Phụ nữ vô sinh có chữa được không? Cách phòng ngừa vô sinh
Vô sinh ở nữ giới khiến cho nhiều chị em mất đi khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ. Vây, với sự phát triển của y học hiện đại, phụ nữ vô sinh có chữa được không? Cùng tìm lời giải từ các bác sĩ chuyên khoa sản khoa đầu ngành trong bài viết sau đây nhé!
1. Phụ nữ vô sinh có chữa được không? Bác sĩ đầu ngành giải đáp
Theo các bác sĩ sản khoa đầu ngành, phụ nữ vô sinh có thể điều trị khỏi và hoàn toàn thực hiện được mong muốn có con của mỗi người nếu bệnh lý được phát hiện sớm và tìm được bệnh viện uy tín để điều trị.
Tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Với sự phát triển của y học hiện đại cùng nhiều kỹ thuật chữa vô sinh tiên tiến, hy vọng của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn sẽ được “thắp sáng”.
2. Phương pháp điều trị vô sinh cho phụ nữ hàng đầu hiện nay
Dưới đây là 3 phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn cho tỷ lệ thành công cao hàng đầu hiện nay:
2.1 Kích thích buồng trứng
Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm để kích thích sự phát triển của các tế bào trứng. Sau khi trứng đạt độ chín, bệnh nhân sẽ được tiêm mũi HCG (mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
2.2 Sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại
Phụ nữ vô sinh có chữa được không, thắc mắc của nhiều chị em đã có lời giải đáp thỏa đáng. Sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại ngày này với rất nhiều thành tựu trong điều trị vô sinh hiếm muộn, giúp tỷ lệ đậu thai cao hơn, mang lại cơ hội làm mẹ cho rất nhiều chị em. Cụ thể, có những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại sau:
– IUI: Phương pháp bơm tinh trùng khỏe mạnh, đã được lọc rửa vào buồng tử cung hay còn gọi là thụ tinh nhân tạo. IUI được chỉ định cho những trường hợp phụ nữ gặp bất thường ở cổ tử cung, dính nhẹ vùng chậu hoặc vô sinh không xác định được nguyên nhân.
– IVF: Đây là kỹ thuật y khoa phức tạp, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp tắc nghẽn vòi trứng hoặc tổn thương ở cơ quan sinh sản.
– IVM: Kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm được thực hiện bằng cách nuôi cấy trứng được chọc hút trong môi trường chuyên biệt đến giai đoạn trứng trưởng thành. Các giai đoạn sau đó như: tiêm tinh trùng vào trứng, nuôi cấy phôi được thực hiện như chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm bình thường.
2.3 Điều trị dứt điểm các bệnh tại bộ phận sinh sản
Trước khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản, bác sĩ thường chỉ định phụ nữ phải điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa: viêm cô tử cung, viêm lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung… để tránh cản trở quá trình thụ thai của chị em.
3. Những biện pháp phòng ngừa tình trạng vô sinh ở nữ giới
Vô sinh nữ có thể phòng tránh được nếu chị em thực hiện theo các biện pháp này:
3.1 Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt
Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là cách tốt nhất để phụ nữ không mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Tránh các thói quen có hại như: Dùng các chất kích thích và thụt rửa âm đạo liên tục… dễ gây mãn kinh sớm và làm suy giảm chức năng của buồng trứng. Bổ sung vitamin cần thiết như: Vitamin E, vitamin A, B… để duy trì một chế độ ăn uống dồi dào vitamin, có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của buồng trứng, tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ.
3.2 Thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục hạn toàn là biện pháp bảo vệ được khuyến cáo để phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu… Nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn buộc phải thực hiện nạo phá thai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
3.3 Không thực hiện nạo, phá thai nếu không cần thiết
Nạo phá thai bừa bãi, thực hiện ở những cơ sở y tế không đảm bảo uy tín là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ phụ nữ vô sinh, hiếm muộn con cái. Để phòng ngừa tình trạng này, chị em cần sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, dùng bao cao su… để hạn chế mang thai ngoài ý muốn. Trường hợp nhỡ mang thai, không nên thực hiện nạo, phá thai nếu không cần thiết.
3.4 Thường xuyên thăm khám sức khỏe sinh sản 1 năm 2 lần
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo, phụ nữ từ 18 tuổi trở lên nên khám sức khỏe sinh sản định kỳ cá nhân 1 năm/2 lần hoặc ít nhất 1 năm 1 lần để phát hiện và điều trị sớm bệnh các bệnh lý sinh sản ngay trong giai đoạn tiềm ẩn, kịp thời can thiệp, ngăn chặn các yếu tố nguy cơ có thể gây vô sinh hiếm muộn.
Như vậy, phụ nữ vô sinh có chữa được không đã có câu trả lời. Với tỷ lệ phụ nữ vô sinh ngày càng tăng và trẻ hóa như hiện nay, chị em nên khám và điều trị càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về khả năng sinh sản.