Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

8 phương pháp điều trị bênh vô sinh hiếm muộn , tỷ lệ thành công cao

Sự phát triển của y học hiện đại với 8 phương pháp điều trị bệnh vô sinh hiếm muộn phổ biến: Thụ tinh ống nghiệm, bơm tinh trùng vào buồng tử cung; nuôi cấy phôi 5 ngày, trữ lạnh phôi, noãn và tinh trùng; tiêm tinh trùng vào bào tương noãn; trưởng thành trứng non; hỗ trợ thoát màng phôi; cho nhận phôi, noãn và tinh trùng đang giúp những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn trên khắp thế giới thực hiện được mong mỏi có con của mình.

1. Kỹ thuật bơm IUI đưa tinh trùng vào buồng tử cung

Bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại được các chuyên gia sản khoa đánh giá cao về tính hiệu quả và mức chi phí phù hợp. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, điều trị cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn nhanh có tin vui.

1.1 Điều kiện áp dụng IUI

IUI được áp dụng cho những cặp vợ chồng vô sinh mà nguyên nhân chính xuất phát từ người chồng. Theo đó, người chồng phải đáp ứng điều kiện có chất lượng tinh trùng yếu ở mức trung bình, số lượng tinh trùng ít… Còn người vợ vẫn phải đảm bảo chắc chắn rằng có chu kỳ rụng trứng ổn định và hoạt động của hai vòi trứng bình thường.

Ngoài ra, cả 2 vợ chồng đều phải đồng thuận lựa chọn phương pháp điều trị IUI và chọn bị tinh thần tốt nhất để đạt hiệu quả cao ngay từ lần đầu thực hiện.

1.2 Đối tượng nào có thể điều trị vô sinh hiếm muộn bằng phương pháp IUI?

Phương pháp IUI không áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, những người đủ điều kiện sau đây mới được bác sĩ chỉ định thực hiện:

– Người chồng có số lượng tinh trùng ít, tinh trùng yếu ở mức độ nhẹ tới trung bình.

– Người vợ gặp vấn đề bất thường về tử cung, rối loạn phóng noãn.

– Các cặp vợ chồng bị vô sinh nhưng không tìm được nguyên nhân.

Bơm tinh trùng vào tử cung giúp cặp vợ chồng nhanh có tin vui

Bơm tinh trùng vào tử cung giúp cặp vợ chồng nhanh có tin vui

1.3 Quy trình thực hiện phương pháp IUI

Phương pháp IUI áp dụng trong điều trị bệnh vô sinh hiếm muộn chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi thực hiện theo quy trình từng bước sau:

– Khám sức khỏe tổng quát cho cả vợ và chồng để xác định nguyên nhân gây vô sinh và đánh giá về điều kiện thực hiện kỹ thuật.

– Lên lịch cụ thể để thực hiện chu kỳ kích trứng
– Sau khi tiêm tiêm thuốc kích trứng, bác sĩ tiến hành chọn lọc tinh trùng khỏe mạnh lấy từ người chồng, lọc rửa và chọn chiến binh khỏe nhất.

– Kiểm tra kết quả thụ thai sau khi bơm tinh trùng 14 ngày;

– Nếu thụ thai thành công, thực hiện chăm sóc thai khoa học theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1.4 Tỷ lệ thành công của IUI

Theo thống kê y khoa, tỷ lệ thành công của kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung đạt từ 15- 27%. Hiệu quả thành công phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tinh trùng của người chồng cũng như tâm lý của cặp đôi.

2. Kỹ thuật IVF- Thụ tinh ống nghiệm

Trong các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn được tiến hành tại Việt Nam hiện nay, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mang lại tỷ lệ thành công cao nhất khoảng 40-50%. Tuy nhiên, giá thành dịch vụ này khá đắt nên các cặp vợ chồng cần cân nhắc và chuẩn bị thật kỹ lưỡng về tài chính trước khi thực hiện.

2.1 Đối tượng chỉ định thực hiện kỹ thuật IVF

Thụ tinh ống nghiệm thực hiện bằng cách kết hợp trứng và tinh trùng với nhau và tạo phôi bên ngoài cơ thể. Khi phôi được hình thành, chúng sẽ được chuyển trở lại vào tử cung của người vợ để làm tổ và phát triển như cách thụ thai tự nhiên. Những đối tượng đủ điều kiện chỉ định thực hiện phương pháp này bao gồm:

– Người vợ gặp bệnh lý tắc 2 vòi trứng bị;

– Người vợ gặp tình trạng viêm lạc nội mạc tử cung;

– Người chồng có tinh trùng ít, yếu và bất thường về kích thước, hình dáng.

– Cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn đã thực hiện các pháp hỗ trợ sinh sản khác nhưng gặp thất bại.

2.3 Quy trình thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm

Cặp vợ chồng cần ít nhất từ 4 – 6 tuần để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Quy trình cụ thể như sau:

– Kiểm tra sức khỏe tổng quát và kết luận về tình trạng sinh sản của hai vợ chồng

– Tiêm thuốc kích thích sự phát triển trứng và tăng tỉ lệ rụng trứng: Trong quá trình tiêm thuốc người vợ cần được theo dõi để đánh giá các phản ứng xảy ra với cơ thể. Khi nang noãn phát triển đạt chuẩn, người vợ được tiêm HCG nhằm kích thích trứng rụng.

– Chọc hút trứng và lấy tinh trùng ra ngoài

Sau 36 tiếng tiêm thuốc kích thích rụng trứng, người vợ được gây mê và tiến hành chọc hút trứng. Song song với quá trình đó, bác sĩ sẽ thực hiện lấy và chọn lọc tinh trùng của người chồng.

– Thụ tinh trong ống nghiệm

Sau khi chọn lọc được trứng và tinh trùng, bác sĩ sẽ nuôi cấy chúng trong ống nghiệm, tạo phôi trưởng thành và đưa trở lại vào tử cung của người vợ.

Thụ tinh ống nghiệm đem lại tỷ lệ thành công cao nhất trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Thụ tinh ống nghiệm đem lại tỷ lệ thành công cao nhất trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản

3. Phương pháp tiêm tinh trùng vào tương bào noãn

Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là kỹ thuật ghép phôi tiên tiến và phổ biến hiện nay. Phương pháp này thực hiện bằng cách tiêm tinh trùng trực tiếp và noãn để tạo phôi, nhằm tăng khả năng thụ thai. Cụ thể, một tinh trùng chất lượng sẽ được tiêm trực tiếp vào bào tương của trứng. Sau khi thụ tinh thành công, phôi sẽ được nuôi cất từ 3-5 ngày rồi chuyển vào buồng tử cung của người mẹ và làm tổ, phát triển thành thai khỏe mạnh.

3.1 Đối tượng áp dụng

– Người chồng gặp bất thường về số lượng và chức năng của tinh trùng: tinh trùng ít, tinh trùng di động kém, tinh trùng dị dạng nhiều.

– Người chồng vô sinh do không có tinh trùng: Tinh trùng không tồn tại trong tinh dịch, phải phẫu thuật lấy tinh trùng.

– Người chồng không có hoặc tổn thương ống dẫn tinh (bộ phận thực hiện nhiệm vụ đưa tinh dịch từ tinh hoàn xuống dương vật).

– Người chồng từng làm phẫu thuật thắt ống dẫn tinh.

– Bất thường trong quá trình thụ tinh: trứng của người vợ và tinh trùng người chồng bình thường nhưng không thụ tinh hoặc tỉ lệ thụ tinh thấp, bất thường về quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng.

– Vô sinh không tìm được nguyên nhân ở cả vợ và chồng.

– Người vợ có ít trứng ít, chất lượng kém.

– Gặp thất bại nhiều lần với phương pháp thụ tinh nhân tạo

3.2 Quy trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)

– Thu mẫu tinh trùng

Người chồng cần cung cấp một mẫu tinh dịch để bác sĩ chọn lọc những tinh trùng có khả năng di động cao. Nếu trường hợp khó lấy mẫu hoặc người chống không thể có mặt vào ngày chọc hút, tinh trùng có thể được đông lạnh trước đó để đảm bảo có sẵn sàng tinh trùng trong ngày thụ tinh.

Trong trường hợp tinh trùng trong mẫu quá ít, hoặc không thể xuất tinh, bác sĩ có thể tiến hành chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn, mào tinh hoặc từ các ống dẫn tinh.

– Tập hợp trứng

Người vợ được tiêm gonadotropin để kích thích buồng trứng sản xuất ra nhiều trứng trưởng thành phục vụ cho việc thụ tinh.

– Thụ tinh

Trong phòng Lab, các chuyên viên phôi học tiến hành tiêm trực tiếp mỗi tinh trùng vào từng quả trứng. Ba ngày sau, trứng thụ tinh thành công sẽ phát triển thành phôi.

– Chuyển phôi

Bác sĩ sẽ dùng ống thông mỏng đưa qua cổ tử cung và đưa từ 1-2 phôi vào tử cung.

– Sự phát triển của phôi thai

Nếu quá trình thụ tinh thành công, một phôi thai sẽ làm tổ trong thành tử cung và phát triển thành thai nhi. Các phôi dư được trữ đông và sử dụng trong các chu kỳ chuyển phôi sau này khi cần.

– Thử thai

Sau khoảng 2 tuần đặt phôi vào tử cung người vợ sẽ được kiểm tra kết quả thụ thai.

4. Trưởng thành trứng non (IVM)

Kỹ thuật IVM- trưởng thành trứng non là phương pháp lấy trứng từ buồng trứng (trứng này chưa được kích thích bằng hormone) đem nuôi cấy trong môi trường chuyên biệt tại phòng thí nghiệm. Sau khi trứng trưởng thành sẽ được thực hiện thụ tinh ống nghiệm như bình thường. Phương pháp này giúp tạo ra các tế bào trứng trưởng thành, phục vụ cho các quy trình hỗ trợ sinh sản khác.

4.1 Những phụ nữ đủ điều kiện thực hiện nuôi trứng non IVF

– Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, có trên 10 nang trứng thứ cấp, khả năng đáp ứng kém với thuốc kích thích buồng trứng;

– Phụ nữ dưới 35 tuổi, kinh nguyệt bình thường hoặc đang mắc bệnh ung thư;

– Những trường hợp đã từng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nhưng thất bại hoặc nguyên nhân vô sinh do yếu tố nam.

4.2 Quy trình trưởng thành trứng non trong ống nghiệm

– Sử dụng hormonal Priming kích thích nhẹ buồng trứng;

– Chọn thời điểm thu nhận trứng: Siêu âm là phương pháp được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ tốt nhất cho phương pháp này. Nghiên cứu cho thấy đường kính nang trứng từ 12mm trở lên có số trứng trưởng thành, được thu nhận, thụ tinh và phát triển thành phôi cao.

– Thu nhận trứng: Kỹ thuật siêu âm kết hợp với kim chọc hút trứng được sử dụng để thu nhận trứng.

– Nuôi trứng non trưởng thành trong ống nghiệm (IVM): Thời gian nuôi trứng non trưởng thành trong khoảng 28 – 52 giờ. Các trứng trưởng thành trong vòng 30 giờ sau khi thu nhận có khả năng phát triển tốt hơn những trứng có thời gian trưởng thành lâu hơn.

Trưởng thành trứng non giúp tạo ra các tế bào trứng có chất lượng cao

Trưởng thành trứng non giúp tạo ra các tế bào trứng có chất lượng cao

5. Nuôi cấy phôi ngày 5

Nuôi cấy phôi ngày 5 là kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong phương pháp thụ tinh ống nghiệm để điều trị bệnh vô sinh hiếm muộn. Kỹ thuật nuôi phôi 5 ngày mang lại có hợi thành công cao cho các cặp vợ chồng đang khao khát có con.

5.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của nuôi cấy phôi ngày 5

– Tuổi người mẹ: Chất lượng trứng và chất lượng phôi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tuổi của người mẹ. Mẹ càng lớn tuổi thì tỷ lệ thành công sau chuyển phôi ngày 5 càng thấp;

– Chất lượng và số lượng phôi ngày 3: Nếu bệnh nhân có chất lượng và số lượng phôi ngày 3 tốt thì có thể tạo ra nhiều phôi ngày 5 hơn và ngược lại;

– Tiền sử chuyển phôi (nếu có): Với trường hợp những cặp vợ chồng đã thực hiện thụ tinh nhân tạo chuyển phôi ngày 5 không thành công thì có thể xem xét lựa chọn chuyển phôi ngày 3. Hoặc nếu thất bại khi chuyển phôi ngày 3 có thể cân nhắc chuyển phôi ngày 5.

– Chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ và điều kiện cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của việc nuôi cấy phôi ngày 5.

5.2 Quy trình chuyển phôi ngày 5

– Ngày 0 – ngày 1: Sau 16-18 giờ thụ tinh, các chuyên viên phôi học sẽ kiểm tra xem sự thụ tinh đã thực sự xảy ra hay chưa bằng cách quan sát sự xuất hiện tiền nhân là trứng và tinh trùng. Nếu chúng kết hợp ngay sau đó sẽ tạo thành ADN của phôi;

– Ngày 1 – ngày 3: Đây là giai đoạn phân chia của các tế bào. Tế bào đầu tiên của phôi phân chia thành 2 tế bào trong vài giờ tiếp theo và tiếp tục nhân lên trong các chu kỳ phân chia tiếp theo. Chất lượng phôi được đánh giá tại ngày 2, 3 qua các tiêu chí như độ đồng đều giữa các phôi bào, số lượng phôi bào và mức độ phân mảnh bào tương;

– Ngày 3 – ngày 5: Giai đoạn phôi dâu chứa 16- 32 tế bào. Số lượng các phôi bào nhân lên nhanh chóng sau khi thụ tinh 3 – 4 ngày, chúng liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành dạng phôi dâu, sau đó bắt đầu xuất hiện các hốc dịch nhỏ tại phôi;

– Ngày 5+: Phôi nang mở rộng, thể tích của phôi được lấp đầy. Các tế bào của phôi cũng bắt đầu biến đổi thành hai loại là tế bào lá nuôi (Trophectoderm – TE) và nụ phôi (Inner cell mass – ICM). Nụ phôi chính là thành phần sau này phát triển thành thai nhi và nhau thai phát triển từ tế bào lá nuôi. Tiếp theo là hiện tượng thoát màng phôi. Tại nội mạc tử cung của người mẹ phôi bắt đầu làm tổ và tiếp tục phát triển thành thai nhi.

6. Hỗ trợ phôi thoát màng (AH)

Hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching) là thao tác làm mỏng hoặc mở lớp màng bên ngoài của phôi, giúp phôi có khả năng bám dính vào niêm mạc tử cung và tăng khả năng làm tổ của phôi.

6.1 Đối tượng áp dụng kỹ thuật hỗ trợ thoát màng phôi

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng thích hợp với những đối tượng sau:

– Bệnh nhân đã thất bại nhiều lần khi làm IVF.

– Bệnh nhân lớn tuổi, chất lượng kém, ít phôi.

– Bệnh nhân có phôi có màng trong suốt dày, không đều, bất thường.

– Bệnh nhân lựa chọn kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chuyển phôi trữ đông.

6.3 Những kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng

– Làm rách một phần lớp màng trong suốt ( Partial zona dissection – PZD)

– Làm mỏng màng trong suốt bằng kỹ thuật axit Tyrode.

– Làm mỏng, tạo lỗ màng trong suốt bằng kỹ thuật piezo

– Làm mỏng, tạo lỗ màng trong suốt bằng tia laser.

Các phương pháp này đều làm mỏng hoặc thủng lớp màng trong suốt bao quanh phôi trước khi chuyển chúng vào tử cung. Điều này sẽ giúp cho phôi phát triển tốt nhất trong tử cung và nhanh chóng thoát ra ngoài màng một cách dễ dàng, tăng khả năng làm tổ và thụ thai thành công.

7. Trữ lạnh noãn, tinh trùng và phôi

Đông lạnh noãn, phôi và tinh trùng là kỹ thuật bảo quản trong điều kiện lạnh sâu bằng nito lỏng hoặc hơi nitơ trong thời gian dài để sử dụng về sau.

Đây là phương pháp bảo quản tinh trùng trong điều kiện lạnh sâu

Đây là phương pháp bảo quản tinh trùng trong điều kiện lạnh sâu

7.1 Điều kiện để trữ lạnh noãn, phôi hay tinh trùng

– Người vợ phải còn trứng

– Cặp vợ chồng đã điều trị vô sinh hiếm muộn nhưng không thành công

– Bảo tồn sinh sản cho những bệnh nhân ung thư

– Hoãn thời gian mang thai…

7.2 Quy trình đông lạnh trứng, tinh trùng, phôi

– Thăm sáng lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng của bệnh nhân, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

– Tùy thuộc vào từng khách hàng, bác sĩ thực hiện chỉ định sử dụng thuốc kích thích buồng trứng, mục đích tăng số lượng trứng.

– Tiến hành chọc hút trứng

– Sau khi chọc hút, bác sĩ đánh giá sơ bộ chất lượng trứng về mặt hình thái, những trứng trưởng thành đủ điều kiện trữ lạnh.

– Kỹ thuật thủy tinh hóa được bảo quản lâu dài trong nitơ lỏng.

8. Cho/ nhận phôi, noãn và tinh trùng

Kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn này đang mở ra cơ hội có con cho rất nhiều cặp vợ chồng mà nguyên nhân vô sinh đến từ một trong 2 người hoặc những người phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc không đảm bảo chất lượng để thụ thai.

8.1 Quy định về việc cho noãn, tinh trùng

– Người cho tinh trùng, noãn phải đáp ứng đủ điều kiện sau:

+ Không mắc các bệnh di truyền gây ảnh hưởng đến thế hệ sau

+ Không mắc các bệnh lý không thể nhận thức được như: tâm thần

+ Có khả năng làm chủ hành vi của mình

+ Không mắc các bệnh lý có thể lây truyền qua đường tình dục

– Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn tại cơ sở khám, chữa bệnh được Bộ y tế công nhận, cho phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm.

– Cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tính bảo mật thông tin cho người bệnh

– Tình trùng hoặc noãn chỉ sử dụng cho một người, nếu không thành công mới được sử dụng cho người khách. Nếu sinh con thành công, tinh trùng chưa được sử dụng sẽ phải hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở để nghiên cứu khoa học.

8.2 Quy định về việc nhận tinh trùng, noãn, phôi

– Người nhận tinh trùng là người vợ đang điều trị vô sinh hiếm muộn mà nguyên nhân xuất phát từ người chồng hoặc phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con nhưng noãn của họ không đảm bảo chất lượng để thụ tinh.

– Người nhận noãn là người Việt Nam hoặc gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị hiếm muộn mà nguyên nhân là do người vợ không đảm bảo chất lượng noãn hoặc không có noãn để thụ thai.

– Người nhận phải thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân từ cả vợ và chồng.

+ Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản nhưng không thành công, trừ trường hợp mang thai hộ

+ Phụ nữ độc thân, không có noãn hoặc không đảm bảo chất lượng để thụ thai

– Người nhận tinh trùng, phôi, noãn phải đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm, không mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: HIV; viêm gan A, B;…

– Cơ sở khám chữa bệnh không được cung cấp thông tin của người nhận tinh trùng, nhận phôi, noãn.

Cho nhận phôi, trứng, tinh trùng mở ra cơ hội có con cho cặp vợ chồng hiếm muộn

Cho nhận phôi, trứng, tinh trùng mở ra cơ hội có con cho cặp vợ chồng hiếm muộn

Với những phương pháp điều trị bệnh vô sinh hiếm muộn đã liệt kê ở trên, các cặp vợ chồng đang gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản hoàn toàn có hi vọng nhận được tin vui, hiện thực được giấc mơ có con của mình.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí