Hỏi đáp: Vì sao phải thụ tinh ống nghiệm
Trong điều trị vô sinh hiếm muộn, phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF được các bác sĩ chỉ định. Đây là kỹ thuật giúp cặp vợ chồng mang thai bằng cách thu thập tinh tinh trùng kết hợp với trứng trong phòng thí nghiệm tạo thành phôi và sau đó chuyển vào buồng tử cung của người vợ để bắt đầu thai kỳ. Vậy, vì sao phải thụ tinh ống nghiệm?
1. Vì sao phải thụ tinh ống nghiệm
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn vô sinh nhưng thụ tinh ống nghiệm được đánh giá cao hơn cả. Dưới đây là những lý giải vì sao phải thụ tinh ống nghiệm?
1.1 Cứu cánh cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn mong con
Thụ tinh nhân tạo là biện pháp cứu cánh cuối cùng dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh sau khi các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh nhân tạo hay sử dụng thuốc không thành công. Thụ tinh ống nghiệm cũng áp dụng cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn do những nguyên nhân mà các phương pháp điều trị khác không thể đáp ứng điều trị.
1.2 Tỷ lệ thành công cao
Tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm được các bác sĩ sản khoa đánh giá là cao hơn các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại khác. Cụ thể, tỷ lệ mang thai sau thực hiện IVF đạt từ 50 – 60%, mở ra cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, thực hiện được ước mơ có con.
Không những thế, tỷ lệ thành công còn có thể đạt cao hơn nếu người vợ dưới 35 tuổi, thời gian vô sinh của cặp vợ chồng ngắn, lựa chọn được bệnh viện thực hiện uy tín, có đội ngũ bác sĩ sản khoa kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn vững vàng.
1.3 Ít biến chứng nguy hiểm
Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật có xâm lấn, thực hiện đưa phôi đã trưởng thành trong phòng thí nghiệm trực tiếp vào tử cung, không để xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm với người vợ. Tỷ lệ đa thai, mang thai ngoài tử cung, sẩy thai, sinh non… chỉ chiếm vài %, không đáng lo ngại quá như nhiều cặp vợ chồng vẫn nghĩ.
2. Những đối tượng cần phải làm thụ tinh ống nghiệm
Nếu cặp vợ chồng còn băn khoăn vì sao phải thụ tinh ống nghiệm thì lý do là bởi những đối tượng sau đây không có khả năng sinh sản, việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ khác không đạt được kết quả thành công và thụ tinh ống nghiệm là giải pháp cuối cùng giúp họ có con.
2.1 Người vợ bị tổn thương ống dẫn trứng hoặc tắc nghẽn
Tắc ống dẫn trứng hoặc vòi trứng bị tổn thương có thể khiến trứng khó kết hợp với tinh trùng và thụ tinh, hoặc phôi thai không thể di chuyển về tử cung để làm tổ ở đó. Lúc này người bệnh phải cần đến sự hỗ trợ của kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm, đưa trực tiếp phôi trưởng thành vào tử cung, tăng khả năng mang thai.
2.2 Phụ nữ bị rối loạn phóng noãn (rụng trứng)
Tình trạng trứng rụng không thường xuyên do bị rối loạn có thể là nguyên nhân khiến quá trình thụ thai khó có thể xảy ra.
2.3 Chức năng buồng trứng bị suy giảm sớm
Nếu tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng xảy ra trước 40 tuổi, buồng trứng của chị em sẽ không thể tạo ra lượng estrogen cần thiết hoặc trứng rụng không thường xuyên sẽ cản trở quá trình thụ thai.
2.4 Lạc nội mạc xảy ra ở bên ngoài tử cung
Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và khả năng thụ thai.
2.5 U xơ tử cung lành tính
Những khối u xơ tử cung lành tính phát triển trong thành tử cung, thường gặp ở phụ nữ 30 – 40 tuổi, khiến việc thụ thai tự nhiên gặp khó khăn. Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hỗ trợ được áp dụng để khắc phục tình trạng này.
2.6 Nam giới có tinh trùng yếu, chất lượng thấp
Tinh trùng chuyển động yếu, nồng độ tinh trùng dưới mức trung bình (<15 triệu tinh trùng/ml tinh dịch), bất thường về kích thước, hình dạng tinh trùng… sẽ gây khó khăn cho tinh trùng để có thể di chuyển đến gặp trứng.
2.7 Phụ nữ đã phẫu thuật thắt ống dẫn trứng
Cần thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm trong trường hợp này để cặp vợ chồng có thể mang thai lại khi người vợ đã thắt ống dẫn trứng.
2.8 Cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn không có nguyên nhân
Với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh nhưng bác sĩ không xác định được chính xác nguyên nhân dù đã thực hiện đầy đủ các bước thăm khám và xét nghiệm thường được chỉ định làm IVF.
2.9 Rối loạn di truyền có thể truyền sang con
Cặp vợ chồng được chẩn đoán là mắc một số rối loạn di truyền có nguy cơ truyền sang con cái, bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Mục đích của kỹ thuật là là nhằm sàng lọc phôi thai khỏe mạnh để cấy vào tử cung của người vợ.
2.10 Bảo vệ khả năng sinh sản cho người bệnh
Với người phụ nữ sắp tiến hành hóa trị hay xạ trị để điều trị ung thư hãy các bệnh lý khác như tim mạch thì bác sĩ có thể chỉ định làm IVF nhằm bảo vệ khả năng sinh sản. Theo đó, trứng sẽ được lấy và trữ đông, hoặc có thể kết hợp trứng với tinh trùng tạo phôi và làm đông để sử dụng khi có nhu cầu.
3. Chi phí thụ tinh ống nghiệm hết bao nhiêu
Chi phí để thực hiện IVF hiện nay được thống kê tại các bệnh viện trung bình từ 40 – 100 triệu/ ca. Chi phí này có thể tăng hoặc giảm và được tính toán theo từng trường hợp cụ thể như:
– Số lần thực hiện chu trình: Cặp vợ chồng thực hiện 1 chu trình IVF chi phí sẽ thấp hơn những cặp đôi thụ tinh ống nghiệm không thành công và phải thực hiện lại nhiều lần.
– Phác đồ điều trị: Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây vô sinh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chi phí có thể phát sinh với những trường hợp vô sinh do các bệnh lý phụ khoa khác, trước khi làm IVF người bệnh bắt buộc phải chữa khỏi các bệnh lý này.
– Bác sĩ thực hiện: Nếu lựa chọn được bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, phác đồ điều trị tiêu chuẩn thì tỷ lệ thành công khi làm thụ tinh ống nghiệm ngay từ lần đầu sẽ cao hơn và đồng nghĩa chi phí của người bệnh được giảm thiểu tối đa.
Vì sao phải thụ tinh ống nghiệm, băn khoăn của cặp vợ chồng đã được được giải đáp. Nếu được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này, cặp vợ chồng hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, chuẩn bị tâm lý và điều kiện tài chính tốt nhất để đạt kết quả tốt nhất.