Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Bị đau mắt đỏ có nên uống kháng sinh – Giải đáp ngay

Đau mắt đỏ khiến sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Với mong muốn khỏi bệnh nhanh chóng nên nhiều người tự mua kháng sinh uống. Vậy bị đau mắt đỏ có nên uống kháng sinh, nên lưu ý điều gì khi sử dụng. 

1. Người đau mắt đỏ có nên uống kháng sinh

Người bị đau mắt đỏ không cần uống kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn bởi việc sử dụng kháng sinh chỉ hạn chế việc phát triển của virus, vi khuẩn.

Dưới đây là một số lý do bệnh nhân không cần uống kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ:

– Đa số trường hợp ở thể nhẹ, sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y tế nếu chăm sóc và vệ sinh tốt.

– Kháng sinh chỉ có hiệu quả trên vi khuẩn, với nguyên nhân gây bệnh từ dị ứng hay virus thì không có tác dụng. Thậm chí, nếu lạm dụng có thể gây ra tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc. 

– Y học hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh đau mắt đỏ. Kháng sinh chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn và hỗ trợ quá trình hồi phục mắt.

Tuy nhiên, các trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn sau 10 ngày, người có bệnh nền, ung thư, suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh về mắt khác, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chỉ định dùng thuốc kháng sinh nếu cần thiết. 

Người bị đau mắt đỏ có nên uống kháng sinh

Đa số người bị đau mắt đỏ không cần uống kháng sinh

2. Đau mắt đỏ nên uống kháng sinh gì

Các trường hợp bị đau mắt đỏ do vi khuẩn không nên dùng kháng sinh dạng uống, nên dùng kháng sinh phổ rộng dạng nhỏ, tra để phòng chống nhiễm trùng như: 

2.1 Kháng sinh Tobramycin 

– Tên thuốc Tobramycin 0,3%: có tác dụng diệt nhiều vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương. Không có tác dụng với virus, nấm, Chlamydia và vi khuẩn yếm khí. 

– Liều dùng: 

+ Thể nhẹ và trung bình: Nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt, 4 tiếng/ lần

+ Thể nặng: Nhỏ 1 – 2 giọt/ lần, 1 giờ/ lần sau đó giảm dần số lần khi bệnh được cải thiện. 

– Lưu ý: 

+ Sản phẩm không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi

+ Trẻ em trên 1 tuổi dùng liều như người lớn

+ Không dùng quá 15 ngày tính từ ngày mở nắp đầu tiên

Thuốc kháng sinh Tobramycin

Thuốc kháng sinh Tobramycin

2.2 Kháng sinh Ofloxacin 0,3%

– Tên thuốc: Ofloxacin 0,3% là kháng sinh phổ rộng nhóm Fluoroquinolon. Thuốc có cơ chế hoạt động là ức chế quá trình phiên mã, nhân đôi và tu sửa DNA của vi khuẩn.

– Liều dùng: Nhỏ 2 giọt vào mỗi mắt, mỗi ngày 4 lần. 

– Thuốc có tác dụng tại chỗ nên hầu như không hấp thu vào cơ thể

– Lưu ý: Nếu quên liều hãy nhỏ càng sớm càng tốt. Nhưng không được nhỏ gấp đôi liều chỉ định. 

Kháng sinh Ofloxacin 0,3%

Kháng sinh Ofloxacin 0,3%

2.3 Kháng sinh Neomycin và Polymycin B

– Tên thuốc Cebemycin 5g: dạng nhỏ hoặc mỡ tra mắt với 2 thành phần chính là Neomycin sulfate (340000 IU) và Polymyxin B sulfate (1 MIU). 

– Cơ chế hoạt động: Thay đổi tính thấm và cấu trúc màng bào tương của vi khuẩn, làm rò rỉ các thành phần bên trong. 

– Liều dùng: 6 tiếng/ lần.

– Lưu ý: 

+ Không tự ý kết hợp thuốc với thuốc khác mà chưa có sự cho phép của bác sĩ

+ Đóng nắp cẩn thận mỗi khi dùng thuốc xong 

+ Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho phụ nữ có thai và mẹ cho con bú

Thuốc Cebemycin 5g cho người bị đau mắt đỏ

Thuốc Cebemycin 5g cho người bị đau mắt đỏ

2.4 Kháng sinh Cloramphenicol

– Tên thuốc Cloramphenicol 0.4%: Thuộc nhóm kháng sinh Phenicol dùng cho các trường hợp viêm kết mạc, viêm giác mạc, đau mắt hột, viêm tuyến lệ,…

– Liều dùng: 

+ 2 ngày đầu tiên: Nhỏ 1 – 2 giọt, ngày 3 – 6h/ lần, ngày không quá 8 lần.

+ Các ngày tiếp theo: từ 6 – 8h nhỏ 1 lần, ngày không quá 4 lần. Dùng thuốc thêm ít nhất 48 giờ sau khi đã đỡ viêm.

– Lưu ý: 

+ Không dùng thuốc với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, người đang mang thai và cho con bú.

+ Không sử dụng kính áp tròng trong thời gian sử dụng thuốc

+ Nếu sử dụng 2 loại thuốc nhỏ mắt, nên nhỏ cách nhau ít nhất 15 phút. 

Thuốc kháng sinh nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%

Thuốc kháng sinh nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%

3. Những loại kháng sinh không nên sử dụng khi đau mắt đỏ

Theo các chuyên gia Nhãn khoa, người bệnh không được tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid, trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng. 

Corticoid là thuốc chứa cortisol hoặc dẫn xuất của cortisol – loại hormone do tuyến thượng thận tự tiết ra. Hoạt chất này có trong một số loại thuốc là Clodexa, Nemydexan, V-Rohto, Neodex, Polycecaron, Polydexa, …

Thuốc chứa Corticoid  có tác dụng kháng viêm, giảm đau và sưng đỏ rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng nhãn áp. mỏng giác mạc, đục thủy tinh thể và làm chậm quá trình lành vết thương. 

4. Lưu ý sử dụng kháng sinh trị đau mắt đỏ

Bạn cần thận trọng trong quá trình sử dụng bất kì loại kháng sinh nào, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị bệnh đau mắt đỏ: 

– Chỉ được sử dụng một loại kháng sinh khi điều trị đau mắt đỏ

– Tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất sử dụng thuốc

– Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào, ngừng sử dụng thuốc và tới cơ sở y tế để được tư vấn. 

– Kết hợp dùng thuốc với vệ sinh sạch sẽ mắt bằng nước nhỏ mắt muối sinh lý giúp giảm bớt cảm giác khó chịu. 

– Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi nhỏ thuốc mắt

– Kết hợp kháng sinh với các thực phẩm tốt cho mắt giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. 

– Không được để đầu lọ thuốc nhỏ tiếp xúc trực tiếp với mắt

– Không dùng thuốc quá 15 ngày sau ngày mở nắp đầu tiên

– Nên nhỏ từng giọt một vào mắt tránh lãng phí và quá liều

– Luôn đậy nắp kín sau khi dùng xong, bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị đau mắt đỏ

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị đau mắt đỏ

Như vậy, đa số người mắc bệnh đau mắt đỏ không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hạn chế biến chứng bạn nên đến các cơ sở uy tín để bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị khoa học. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ Bệnh viện Hồng Hà để được tư vấn nhanh và chính xác nhất.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí