Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

8 Loại thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ điều trị nhanh, hiệu quả

Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ giúp giảm triệu chứng và đẩy nhanh thời gian hồi phục bệnh. Sau đây là 8 loại thuốc nhỏ mắt được khuyên dùng nhất cho người bị đau mắt đỏ. 

1. 8 Loại thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ hiệu quả nhanh chóng

Trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt điều trị bệnh đau mắt đỏ, bệnh nhân nên khám bác sĩ chuyên khoa mắt để xác định chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh để đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là 8 loại thuốc trị đau mắt đỏ được chuyên gia khuyên dùng. 

1.1 Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo có thành phần tương tự như nước mắt tự nhiên của cơ thể. Nước mắt nhân tạo có thể làm giảm các triệu chứng như khô ngứa, đau rát và khô mắt. Nên chọn các loại không có chất bảo quản benzalkonium chloride vì có thể phá vỡ tính bền vững của màng phim nước mắt. Mỗi ngày nên nhỏ 4 lần, loại không chứa bảo quản có thể tới 10 lần/ ngày. 

1.2 Ofloxacin

Đây là thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn phổ rộng. Với thành phần chính là hoạt chất ofloxacin (15mg) và các tá dược khác gây ức chế và tu sửa DNA của vi khuẩn. Thuốc không dùng cho người bị đau mắt đỏ do virus. 

– Liều lượng: Ngày nhỏ 4 lần, mỗi lần 2 giọt. 

– Khi quên liều hãy nhỏ khi nhớ ra. Nhưng không được nhỏ gấp đôi liều lượng cùng 1 lúc sẽ gây tác dụng phụ.

– Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp quá liều khi dùng thuốc. Tuy nhiên khi dùng quá liều có thể rửa mắt ngay. 

– Một số tác dụng phụ có thể gặp: Châm chích nhẹ, kích ứng giác mạc, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ngứa, phát ban, rối loạn tiêu hóa,…Rất hiếm gặp các tình trạng nghiêm trọng vì thuốc phát huy tác dụng tại chỗ, chỉ hấp thu lượng nhỏ vào cơ thể. 

Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ

Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ Ofloxacin

1.3 Levofloxacin

Levofloxacin đồng phân quang học của ofloxacin, có tính kháng khuẩn mạnh gấp 2 lần ofloxacin. Hoạt chất Levofloxacin được bào chế ở nhiều dạng khác nhau, trong đó đau mắt đỏ thường dùng ở dạng nước nhỏ mắt với nồng độ 0,5%. 

– Liều dùng: Ngày nhỏ 3 lần, mỗi lần 1 giọt/ mắt

– Tác dụng không mong muốn: Đau rát mắt, phát ban, đau đầu, đỏ mắt,…

– Phụ nữ cho con bú nên cân nhắc sử dụng vì thuốc có thể được bài tiết vào sữa mẹ. 

1.4 Neomycin

Đây là loại kháng sinh phổ rộng có tác dụng với cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Sản phẩm được dùng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh khác để điều trị bệnh đau mắt đỏ, viêm bờ mi, loét giác mạc do vi khuẩn. 

– Liều dùng: Tra 3 – lần mỗi ngày. 2 giọt/ lần. 

– Tác dụng phụ: Ngứa, viêm da, dị ứng và sốt, sốc phản vệ (rất hiếm). 

– Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. 

1.5 Tobramycin

Tobramycin là kháng sinh thuộc vào nhóm Aminoglycosid. Đây là loại kháng sinh phổ rộng và có tác dụng với nhiều chủng vi khuẩn, trong đó có những loại rất khó tiêu diệt như tụ cầu vàng, E.coli, trực khuẩn mủ xanh,…Tuy nhiên Tobramycin  không tiêu diệt được các vi khuẩn yếm khí, Chlamydia, nấm và virus. 

– Liều dùng: 4 giờ/ lần, mỗi lần 1 giọt trong 7 ngày. 

– Có thể dùng kết hợp dạng thuốc nhỏ vào ban ngày, thuốc mỡ vào ban đêm. 

– Không sử dụng thuốc đã mở nắp quá 15 ngày. 

– Đậy kín nắp sau khi sử dụng. 

Thuốc nhỏ mắt Tobramycin

Thuốc nhỏ mắt Tobramycin

1.6 Corticosteroid 

Loại thuốc này có chứa Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh nhất, chống xung huyết và dị ứng. 

– Chỉ dùng thuốc nhỏ mắt khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

– Chỉ dùng từ 7 – 10 ngày, sau đó bắt buộc ngừng sử dụng hoặc đổi sang thuốc khác. 

– Tác dụng phụ: Đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

1.7 Ketotifen

Ketotifen là loại thuốc kháng histamin H1 dùng khi đau mắt đỏ cấp, mãn tính do dị ứng. 

– Liều dùng: 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 giọt hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

– Không để ống nhỏ tiếp xúc trực tiếp với mắt. 

– Nếu dùng kết hợp với thuốc khác, phải nhỏ cách nhau ít nhất 5 phút. 

– Tác dụng phụ: Đau mắt, kích ứng mắt, xói mòn biểu mô giác mạc, nhìn mờ, sợ ánh sáng…

– Không dùng với phụ nữ đang cho con bú và đang mang thai trong 3 tháng đầu. 

Thuốc nhỏ mắt Ketotifen trị bệnh đau mắt đỏ

Thuốc nhỏ mắt Ketotifen trị bệnh đau mắt đỏ

1.8 Trifluridine 

Trifluridine là thuốc dùng cho người bị đau mắt đỏ do virus HSV gây ra, không dùng cho người đau mắt đỏ do vi khuẩn và nấm. Cơ chế tác động của thuốc là ức chế tổng hợp DNA của virus.

– Liều lượng: Ban đầu nhỏ 1 giọt/ mắt, 2 giờ 1 lần (tối đa 9 lần/ ngày) cho đến khi hồi phục. Đề phòng bệnh tái phát, nhỏ 4 giờ /1 lần (tối đa 5 lần/ ngày trong 7 ngày kế tiếp. Cả đợt điều trị không quá 21 ngày.

– Sản phẩm không được chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi

– Tác dụng phụ: Cộm mắt, đỏ mắt, nóng rát, sưng mí mắt, nhìn mờ. 

– Nếu nhỏ thêm thuốc khác thì phải nhỏ cách nhau 10 phút.

2. Hướng dẫn cách dùng và liều dùng thuốc trị đau mắt đỏ

Hướng dẫn cách dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ: 

Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng trước khi nhỏ mắt

Bước 2: Tháo kính áp tròng trong trường hợp bác sĩ chỉ định phải đeo

Bước 3: Lắc nhẹ lọ thuốc, mở nắp (tránh chạm tay vào ống nhỏ)

Bước 4: Hơi ngửa đầu ra sau, ngước mắt lên trên, dùng ngón tay kéo mi dưới xuống tạo một rãnh để tra thuốc vào. 

Bước 5: Không để đầu nhỏ chạm vào mắt hoặc mí mắt. Bóp nhẹ lọ thuốc cho dung dịch nhỏ giọt xuống theo số lượng bác sĩ khuyến cáo. 

Bước 6: Khép mí mắt dưới. Ấn nhẹ vào cạnh mũi và khóe mắt cho thuốc chạy đều trong hốc mắt,  sau đó chớp mắt. 

Bước 7: Dùng khăn hoặc bông tẩy trang thấm thuốc và nước mắt chảy ra ngoài. Rửa tay với xà phòng.

Liều dùng:

Trong danh sách các loại thuốc kể trên, chỉ nước mắt nhân tạo có thể tự mua và sử dụng không cần bác sĩ kê đơn. Các loại thuốc còn lại cần  phải dùng theo hướng dẫn của bác sĩ và không được tự thay đổi liều dùng.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng trị bệnh đau mắt đỏ

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng trị bệnh đau mắt đỏ

3. Nên sử dụng thuốc nhỏ đau mắt trong bao lâu

Thời gian sử dụng thuốc nhỏ mắt thường được các bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, thông thường, các loại thuốc trị bệnh đau mắt đỏ thường có thời gian sử dụng trong khoảng 7 ngày, mỗi lần dùng 4 – 6 lần. Hết 7 ngày mà các triệu chứng bệnh không hết, cần đến gặp bác sĩ để có biện pháp khác.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc đau mắt đỏ

Khi dùng thuốc trị bệnh đau mắt đỏ bạn cần lưu ý những điều sau đây để đạt hiệu quả cao nhất:

– Thuốc sau khi mở nắp nên dùng 15 – 30 ngày để có hiệu quả tốt nhất. 

– Không dùng thuốc đã hết hạn

– Không dùng chung khăn mặt, vỏ gối, kính mắt, hộp đựng kính và đồ trang điểm mắt 

– Nên nhỏ từng giọt một, không nhỏ liên tục tránh bị quá liều và lãng phí thuốc

– Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác

– Rửa tay sạch trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt

– Không dùng tay dụi mắt

– Không tự ý dùng lá để đắp, xông lên mắt

– Không được để đầu ống thuốc nhỏ chạm vào mắt

– Nếu dùng cả dạng thuốc nhỏ và thuốc mỡ: Nhỏ thuốc trước, sau 3 – 5 phút mới dùng thuốc mỡ. 

– Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, tần suất, liều lượng và cách sử dụng. 

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt trị bệnh đau mắt đỏ

Như vậy, bài viết này đã cung cấp 8 loại thuốc trị đau mắt đỏ được khuyên dùng nhiều nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng và an toàn nhất. 

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí