Tình trạng ra máu ở thai IVF: Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả
Sau chuyển phôi trong quá trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), rất nhiều phụ nữ gặp tình trạng xuất hiện những đốm máu nhỏ. Điều này gây thắc mắc tại sao thai IVF lại hay ra máu. Để tìm hiểu lý do chính xác nhất, hãy theo dõi các thông tin chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa sản khoa trong bài viết sau đây nhé.
1. Tại sao thai IVF hay ra máu từ sau khi chuyển phôi
hiện tượng ra máu nhẹ sau khi thụ tinh ống nghiệm là hiện tượng rất bình thường, tuy nhiên các mẹ nên theo dõi thật kỹ các đặc điểm của ra huyết để loại trừ các biến chứng có thể xảy ra. nếu ra huyết lượng nhiều , kéo dài và kèm bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào khác .Đừng hoảng loạn vì nghĩ mình gặp vấn đề gì nghiêm trọng. chỉ em hãy bình tĩnh, khi mang thai việc ra máu là hiện tượng khá phổ biến sau khi làm IVF. Lý do xuất phát từ những tác nhân sau:
1.1 Do thai nhi
Những ngày đầu tiên sau chuyển phôi, để có thể bám chắc vào niêm mạc tử cung, phôi thai phải “đào xới” niêm mạc lên. Ở giai đoạn, niêm mạc tử cung có nhiều mạch máu nên việc có một vài mạch máu nhỏ bị tổn thương và ra một chút máu là hoàn toàn bình thường.
Trong giai đoạn sau, từ tuần 6-8 của thai kỳ, nhau thai phát triển và lan rộng ra tử cung, ra một ít máu tươi rồi chuyển sang màu đen cũng không có gì đáng lo ngại.
1.2 Do viêm nhiễm phụ khoa
Tại sai thai IVF hay ra máu? Lý do có thể xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Nhiễm trùng, những bệnh về đường tình dục gây chảy máu những ngày sau làm IVF cũng như trong các tháng đầu thai kỳ. Những căn bệnh gây viêm loét cổ tử cung viêm loét âm đạo, khiến xuất hiện những đốm máu
2. Những lưu ý khi bị ra máu khi mang thai IVF
Nếu không muốn rơi vào tình huống đáng tiếc, khi mang thai IVF bị ra máu, chị em cần ghi nhớ những lưu ý sau:
2.1 Liên hệ ngay tới bác sĩ có chuyên môn cao
Mặc dù ra máu nhẹ khi mang thai IVF là bình thường, tuy nhiên nên theo dõi thêm các đặc điểm của ra huyết để loại trừ nguy cơ biến chứng. Nếu trường hợp, lượng máu ra nhiều và kèm theo những dấu hiệu bất thường, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và nhận tư vấn từ bác sĩ, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra như thai chết lưu, thai ngoài tử cung…
2.2 Không tự ý sử dụng các loại thuốc thông thường
Trong thai kỳ IVF ngoài các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi, táo bón… mẹ bầu còn phải đối mặt với những nguy cơ thường gặp như bệnh cúm, sốt… bởi từ lúc bắt đầu có thai hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu đi một phần. Vì thế, mẹ bầu khó có thể tránh khỏi việc phải dùng thuốc để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ uống thuốc không đúng cách sẽ khiến em bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để bảo vệ sức khỏe của thai phụ và tránh những dị tật thai nhi từ việc dùng thuốc bừa bãi, bất kỳ loại thuốc nào mẹ bầu có ý định sử dụng trong thời gian mang thai IVF đều cần thiết có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
2.3 Tăng thời gian nghỉ ngơi để thai nhi được ổn định
Khi mang thai IVF, thai nhi chưa thực sự ổn định và nếu phải chịu những tác động từ các hoạt động mạnh của người mẹ như khiêng vác vật nặng, làm việc quá sức… sẽ khiến ra máu thậm chí sảy thai. Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo ngủ đủ 8h/ngày, nghỉ trưa điều độ, tránh thức khuya, vận động nhẹ nhàng cho mẹ khỏe, con khỏe.
2.4 Tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Dinh dưỡng trong thai kỳ đóng vai trò quan trọng quyết định đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì thế, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn của bác sĩ trong giai đoạn. Cụ thể:
– Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ 4 nhóm chất cần thiết:
+ Chọn các chất bột đường (carbohydrate), loại thực phẩm dễ tiêu hóa
+ Dung nạp đủ protein (chất đạm);
+ Cung cấp đủ chất béo (lipid);
+ Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ
Lưu ý: Xây dựng thực đơn cân đối, tránh gây thừa chất hay thiếu chất thai kỳ.
– Đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ IVF khoa học
Việc đảm bảo dinh dưỡng khoa học và lành mạnh rất quan trọng với thai kỳ IVF. Bổ sung vitamin và khoáng chất là điều tiên quyết quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất, bởi nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ luôn phải được đảm bảo để nâng cao sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Một số khoáng chất, vitamin cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày:
+ Protein
+ Acid folic
+ Sắt
+ Vitamin D
– Tạo thói quen ăn nhiều hoa quả và rau xanh: Đây là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn của bà bầu giúp ngừa chứng táo bón, cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa…
– Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Nước không chỉ giúp tăng lượng nước ối mà còn làm chất dịch nhầy trơn hơn, tạo điều kiện thuận lợi để trứng và tinh trùng gặp nhau, thụ tinh trong môi trường tử cung, tránh mang thai bên ngoài tử cung.
2.5 Tránh những tư thế gập bụng tạo áp lực cho thai nhi
Mẹ nên biết, tư thế ngồi gập bụng về phía trước sẽ tạo ra những áp lực lên thành bụng, vừa khiến cho mẹ bầu không thoải mái, vừa gây nguy hiểm cho thai nhi. Lý do là trong giai đoạn, ngồi gập bụng sẽ đè nén lên cơ thể mong manh của bé, khiến lồng ngực của mẹ chèn ép lên thai nhi và để lại những dấu vết vĩnh viễn trên cơ thể của em bé.
3. Hồng Hà nơi tư vấn cho bà bầu IVF khi thường xuyên ra máu
Chắc hẳn mẹ đã biết tại sao thai IVF ra máu rồi phải không nào? Vậy khi gặp tình trạng, mẹ bầu phải làm sao? Đừng quá lo lắng, hãy đem những thắc mắc của mình gửi đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà. Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực khám và điều trị vô sinh hiếm muộn của Bệnh viện sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp mẹ bầu có thêm kiến thức tốt nhất, biết cách xử lý khi gặp tình huống.
Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Hồng Hà còn là địa chỉ uy tín, đã và đang điều trị cho hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có con với các phương pháp hỗ trợ sinh sản y khoa, mang con yêu đến với mọi nhà.
Khi gặp các vấn đề bất thường trong thai kỳ, đặc biệt là hiện tượng tại sao thai IVF hay ra máu, chị em đã có thể xác định được nguyên nhân rồi chứ? Đừng bỏ qua những lưu ý khi làm ra máu mang thai IVF để có được thai kỳ khỏe mạnh, an toàn mẹ bầu nhé!