Thụ tinh nhân tạo bằng tủy sống bao lâu nữa có thể áp dụng
Thụ tinh nhân tạo bằng tủy sống được xem là một bước tiến mang tính đột phá của y học hiện đại trong lĩnh vực sinh sản. Nghiên cứu này được thực hiện thành công trên động vật bởi Giáo sư Karim Nayernia và đồng nghiệp tại Đại học Newcastle (Anh). Vậy thụ tinh nhân tạo bằng tủy sống là gì? Liệu nó đã được áp dụng ở con người chưa?
1. Thụ tinh nhân tạo bằng tủy sống là gì?
Thụ tinh nhân tạo bằng tủy sống là phương pháp nuôi cấy mô tế bào trứng/ tinh trùng trong tủy sống để tiến hành thụ tinh và tạo ra tế bào phôi thai. Bước tiến mới này giúp cho hàng nghìn cặp đôi bị khiếm khuyết/ bị cắt bỏ bộ phận sinh sản do ung thư hoặc di truyền bẩm sinh có cơ hội mang thai.
Giáo sư Karim Nayernia đã tiến hành nghiên cứu về thụ tinh nhân tạo bằng tủy sống trên chuột. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy trứng và tinh trùng được nuôi cấy từ tế bào gốc của loài chuột đáp ứng điều kiện để thụ thai và đã tạo ra con non một cách khỏe mạnh.
2. Cơ chế tạo ra tinh trùng nhân tạo ở tế bào tủy sống
Nhiều người thắc mắc liệu nuôi cấy tinh trùng và trứng bằng tủy sống ở người có thành công như ở động vật không? Để trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thêm về cơ chế tạo ra tinh trùng nhân tạo ở tế bào tủy xương của nam giới.
Sau khi phân tách tủy xương của 1 nam tình nguyện viên, họ đã tiến hành nuôi cấy tế bào tinh trùng trong môi trường ống nghiệm. Kết quả cho thấy tế bào phôi chưa thể phát triển thành tinh trùng. Tuy nhiên, giáo sư Nayernia và các cộng sự khẳng định rằng trong vòng vài năm nữa tế bào này có thể phát triển thành tinh trùng trưởng thành.
Phát biểu trên được khẳng định dựa vào tính đa năng của tế bào phôi thai. Cụ thể, trong điều kiện lý tưởng, tế bào phôi thai ở con người có thể tự chuyển hóa thành một tế bào trưởng thành không cùng chức năng, chủng loại. Ví dụ cụ thể như tế bào da, tế bào thần kinh,… Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra tinh trùng nhân tạo hay tế bào trứng trên tủy sống con người hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
3. Tính khả thi của thụ tinh nhân tạo bằng tủy sống
Tuy nhiên, quá trình thụ tinh nhân tạo bằng tủy sống vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. Có thể nói, trong vòng 50 năm nữa, phương pháp này sẽ được ứng dụng thành công trên cơ thể người.
Trong nghiên cứu trên, nếu tế bào phát triển thành tinh trùng trưởng thành thì các bệnh nhân nam vô sinh/ hiếm muộn hoàn toàn có thể có con. Điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ hoàn toàn có thể tự sản xuất ra tinh trùng và tiến hành thụ thai mà không cần quan hệ với đàn ông.
Đi xa hơn nữa, nếu con người có thể nuôi cấy tế bào sinh sản và tử cung nhân tạo thì việc sinh sản không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà còn ở nam giới.
4 Phương pháp cần ứng dụng kỹ thuật thụ tinh bằng tủy sống
Hiện nay, các cặp đôi vô sinh/ hiếm muộn mong muốn có con có thể thực hiện thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất với bệnh nhân tùy thuộc vào sức khỏe, nguyên nhân gây vô sinh/ hiếm muộn. Sau đây là những ưu điểm của từng phương pháp.
4.1 Thụ tinh nhân tạo (IUI)
Thụ tinh nhân tạo (IUI) được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng của người chồng sau sàng lọc vào tử cung của người vợ trong thời gian trứng rụng. Phương pháp này mang lại tỷ lệ thụ thai thành công lên đến 30% tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của cả 2 vợ chồng.
Đối tượng được chỉ định để bơm tinh trùng vào buồng tử cung bao gồm:
– Người mắc bệnh vô sinh hiếm muộn
– Phụ nữ bị nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,…
– Phụ nữ đơn thân có 1 hoặc 2 ống dẫn trứng hoạt động bình thường
– Nam giới có tinh trùng yếu, rối loạn phóng tinh
Quá trình tiến hành IUI khá đơn giản. Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy tinh trùng ở người chồng để tiến hành sàng lọc. Những chú tinh trùng yếu, bị dị tật, không đạt chất lượng sẽ được gạn lọc và bỏ đi. Lực lượng tinh binh khỏe mạnh, “ham trứng” sẽ được đưa vào tử cung của người vợ. Bản chất của bơm tinh trùng IUI là đưa tinh trùng đến vị trí gần trứng nhất để tăng khả năng thụ thai.
IUI sở hữu một số ưu điểm như kỹ thuật thực hiện đơn giản, lượng thuốc đặc trị được dùng ít hơn, chi phí thấp dao động từ 5 – 10 triệu. Ngoài ra, sau khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung, chị em chỉ cảm thấy đau nhẹ và không gây khó chịu.
4.2 Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được thực hiện bằng cách cho tinh trùng và trứng thụ tinh trong môi trường ống nghiệm. Sau khi tinh trùng và trứng tạo thành phôi thai, bác sĩ sẽ tiến hành đưa phôi thai vào sâu trong tử cung của người vợ. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên đến 50% nếu tình trạng tinh trùng và trứng hoạt động tốt.
Đối tượng chỉ định để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thường gặp:
– Các cặp đôi thất bại sau 3 lần thực hiện IUI,
– Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, rối loạn phóng noãn,…
– Phụ nữ lớn tuổi mong muốn có con (từ 35 tuổi trở lên)
– Người bị vô sinh do cắt bỏ/ khiếm khuyết bộ phận sinh sản
Quá trình thực hiện IVF phức tạp hơn IUI rất nhiều. Đầu tiên, người vợ sẽ được tiêm thuốc kích trứng phát triển. Khi trứng phát triển đến kích cỡ nhất định, bác sĩ sẽ hút trứng ra khỏi buồng trứng để kết hợp với tinh trùng đã được sàng lọc của người chồng. Quá trình thụ thai được thực hiện hoàn toàn ở môi trường ống nghiệm. Phôi thai sau khi được hình thành sẽ được đưa vào cơ thể của người mẹ.
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF có tỷ lệ thụ thai thành công khá cao nhưng người bệnh phải bỏ ra một số tiền khá cao dao động từ 70 – 100 triệu.
Tương lai không xa, phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng tủy sống sẽ được phát triển rộng rãi trên thế giới. Bước tiến này không chỉ mang đến cơ hội có con cho các đối tượng mắc bệnh vô sinh/ hiếm muộn mà còn giúp cho các cặp đôi trong cộng đồng LGBT sinh con của chính mình.