Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Xét nghiệm viêm cổ tử cung- Phương pháp chẩn đoán bệnh lý cổ tử cung chính xác nhất

Viêm cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nhiễm lan đến tử cung, buồng trứng và làm gia tăng tỉ lệ vô sinh hiếm muộn ở chị em phụ nữ. Việc thực hiện xét nghiệm viêm cổ tử cung bằng cách lấy mẫu dịch âm đạo ở cổ tử cung sẽ giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến viêm, từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Triệu chứng viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vị trí cổ tử cung. Phần lớn các trường hợp viêm cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng. Vì thế, chị em phải để ý và nhận biết sớm những triệu chứng cảnh báo sau đây:

– Vùng âm đạo bị ngứa, rát, khó chịu

– Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt có thể do rối loạn ngoại khoa

– Xuất hiện hiện tượng đau khi quan hệ tình dục

– Chảy máu sau khi quan hệ do phần viêm nhiễm phát triển ra ngoài tử cung, bị xước khi cọ xát mạnh gây chảy máu

– Khi có tác động kích thích vào phần âm hộ như đi khám cổ tử cung bị đau

– Đau khi đi tiểu và tần suất đi tiểu thường xuyên hơn

– Có dịch bất thường, thay đổi màu sắc sang xám hoặc màu trắng kèm mùi hôi khó chịu

– Vùng chậu có cảm giác nặng nề

– Đau vùng lưng dưới

– Đau bụng

Với những trường hợp viêm cổ tử cung nặng có thể dẫn đến dịch tiết âm đạo có màu vàng hoặc xanh lá cây giống như mủ, chất dịch dày và đặc hơn.

Đau bụng có thể là triệu chứng của viêm cổ tử cung

Đau bụng có thể là triệu chứng của viêm cổ tử cung

2. Bác sĩ chẩn đoán nguyên gây viêm cổ tử cung

Xác định nguyên nhân gây viêm cổ tử cung rất quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh. Đa số các trường hợp viêm cổ tử cung xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng, bao gồm:

– Nhiễm trùng âm đạo nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tạo cơ hội cho nấm, ký sinh trùng tấn công lên cổ tử cung gây viêm nhiễm.

– Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) (ví dụ như Chlamydia, lậu và trichomonas có thể làm tăng nguy cơ tử cung bị viêm)

– Nhiễm HIV, ở những người này hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm tấn công, gây viêm cổ tử cung.

– Nhiễm virus herpes (mụn rộp sinh dục), đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục gây loét thường gặp ở vùng âm đạo và cổ tử cung ở phụ nữ.

– Nhiễm virus papilloma ở người (HPV, mụn cóc sinh dục) gây ra đau đớn, khó chịu ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là vùng cổ tử cung.

– Quan hệ tình dục sớm khi chức năng sinh sản chưa hoàn thiện.

– Quan hệ với nhiều người làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lây truyền các bệnh qua đường tình dục, đe dọa và tấn công cổ tử cung.

– Tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục: Tác nhân chủ yếu gây nên một số bệnh như lậu, giang mai, Chlamydia Trachomatis… là loại vi sinh vật chỉ sống trong tế bào cơ thể người khiến xảy ra tình trạng viêm cổ tử cung.

– Bị tổn thương hoặc kích thích cổ tử cung: Nạo phá thai hay thực hiện quá nhiều thủ thuật ở vùng cổ tử cung khiến vị trí này bị thương tổn, dẫn đến viêm nhiễm.

– Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chứa nhiều hóa chất, chất tẩy rửa gây kích thích cổ tử cung, tạo ra vùng viêm.

– Sử dụng các loại gel bôi trơn hay bao cao su có chứa thành phần diệt tinh trùng để tránh thai gây dị ứng cổ tử cung.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán chính xác viêm cổ tử cung

Xét nghiệm viêm cô tử cung được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa áp dụng và đánh giá là phương pháp chính xác nhất giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý này.

3.1 Xét nghiệm dịch âm đạo

Thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông nhỏ hoặc bàn chải phết nhẹ để lấy dịch âm đạo ở cổ tử cung và âm đạo. Sau đó, bác sĩ chuyển mẫu dịch sang phòng xét nghiệm để kiểm tra, xác định nguyên nhân dẫn đến viêm có phải là do nhiễm trùng hay không và nếu có thì kết quả chính xác là loại nào.

Xét nghiệm viêm cổ tử cung bằng phương pháp lấy dịch âm đạo

Xét nghiệm viêm cổ tử cung bằng phương pháp lấy dịch âm đạo

3.2 Xét nghiệm Pap smear

Ngoài xét nghiệm viêm cổ tử cung kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm Pap smear. Đây là phương pháp chẩn đoán viêm cổ tử cung và đánh giá nguy cơ ung thư cổ tử cung có kết quả chính xác cao.

Cụ thể, bác sĩ sẽ thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung, sau đó đưa mẫu tế bào lên tấm lam (phết Pap) hoặc có thể trộn lẫn chúng trong một dịch cố định rồi kiểm tra dưới kính hiển vi.

Thông qua việc kiểm tra các tế bào, bác sĩ sẽ tìm ra những biến dạng hoặc sự thay đổi bất thường của tế bào, đánh giá tình trạng viêm cổ tử cung. Ngoài ra, từ những tế bào thu thập được ở cổ tử cung bác sĩ cũng có thể thực hiện xét nghiệm Pap để tìm papillomavirus ở người, còn được gọi là HPV. Nhiễm trùng HPV là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.

4. Các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung dựa vào nguyên nhân gây bệnh

Phác đồ điều trị viêm cổ tử cung được bác sĩ đưa ra dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:

4.1 Viêm cổ tử cung do bệnh lậu, Chlamydia, Trichomonas gây ra

Đối với bệnh lậu, sử dụng kháng sinh ceftriaxone (Rocephin) bằng đường tiêm và azithromycin đường uống. Điều trị viêm cổ tử cung với nguyên nhân từ Chlamydia thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống như doxycycline, ofloxacin (Floxin), azithromycin (Zithromax) hoặc levofloxacin (Levaquin). Trichomonas (STD) được điều trị bằng metronidazole. Nếu người bệnh bị dị ứng với bất kỳ loại kháng sinh nào, bác sĩ sẽ thay thế bằng các loại thuốc khác.

4.2 Điều trị viêm cổ tử cung do mụn rộp sinh dục

Các loại thuốc chống vi-rút được kê toa là valacyclovir (Valtrex), acyclovir (Zovirax) hoặc famciclovir (Famvir). Người bệnh được chỉ định dùng thuốc tối đa 10 ngày kể từ lần đầu tiên bị mụn rộp sinh dục. Đối với sự herpes tái phát, người bệnh có thể dùng thuốc trong 3-5 ngày.

Nếu chị em được xét nghiệm viêm cổ tử cung chẩn đoán nguyên nhân lây qua đường tình dục thì cần phải thông báo cho bạn tình gần đây biết để họ đi khám sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm xem có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không và nếu có, cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

4.3 Điều trị viêm cổ tử cung do chấn thương hoặc đặt vòng tránh thai

Bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh và chỉ dẫn người bệnh tạm dừng quan hệ tình dục cho đến khi các triệu chứng được cải thiện, tránh kích thích gây thương tổn đến cổ tử cung.

5. Hướng dẫn cách phòng viêm cổ tử cung

Để tránh mắc bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, chị em cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

– Sử dụng bao cao su thường xuyên khi quan hệ với bạn tình

– Tránh quan hệ cùng lúc với nhiều bạn tình

– Không quan hệ tình dục với bạn tình đang gặp các vấn đề ở bộ phận sinh dục như vết loét hoặc có tiết dịch bất thường ở dương vật.

– Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh an toàn để tránh kích thích âm đạo và cổ tử cung.

– Đối với những người bị tiểu đường hãy cố gắng duy trì và kiểm soát lượng đường trong máu.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện xét nghiệm PAP smear kể cả khi không có bất kỳ triệu chứng viêm nhiễm nào.

– Đề nghị bạn tình kiểm tra thường xuyên nhất là các bệnh lý có thể lây truyền qua đường tình dục

Kiểm tra và xét nghiệm viêm cổ tử cung để phòng tránh bệnh lý

Kiểm tra và xét nghiệm viêm cổ tử cung để phòng tránh bệnh lý

Xét nghiệm viêm cổ tử cung định kỳ, thực hiện các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ là chìa khóa quan trọng nhất để chẩn đoán chính xác bệnh lý, điều trị kịp thời giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng tránh nguy cơ viêm cổ tử cung chuyển biến nặng sang ung thư cổ tử cung.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí