Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Các giai đoạn đau mắt đỏ và cách chữa nhanh khỏi nhất

Người bị đau mắt đỏ thường trải qua 3 giai đoạn với những dấu hiệu rất dễ nhận thấy. Căn bệnh này tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý khác về mắt. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về các giai đoạn đau mắt đỏ và cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả nhất.

1.Các giai đoạn đau mắt đỏ

1.1 Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 – 14 ngày kể từ khi bạn tiếp xúc với mầm bệnh. Giai đoạn ban đầu này, người bệnh rất dễ bị nhầm lần các triệu chứng với các bệnh lý về đường hô hấp nếu không để ý kỹ. Các triệu chứng phổ biển nhất là: 

– Người bệnh thấy rát họng và ho 

– Người bệnh thấy mệt mỏi kèm theo sốt nhẹ

– Ăn uống và nuốt nước bọt khó khăn

– Nhạy cảm với ánh sáng mạnh

– Xuất hiện hạch ở vùng phía trước tai

– Mắt có tia đỏ, ngứa mắt và chảy nước mắt

Các giai đoạn đau mắt đỏ

Các giai đoạn bệnh đau mắt đỏ

1.2 Giai đoạn 2. Toàn phát

Đây là giai đoạn mà các biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ thể hiện rõ ràng nhất, thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Biểu hiện đặc trưng nhất là mắt đỏ ở 1 hoặc 2 bên. Thường 1 bên mắt bị nặng hơn. Ngoài ra, có thêm một số dấu hiệu đặc trưng khác như: 

– Cảm giác cộm và vướng ở mắt

– Cảm giác ngứa và sưng ở mi mắt

– Đỏ ở mí mắt trong hoặc lòng trắng mắt

– Nước mắt chảy nhiều

– Có nhiều gỉ mắt dẫn đến khó mở mắt khi thức dậy

– Cảm thấy chói mắt và sợ ánh sáng có cường độ mạnh

– Xuất huyết dưới kết mạc hoặc giả mạc (trường hợp hiếm gặp)

– Xuất hiện hạch ở tay hoặc có biểu hiện bị viêm võng mạc (trường hợp hiếm gặp)

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát

1.3 Giai đoạn 3. Phục hồi

Giai đoạn này thường diễn ra trong 3 – 5 ngày. Các biểu hiện bệnh giảm dần, người bệnh dần cảm thấy dễ chịu hơn. Các biểu hiện bao gồm: 

– Lòng trắng dần trở về trạng thái bình thường

– Tình trạng xung huyết, mắt đỏ giảm dần

– Gỉ mắt không còn nhiều

– Khôi phục thị lực 

Nếu người bệnh không điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến các bệnh khác về mắt như viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, khô mắt, giảm thị lực,… 

Giai đoạn phục hồi

Giai đoạn phục hồi

2. Cách chữa trị bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân: Vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng (phấn hoa, kính áp tròng, bụi bẩn, clo ở hồ bơi,…), dị vật trong mắt, nhiễm trùng lây qua đường tình dục, …Trong đó, Virus là nguyên nhân phổ biến nhất.

Cách chữa trị như sau: 

– Nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc thuốc thuốc nhỏ nước muối: Không được để đầu ống thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt và phải rửa tay sạch trước khi nhỏ thuốc.

– Chườm khăn ấm và ẩm lên mắt: Lấy khăn sạch và không dùng chung khăn để tránh lây lan. Đồng thời, dùng khăn khác lau bên mắt còn lại nếu bạn chỉ bị đau ở 1 bên mắt. 

– Chườm ấm không hiệu quả có thể áp dụng chườm lạnh: Dùng khăn sạch ngâm với nước lạnh, vắt khô và đắp lên mắt. Không nên dùng nước quá lạnh và lặp lại nhiều mỗi ngày để giảm sưng và khó chịu. 

– Dùng thuốc kháng sinh: 

Nguyên nhân do vi khuẩn: Sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với dùng thuốc mỡ có tác dụng điều trị tốt. 

Đau mắt đỏ do virus: Bác sĩ có thể cho dùng thuốc kháng virus acyclovir để điều trị các trường hợp nặng. 

Đau mắt do dị ứng: Sử dụng thuốc kháng histamin (dạng uống và nhỏ) có thể giúp giảm đau mắt đỏ. 

– Tránh ăn đồ ăn có mùi tanh: như cá mè, cua, ốc, … đồ ăn có tính nóng như ớt, tỏi, dê, các chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn và một số thực phẩm như mỡ động vật, rau muống,…

Cách chữa bệnh đau mắt đỏ

Trường hợp nặng nên dùng thuốc kê đơn

3. Cách phòng ngừa đau mắt đỏ

– Không dùng tay chạm vào mắt: Dụi mắt hoặc dùng tay chạm vào mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc lây sang mắt còn lại. 

– Thay vỏ gối thường xuyên

– Không dùng mỹ phẩm đã sử dụng khi bị đau mắt đỏ.

– Không dùng chung mỹ phẩm mắt 

– Không tiếp xúc với người đang bị bệnh để tránh lây lan

– Thay khăn mặt thường xuyên và không dùng chung khăn.

– Không đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi hẳn

– Tập thể dục thường xuyên để tăng cường đề kháng chống lại bệnh tật

– Không nên đi bơi khi đang bị đau mắt đỏ

– Nên ăn thực phẩm giàu vitamin A, C, B, K như bí ngô, gan động vật, trứng, rau màu xanh đậm, bông cải xanh, cá hồi, măng tây,…

Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt

Đầu tư cho chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt

Đau mắt đỏ là căn bệnh dễ lây lan nhanh với tỷ lệ biến chứng là 20% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu bạn có biểu hiện mắc bệnh hãy liên hệ với Bệnh viện Hồng Hà để được hỗ trợ nhanh chóng và an toàn nhất.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí