp trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm, tạo ra phôi thai trưởng thành, đảm bảo tiêu chuẩn rồi đưa vào buồng tử cung của người vợ, bắt đầu chu kỳ mang thai như bình thường.

2. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thành công IVF

Có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm. Cụ thể:

2.1 Dinh dưỡng và sinh hoạt vợ chồng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến sức khỏe, khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng. Vì thế, muốn nâng cao tỷ lệ thành công khi thực hiện kỹ thuật này, vợ chồng nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

– Đối với nam giới

Duy trì chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu chất đạm: Thịt bò, thịt gà, thịt lơn, các loại hải sản (cua, tôm, hàu…) ăn nhiều rau và chất xơ.

– Đối với nữ giới

Lựa chọn các thực phẩm giàu axit folic: Giá đỗ, trái cây tươi như cam, bưởi; ngũ cốc… thực phẩm giàu omega3: Dầu thực vật hay dầu cá.

Ngoài ra cặp vợ chồng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá; kiêng quan hệ tình dục trong thời gian tiến hành thụ tinh ống nghiệm, tắm nhẹ nhàng và vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm, tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, stress…

2.2 Hai vợ chồng không mắc các bệnh ở đường sinh dục

Tỷ lệ thành công khi thực hiện IVF cũng sẽ giảm theo nếu cặp vợ chồng mắc các bệnh lý liên quan đến đường sinh dục. Duy trì lối sống khỏe mạnh, thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ chức năng sinh sản. Và đối với những cặp đôi có sức khỏe bình thường, tinh trùng của nam giới khỏe mạnh thì khả năng thành công rất cao.

2.3 Khả năng thành công cao đối với vợ chồng trẻ

Ở những cặp vợ chồng tuổi cao số lượng và chất lượng trứng không đạt tiêu chuẩn cũng sẽ tăng theo. Vì thề, điều trị vô sinh sớm, khi còn trẻ tuổi sẽ góp phần rất lớn làm tăng tỷ lệ mang thai.

Cặp vợ chồng tuổi càng trẻ tỷ lệ thành công càng cao

Cặp vợ chồng tuổi càng trẻ tỷ lệ thành công càng cao

2.4 Điều trị sớm càng dễ thành công

Vô sinh hiếm muộn kéo dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thất bại khi thực hiện IVF. Điều trị sớm, sau một năm thụ thai tự nhiên không thành công chính là chìa khóa giúp các gia đình nhanh chóng có tin vui.

2.5 Địa chỉ thực hiện IVF

Thụ tinh ống nghiệm là kỹ thuật y khoa tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn cùng hệ thống phòng lab, trang thiết bị hỗ trợ hiện đại. Vì thể, để nâng cao sự thành công trong quy trình IVF, địa chỉ thực hiện có vai trò rất lớn.

3. Quy trình thực hiện IVF tiêu chuẩn giúp nâng cao tỷ lệ thành công

Ngoài những yếu tố kể trên, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công còn quyết định bởi quy trình thực hiện. Sau đây là những bước tiêu chuẩn trong quy trình IVF đang giúp hàng triệu gia đình Việt có được mái ấm trọn vẹn cùng tiếng cười trẻ thơ.

Bước 1: Khám sức khỏe sinh sản của cặp vợ chồng

Ở bước đầu tiên này, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám sức khỏe sinh sản tổng quát của cặp vợ chồng. Đồng thời chỉ định thực hiện các xét nghiệm, siêu âm chuyên sâu để xác định nguyên nhân gây vô sinh. Cụ thể:

– Các xét nghiệm tiến hành ở người vợ

+ Xét nghiệm định lượng nồng độ hormone nội tiết tố nữ

+ Xét nghiệm phát hiện các bệnh có thể lây qua quan hệ tình dục

+ Siêu âm phụ khoa và đếm nang noãn trên hai buồng trứng vào ngày đầu kinh nguyệt

– Các xét nghiệm cần tiến hành ở người chồng

+ Xét nghiệm tinh dịch đồ nhằm xác định tình trạng bất thường của tinh trùng

+ Một số xét nghiệm bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: HIV, giang mai, lậu, viêm gan B.

Bước 2: Tiêm thuốc để kích thích buồng trứng

Người vợ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục từ 9 – 11 ngày.
Cũng trong thời gian này, người vợ sẽ được thực hiện siêu âm, xét nghiệm máu nhằm theo dõi sự phát triển của nang noãn và điều chỉnh thuốc phù hợp. Mũi tiêm cuối cùng thực hiện kho nang noãn đạt kích thước tiêu chuẩn, mục đích là để kích thích trứng trưởng thành. Mũi tiêm này phải được tiêm đúng thời gian quy định.

Bước 3: Chọc hút, thu thập trứng chất lượng

Sau khi tiêm mũi thuốc cuối cùng từ 36 – 40 giờ, người vợ cần nhịn đói vào buổi sáng và đến bệnh viện để bác sĩ chọc hút trứng. Bệnh nhân được gây mê nên sẽ không có cảm giác đau đớn. Thủ thuật hoàn tất, người vợ ở lại bệnh viện theo dõi khoảng 2- 3 giờ.

Cùng thời điểm này, người chồng lấy tinh trùng, chuẩn bị cho chu trình IVF hoặc phục vụ thủ thuật bơm tinh trùng vào bào tương noãn.

Chọc hút trứng là bước quan trọng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm

Chọc hút trứng là bước quan trọng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm

Bước 4: Thụ tinh tạo phôi trong phòng lab

Trứng và tinh trùng sau khi thu được chuyển đến phòng lab để thụ tinh và tạo phôi. 2-5 ngày tiếp theo phôi được nuôi cấy bên ngoài. Tiếp đến, bác sĩ sẽ chuyển phôi vào cơ thể người vợ với số lượng phôi được thống nhất, số còn dư được mang trữ đông.

Bước 5: Chuyển phôi trưởng thành, chất lượng vào buồng tử cung

Khi đánh giá yếu tố độ dày tử cung, đạt chất lượng tốt và thuận lợi để phôi làm tổ, bác sĩ sẽ thực hiện chuyển phôi. Người vợ sau chuyển phôi được yêu cầu nằm nghỉ 2 – 4 giờ tại bệnh viện sau đó được về nhà và sinh hoạt bình thường.

Tại nhà, người vợ tiếp tục được bác sĩ kê đơn sử dụng các loại thuốc nội tiết tố và nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với trường hợp chuyển phôi trữ đông lạnh, người vợ được siêu âm và sử dụng thuốc theo dõi niêm mạc tử cung trong thời gian 14 – 18 ngày, tính từ ngày thứ 2 của chu kỳ tiếp theo, sau đó bác sĩ chọn ngày thích hợp chuyển phôi.

Bước 6: Xét nghiệm beta hCG để kiểm tra mang thai

14 ngày sau chuyển phôi, người vợ có thể thử thai bằng que thử hoặc để chính xác hơn nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm nồng độ beta HCG. Kết quả, chỉ số nồng độ beta hCG > 25 IU/l là có thai, nhỏ hơn con số trên thì chưa có thai.

Với trường hợp chưa có thai, người vợ tiếp tục sử dụng phôi trữ và sẽ được chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không phải thực hiện lại những bước trước đó.

Bước 7: Theo dõi quá trình phát triển của thai IVF

Khi thụ tinh ống nghiệm tỷ lệ thành công và có thai, chị em cần dưỡng thai theo chế độ dinh dưỡng khuyến nghị của bác sĩ sản khoa, siêu âm thai định kỳ kết hợp thăm khám lâm sàng, kịp thời phát hiện những bất thường, nếu có.

Sau khi IVF thành công người vợ theo dõi sự phát triển của thai nhi

Sau khi IVF thành công người vợ theo dõi sự phát triển của thai nhi

Như vậy thụ tinh ống nghiệm tỷ lệ thành công bao nhiêu đã được cung cấp. Cặp vợ chồng hiếm muộn cũng nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi thực hiện IVF, do đó nếu đang gặp vấn đề hiếm muộn, đừng chần chừ mà điều trị ngay nhé.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí