Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi do đâu? Cách xử lý triệt để
Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi là tình trạng nhiều người gặp phải. Đỏ đầu mũi sau nâng có thể là biểu hiện bình thường. Đôi khi tình trạng này lại là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm sau thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân gây bóng đỏ đầu mũi do đâu? Nên xử lý đầu mũi đỏ thế nào cho hiệu quả?
1. Nguyên nhân chính gây ra nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi
1.1. Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi do gặp phải biến chứng
Biến chứng bóng đỏ đầu mũi thường xuất hiện ngay sau hoặc vào 1 – 2 năm sau đó. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng có thể do mũi nâng quá cao, chất liệu sụn nâng kém chất lượng, thô cứng hoặc do da đầu mũi quá mỏng không đủ dày để che sụn nâng. Theo thời gian, da đầu mũi bị bào mòn, căng tức dẫn đến bóng đỏ, thậm chí tụt sụn.
1.2. Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi do da bị căng quá mức
Bóng đỏ đầu mũi sau nâng là biến chứng phổ biến ở các ca thẩm mỹ mũi. Nguyên nhân khiến mũi bị đỏ là do da bị căng kéo quá mức do chỉ đặt sóng nên không đủ máu để muôi. Cơ thể tự xử lý bằng cách tăng cường số lượng mạch máu đến nuôi da vùng đầu mũi. Điều này khiến da đầu mũi bị đỏ.
1.3. Mũi nhiễm trùng
Nhiễm trùng sau nâng mũi có biểu hiện rõ nét nhất là mũi sưng đỏ. Ngày sau nâng mũi, biến chứng nhiễm trùng gây bóng đỏ đầu mũi có thể xuất hiện bất cứ khi nào, thậm chí 10 – 20 năm sau mới xuất hiện.
Các chuyên gia thẩm mỹ chỉ ra các nguyên nhân gây nhiễm trùng sưng đỏ đầu mũi bao gồm:
– Kỹ thuật nâng mũi kém
– Quy trình nâng mũi không đảm bảo an toàn theo quy định của Bộ Y tế
– Khách hàng bị dị ứng với chất liệu nâng mũi
– Các hoạt động chăm sóc sau phẫu thuật như vệ sinh, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi… không đúng cách.
– Vệ sinh mũi và vết thương không sạch sẽ gây nhiễm trùng
– Khách hàng thường xuyên sờ nắn và va chạm lực mạnh vào mũi sau nâng.
Ngoài sưng đỏ đầu mũi, nhiễm trùng do nâng mũi còn kèm các triệu chứng như sưng tây, đau đớn, phù nề, vết thương chảy dịch, mủ thậm chí là rỉ máu.
1.4. Phản ứng ngay sau phẫu thuật
Tuy chỉ là tiểu phẫu đơn giản nhưng nâng mũi vẫn cần can thiệp dao kéo. Vì vậy, đỏ đầu mũi ngay sau khi phẫu thuật là phản ứng bình thường của cơ thể. Do mũi được nâng cao nhanh chóng khiến da đầu mũi chưa kịp co dãn. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày sau nâng và tự giảm dần rồi hết sau đó. Nếu bóng đỏ đầu mũi kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm thì khả năng cao mũi đã bị biến chứng. Chị em cần nhanh chóng đi thăm khám để xử lý kịp thời.
2. Nâng mũi bị đỏ đầu mũi sau bao lâu thì hết
Nâng mũi bị đỏ đầu mũi sau 7 – 10 ngày sẽ hết hoàn toàn với các trường hợp mũi bị bóng đỏ do phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Trong khoảng thời gian này, mũi sẽ dần thích nghi với chất liệu sụn nâng nhân tạo. Đồng thời da mũi đàn hồi với độ co dãn phù hợp. Thời gian phục hồi mũi sau nâng để hết bóng đỏ đầu mũi được chia thành 4 giai đoạn như sau:
– Từ 1 đến 2 ngày sau nâng: Mũi sưng đỏ, bầm tím và hơi đau nhức với mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
– Từ 3 – 4 ngày tiếp theo: Hiện tượng sưng đỏ đầu mũi bắt đầu thuyên giảm. Mũi dần thích nghi với sụn nâng. Da đầu mũi co kéo với độ dãn phù hợp với form mũi mới. Cảm giác đau nhức cũng nhẹ nhàng hơn 2 ngày đầu.
– Từ 7 – 10 ngày: Đầu mũi hết đỏ hoàn toàn. Vết rạch nâng mũi đã khá lành. Cảm giác đau nhức ở mũi gần như không còn. Mũi bắt đầu vào form.
– 1 tháng sau nâng: Mũi thích nghi hoàn toàn với vật liệu sụn nâng và vào rom ổn định, mềm mại và tự nhiên hơn.
3. Cách xử lý trường hợp nâng mũi đầu mũi bị đỏ
BS Robert Nguyễn (Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà) khuyến cáo, nếu tình trạng bóng đỏ đầu mũi sau nâng kéo dài hơn 1 tháng và không có dấu hiệu thuyên giảm, việc đầu tiên cần làm là lập tưc đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa giải pháp xử lý phù hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc uống trong vòng 1 – 2 tháng sau nâng để cải thiện tình trạng bóng đỏ vùng sóng và đầu mũi. Nếu không thuyên giảm, khách hàng buộc phải hạ thấp sóng mũi và chóp mũi. Nếu vẫn muốn giữ đúng form mũi, khách hàng cần chỉnh sửa mũi với kỹ thuật cao hơn.
Tùy thuộc vào mức độ bóng đỏ chóp mũi và độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau.
3.1. Đầu mũi bị đỏ ít
Với những trường hợp mũi đỏ ít, chỉ kéo dài từ 1 – 4 ngày đầu, khách hàng chỉ cần vệ sinh mũi sạch sẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ (2 lần/ngày). Chế độ ăn uống cần loại bỏ các thực phẩm như trứng, rau muống… Trong 1 đến 3 tuần đầu tiên không được sử dụng mỹ phẩm và dầu nóng bôi lên mũi.
3.2. Đầu mũi đỏ nhiều
Sau 4 – 7 ngày mũi vẫn đỏ và chuyển biến nặng hơn, khách hàng cần thăm khám ngay tại các đơn vị thẩm mỹ uy tín để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Với trường hợp này, ban đầu bác sỹ sẽ kê thuốc giảm đau, chống viêm theo chờ theo dõi trong 7 ngày. Nếu tình trạng không giảm, bác sĩ buộc phải chỉ định tháo sụn hoặc phẫu thuật lại.
3.3. Sau 1,2,3 tháng đầu mũi vẫn đỏ
Nếu đầu mũi sưng đỏ kéo dài 3 tháng, mũi lúc này có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, thậm chí hoại tử. Bác sĩ bắt buộc phải tháo sụn và phẫu thuật tạo hình lại dáng mũi và cắt bỏ phần mô bị tổn thương trong mũi.
Ngoài ra, dựa vào nguyên nhân gây bóng đỏ đầu mũi, bác sẽ sẽ đưa ra cách xử lý tương ứng, giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng:
– Với trường hợp đầu mũi đỏ do sống mũi quá cao, bác sĩ sẽ thực hiện lấy sụn cũ ra, đặt sụn mới có độ cao và kích thước phù hợp hơn.
– Với trường hợp da đầu mũi quá mỏng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại độ cao của mũi, tư vấn dùng loại sụn mỏng và mềm dẻo hơn để hạn chế áp lực lên da dầu mũi, tránh lộ sóng hoặc thủng đầu mũi.
– Với mũi quá ngắn, khách hàng cần nâng mũi bằng sụn nhân tạo kết hợp dùng sụn vách ngăn để kéo dài đầu mũi. Bọc đầu mũi bằng sụn tự thân giúp hạn chế tối đa tình trạng bóng đỏ đầu mũi.
4. Nâng mũi bị đỏ đầu mũi sau bao lâu có thể sửa được
Nâng mũi bị đỏ đầu mũi sớm sau ít nhất 10 ngày thì có thể sửa lại. Khách hàng cần đến trực tiếp đơn vị thẩm mỹ uy tín để bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân và tư vấn phương pháp xử lý đúng và phù hợp. Trong thời điểm này, chỉnh sửa mũi bóng đỏ tương đối đơn giản.
Nếu đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng để từ 3 – 4 tháng mới đi sửa lại. Lúc này, việc chỉnh sửa tương đối phức tạp và khó khăn. Bởi các mô tế bào và mạch máu trong khoang mũi đã liên kết bám dính chặt chẽ với sụn nâng. Việc bóc tách trở nên khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Việc chỉnh sửa mũi liên tục trong 1 khoảng thời gian ngắn cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi sẽ xâm lấn nhiều đến các mô lân cận.
Xử lý triệt để đỏ đầu mũi sau nâng nhanh nhất
Cơ hội trò chuyện miễn phí 1-0-2 cùng chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu
Nhanh tay đăng ký!!!
5. Lưu ý quan trọng nâng mũi an toàn, không sợ bị đỏ
5.1. Tiến hành nâng mũi ở cơ sở thẩm mỹ uy tín
Bạn tránh gặp biến trứng bóng đỏ đầu mũi sau nâng, khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn lựa cơ sở thực hiện. Các đơn vị thẩm mỹ uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao nên được ưu tiên lựa chọn.
Một đơn vị thẩm mỹ nâng mũi uy tín cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí:
– Bác sĩ chuyên sâu về dịch vụ nâng mũi, đã từng thực hiện thành công nhiều ca thẩm mỹ từ cơ bản đến phức tạp.
– Quy trình phẫu thuật thẩm mỹ chuyên nghiệp, an toàn, từ khâu đón tiếp, thăm khám, phẫu thuật đến chăm sóc hậu phẫu.
– Cơ sở vật chất, thiết bị y tế vô khuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế
– Công nghệ thẩm mỹ hiện đại, chất lượng, vật liệu sử dụng trong thẩm mỹ cao cấp, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.
Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà là một trong những đơn vị đi đầu về chất lượng dịch vụ tại Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kể trên. Khách hàng có thể an tâm gửi gắn niềm tin và nhan sắc khi nâng mũi tại đây.
5.2. Ứng dụng công nghệ phù hợp nâng mũi
Mỗi đơn vị thẩm mỹ sẽ ứng dụng những công nghệ nâng mũi khác nhau. Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà hiện đang ứng dụng công nghệ nâng mũi chuẩn Thái, nâng mũi cấu trúc và siêu cấu trúc hiện đại. Các kỹ thuật nâng mũi sử dụng linh hoạt sụn tự thân và sụn nhân tạo giúp tạo form mũi đẹp tự nhiên, không gây bóng đỏ đầu mũi hay lộ, tụt sóng mũi.
Công nghệ đem lại dáng mũi chuẩn tỷ lệ vàng. Sau nâng mũi đẹp tự nhiên, cấu trúc ổn định. Kết quả thẩm mỹ có thể duy trì bền đẹp đến hơn 40 năm. Chất liệu sụn chính được sử dụng trong nâng mũi là sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo nên khả năng tương thích sinh hoạt cao, khó bị đào thải gây biến chứng nguy hiểm.
Nâng mũi bị đỏ đầu mũi thường xuất hiện ở những khách hàng chỉ đặt sống mũi, thậm chí ngay ở người đặt sống mũi kết hợp bọc sụn tự thân, hay megaderm. Ngay sau nâng mũi, bị đỏ đầu mũi là chuyện bình thường.
Mức giá nâng mũi cạnh tranh số 1 tại Việt Nam chính là thế mạnh vượt trội nhất của Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng có thể tiếp cận với các kỹ thuật nâng mũi tân tiến chuẩn Thái Lan nhưng với mức giá vô cùng “dễ chịu”, đảm bảo an toàn, kết quả thẩm mỹ hoàn hảo sau nâng.
Nhưng nhiều trường hợp đỏ đầu mũi lại là biến chứng do nhiều nguyên nhân gây nên như chất độn quá cứng và dày, da đầu mũi mỏng, kỹ thuật và tay nghề nâng mũi của bác sĩ yếu kém, nâng mũi quá cao… Tùy thuộc vào mức độ bóng đỏ và nguyên nhân, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xử lý phù hợp..