Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

11 Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa an toàn, hiệu quả

Da nổi mẩn đỏ ngứa là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Có rất nhiều cách trị nổi mẩn đỏ ngứa từ các nguyên liệu thiên nhiên mà bạn có thể áp dụng như sử dụng trà xanh, tắm lá khế, lá bạc hà, bột yến mạch…

1. Nguyên nhân khiến da nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa là tình trạng da bất thường, màu sắc da thay đổi và xuất hiện các nốt mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa khó chịu. Tính chất của nốt mẩn và tần suất cơn ngứa có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và từng người mắc bệnh.

Những nốt mẩn ngứa thường xuất hiện trên các vùng da như cổ, mặt, chân, tay,… và cũng có thể lan rộng khắp toàn bộ cơ thể. Một phản xạ tự nhiên khi bị ngứa là gãi, tuy nhiên, việc làm này có thể làm gia tăng cảm giác ngứa và gây tổn thương da, dẫn đến nguy cơ bị sẹo hoặc nhiễm trùng sau này.

Mẩn ngứa có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các bệnh ngoài da và bệnh lý nội sinh. Dưới đây là những tác nhân chính gây ra hiện tượng này:

1.1 Bị nổi mề đay

Mề đay là một dạng phát ban dị ứng gây ra một số triệu chứng khó chịu, đặc biệt là cảm giác ngứa ngáy trên da. Bệnh mề đay có thể xuất hiện trên bất kỳ phần nào của cơ thể và có thể lan rộng khắp toàn bộ cơ thể. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cơn ngứa do mề đay gây ra có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây mất ngủ.

Triệu chứng điển hình của mề đay bao gồm da nổi một vùng ban trắng hoặc đỏ và gây ngứa ngáy. Các nốt mề đay có sự đa dạng về hình dạng, kích thước và thời gian mắc bệnh có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

Nguyên nhân bị mẩn đỏ ngứa do nổi mề đay

Nguyên nhân bị mẩn đỏ ngứa do nổi mề đay

1.2 Bệnh viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc là một dạng tổn thương da xảy ra khi da tiếp xúc với các chất kích ứng như chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất và nhiều yếu tố khác.

Bệnh thường bắt đầu với một phạm vi nhỏ trên da nhưng đối với những người có cơ địa nhạy cảm, nó có thể lan rộng hoặc gây nổi mẩn đỏ ngứa trên toàn bộ cơ thể.

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm da tiếp xúc là da nổi mẩn đỏ, tương tự như vết muỗi cắn và có thể phình lên so với bề mặt da xung quanh.

1.3 Bị dị ứng thời tiết

Người bị dị ứng thời tiết thường phải đối mặt với những biểu hiện khó chịu như đỏ mắt, da nổi mẩn đỏ ngứa, sổ mũi, hắt hơi và nhiều triệu chứng khác. Tình trạng này là kết quả của hệ miễn dịch phản ứng quá mức với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.

1.4 Bị dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là phản ứng miễn dịch không mong muốn của cơ thể đối với thành phần có trong thuốc, gây ra các triệu chứng như da nổi mẩn đỏ ngứa giống như nốt muỗi cắn ở một khu vực cụ thể hoặc khắp toàn thân.

Trong trường hợp nhẹ, triệu chứng trên có thể tự giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, ở mức độ nghiêm trọng, dị ứng thuốc có thể gây ra các biểu hiện nguy hiểm như khó thở, nổi hồng ban, da toàn thân đỏ ửng, phù Quincke và nguy hiểm đến tính mạng khi không được cấp cứu kịp thời.

1.5 Bị dị ứng thực phẩm

Đây là tình trạng mà hệ miễn dịch trong cơ thể phản ứng quá mức với protein có trong thực phẩm, gây tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương.

Khi xảy ra dị ứng thực phẩm, người bị có thể trải qua nhiều triệu chứng, bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa trong cổ họng, da nổi mẩn đỏ giống với nốt muỗi cắn, chảy nước mắt, ngứa mũi và nhiều triệu chứng khác.

1.6 Phát ban

Khi bị phát ban cơ thể bạn có thể xuất hiện các đốm hoặc mảng màu đỏ hoặc hồng nổi lên so với bề mặt da, có thể kèm theo tình trạng ngứa hoặc không. Đôi khi, phát ban cũng có thể đi kèm với cảm giác châm chích và nóng rát. Có nhiều nguyên nhân gây ra phát ban như nhiệt độ cao, nhiễm trùng, ma sát quá mức…

1.7 Bệnh lý tiềm ẩn

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng nổi mẩn ngứa trên da còn có thể đến từ một số bệnh lý tiềm ẩn bên trong như: Rối loạn chức năng hoạt động của gan, gian sán, bí rối loạn tuyến giáp…

2. Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa theo dân gian

Với những trường hợp nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số cách chữa theo mẹo dân gian hiệu quả tại nhà sau:

2.1 Sử dụng lá trà xanh trị mẩn ngứa tại nhà

Lá trà xanh chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống vi khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Các hoạt chất này bao gồm polyphenol, catechin, và EGCG (Epigallocatechin Gallate). Chúng có khả năng làm dịu các vùng da bị mẩn ngứa, giảm tình trạng nóng rát và đồng thời giải độc cơ thể. Ngoài ra, lá trà xanh còn chứa caffeine tự nhiên giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông và cung cấp dưỡng chất cho da.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Hãm lá trà xanh lấy nước uống bằng cách sử dụng lá trà xanh tươi hoặc lá trà xanh đã được sấy khô. Cho nước sôi vào tách đã bỏ sẵn lá trà xanh, đậy 5 – 7 phút sau đó cho trà ra cốc và uống 2 – 3 tách trà mỗi ngày.

– Cách 2: Nấu nước trà xanh để tắm, cho da tiếp xúc với nước trà xanh từ 15 – 20 phút, bạn sẽ thấy làn da nổi mẩn đỏ được làm dịu nhanh chóng.

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng lá trà xanh

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng lá trà xanh

2.2 Giảm mẩn ngứa khắp người bằng nước lá khế

Lá khế chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây kích ứng và ngứa da. Loại lá này cũng lành tính và thường được sử dụng trong việc chữa các chứng dị ứng, mẩn ngứa và nổi mề đay.

Cách thực hiện:

– Hái 1- 2 nắm lá khế và đem rửa sạch.

– Cho lá khế vào nồi, đun sôi với 2 – 3 lít nước.

– Để nguội hoặc pha cùng nước lạnh và tắm.

2.3 Chữa bằng lá trầu không

Với vị cay nồng và tính ấm, lá trầu không lành tính và phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Từ xa xưa, các bà mẹ đã sử dụng lá trầu không để làm nước tắm trị rôm sảy và mẩn ngứa cho trẻ.

Cách thực hiện:

– Chọn 1 nắm lá trầu không và rửa sạch.

– Vò nát lá trầu không và cho vào thau hoặc chậu. Sau đó, đổ nước sôi vào để các chất chiết xuất trong lá trầu không được tiết ra ngoài.

– Đợi cho nước nguội đi một chút rồi bạn có thể tắm hoặc rửa nhẹ nhàng lên các vùng da bị mẩn ngứa.

2.4 Sử dụng mướp đắng

Mướp đắng không chỉ có tác dụng tốt cho gan, giúp giảm ứ dịch gan, tăng cường chức năng gan, mà còn có khả năng loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Khi gan được bảo vệ và chức năng gan được cải thiện, tình trạng mề đay và mẩn ngứa cũng sẽ được hạn chế. Bên cạnh việc bổ sung mướp đắng trong các bữa ăn hàng ngày, bạn cũng có thể làm nước ép mướp đắng để uống.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch mướp đắng, loại bỏ hạt rồi ướp cùng đường trong khoảng 1 giờ cho bớt đắng.

– Xay nhuyễn mướp đắng.

– Lọc lấy phần nước uống, nếu khó uống quá bạn có thể thêm đường.

2.5 Tắm lá ổi trị mẩn ngứa

Lá ổi không chỉ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà còn được sử dụng để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho da và điều trị bất kỳ loại dị ứng nào. Theo nghiên cứu, các hợp chất có trong lá ổi có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng histamin, nguyên nhân chính gây ra bệnh dị ứng.

Cách thực hiện:

– Hái một nắm lá hoặc búp ổi tươi và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn hoặc cặn bẩn trên lá.

– Cho lá ổi đã chuẩn bị vào nồi và đun cùng nước trong khoảng 15 phút.

– Đợi cho nước nguội bớt rồi tắm

– Bạn cũng có thể uống một ly trà từ lá ổi mỗi ngày để hỗ trợ giảm mẩn ngứa trên toàn bộ cơ thể.

2.6 Sử dụng lá bạc hà giảm mẩn ngứa

Lá bạc hà chứa nhiều vitamin A và acid Salicylic, có khả năng kháng khuẩn, điều hòa hoạt động tiết bã, kháng khuẩn và làm sạch da.

Cách thực hiện:

– Hái một nắm lá bạc hà tươi và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn trên lá.

– Đun cùng nước 2 lít nước trong khoảng 15 phút.

– Đổ nước ra thau rồi để nguội và tắm rửa nhẹ nhàng.

2.7 Dùng gel nha đam

Gel nha đam chứa rất nhiều nước, axit amin và các vitamin có khả năng làm dịu da, dưỡng ẩm và giảm nóng rát. Ngoài ra, trong gel nha đam còn chứa chất chống oxy hóa polyphenol giúp làm lành các tế bào bị tổn thương, tăng sức đề kháng cho làn da và phòng ngừa thâm sạm.

Theo một số nghiên cứu, gel nha đam cũng có tính kháng khuẩn, ức chế hoạt động và sự phát triển của các vi khuẩn. Vì vậy, nó có thể được sử dụng để chữa dị ứng mẩn ngứa và giúp sát trùng da, hạn chế bội nhiễm.

Cách thực hiện:

– Làm sạch da của bạn, đặc biệt là vùng da có mẩn ngứa.

– Lấy một lượng gel nha đam thích hợp và bôi hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa.

– Để gel nha đam trên da khoảng 15 phút để cho các chất có trong gel thẩm thấu vào da và làm dịu mẩn ngứa.

Dùng gel nha đam để trị mẩn đỏ ngứa

Dùng gel nha đam để trị mẩn đỏ ngứa

2.8 Tắm bằng bột yến mạch

Tắm bằng bột yến mạch cũng là một phương pháp hữu ích để giảm mẩn ngứa khắp người. Yến mạch có chứa nhiều thành phần có lợi cho da như kẽm, acid ferulic và avenanthramides.

Cách thực hiện:

– Cho vài thìa bột yến mạch vào một bát và ngâm trong nước ấm. Khi yến mạch hấp thụ nước và trở thành một hỗn hợp sền sệt, bạn sẽ sử dụng nó để tắm.

– Massage nhẹ nhàng giúp các thành phần trong yến mạch thẩm thấu vào da.

– Tắm lại bằng nước sạch để loại bỏ hỗn hợp yến mạch và tạm biệt mẩn ngứa.

2.9 Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có các khả năng giảm căng thẳng và stress, đồng thời cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa, mề đay và mẩn ngứa trên da.

Ngoài ra, các chất oxi hóa có trong trà hoa cúc còn giúp điều hòa hoạt động tiết bã nhờn, từ đó giúp da thông thoáng và cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

– Pha trà hoa cúc với nước nóng

– Uống từ 1 – 2 tách/ngày.

2.10 Uống sinh tố rau má giúp mát gan

Khi gan bị nóng, có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm mẩn ngứa trên da. Trong dân gian, rau má được coi là thức uống mát, giàu vitamin và có lợi cho gan.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch rau má và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.

– Xay nhuyễn rau má.

– Sử dụng dây lọc để loại bỏ phần bã.

– Thêm một ít đường hoặc muối vào ly sinh tố để dễ uống.

2.11 Ăn canh lá hẹ đậu phụ non

Ăn canh lá hẹ và đậu phụ non có thể giúp giải nhiệt, thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Đồng thời, canh này cũng có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị mẩn ngứa, giúp vết mẩn ngứa mau lành.

Cách thực hiện:

– Chọn 1 nắm lá hẹ rửa sạch và để ráo. Sau đó, cắt lá hẹ thành khúc có độ dài từ 3-5cm.

– Cắt đậu phụ non thành miếng vừa ăn.

– Đun sôi một lượng nước vừa đủ, sau đó cho đậu phụ và lá hẹ vào nước sôi. Nêm gia vị theo khẩu vị của mỗi cá nhân.

– Tiếp tục đun canh cho đậu phụ và lá hẹ chín mềm.

– Dùng canh như món canh thông thường trong bữa ăn hàng ngày.

Ăn canh lá hẹ đậu phụ non có tác dụng giảm ngứa hiệu quả

Ăn canh lá hẹ đậu phụ non có tác dụng giảm ngứa hiệu quả

3. Lưu ý khi chữa mẩn ngứa khắp người

Khi gặp tình trạng mẩn ngứa không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn tác động tới sức khỏe của mỗi người. Để điều trị hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

– Các phương pháp chữa mẩn ngứa tại nhà thường chỉ hiệu quả cho những trường hợp mẩn ngứa nhẹ. Trong trường hợp mẩn ngứa do bệnh lý nghiêm trọng, cần kết hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu do bác sĩ chuyên gia đề xuất.

– Hạn chế việc gãi mạnh và chà xát vùng da bị mẩn ngứa. Hãy mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để giảm áp lực và sự kích ứng lên da.

– Hạn chế các hoạt động vận động mạnh tạo ra mồ hôi nhiều để giảm triệu chứng mẩn ngứa.

– Bổ sung dinh dưỡng bằng việc ăn các món ăn thanh mát, giàu chất xơ và các loại vitamin có lợi cho da và sức khỏe tổng thể.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ

Về cơ bản, các trường hợp da nổi mẩn ngứa thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu do nguyên nhân bệnh lý mà không được phát hiện và điều trị thì dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như nhiễm trùng da, giảm huyết áp đột ngột, sốc phản vệ…

Do đó, để tránh nguy cơ xảy ra, bạn nên thăm khám bác sĩ trong trường hợp:

– Tình trạng mẩn ngứa tăng nặng.

– Da mẩn ngứa kèm theo một số hiện tượng như: Sốt, sưng đỏ, có bọng nước xuất huyết, đau khớp…

– Ban đỏ gây đau.

– Ban ngứa cản trở đến giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày.

Khi tình trạng mẩn đỏ ngứa không có dấu hiệu giảm bạn cần tới gặp bác sĩ

Khi tình trạng mẩn đỏ ngứa không có dấu hiệu giảm bạn cần tới gặp bác sĩ

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn đỏ ngứa. Thực hiện cách trị nổi mẩn đỏ ngứa tại nhà với những nguyên liệu tự nhiên giúp bạn làm dịu tình trạng mà vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu nặng hơn bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị phù hợp.

CÁC TIN LIÊN QUAN
ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí