Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

10+ cách làm vết thương hở mau khô từ nguyên liệu tự nhiên

Vết thương hở không chỉ gây đau đớn mà còn có nguy cơ cao để lại sẹo, đánh mất thẩm mỹ của bạn. Thực hiện những cách làm vết thương hở mau khô từ các nguyên liệu tự nhiên như sử dụng nha đam, mật ong, tinh bột nghệ, giấm táo, dầu tràm trà… giúp bạn nhanh chóng làm khô miện vết thương, rút ngắn quá trình lành và hồi phục.

1. Phân loại vết thương hở

Vết thương hở là tổn thương khiến các mô bị hở ra và phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Khi bị vết thương hở, người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ như nhiễm trùng, viêm loét thoát dịch.

Dưới đây là phân loại vết thương hở:

Vết thương trầy xước, xây xát: Đây là vết thương xảy ra khi da cọ xát hoặc trượt trên bề mặt thô ráp. Mặc dù vết thương hở này ít gây chảy máu thế nhưng để quá trình lành vết thương hở diễn ra thuận lợi, bạn phải vệ sinh sạch sẽ loại bỏ tất cả các dị vật và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Vết rách trên da: Đây là vết thương hở sâu hoặc vết rách trên bề mặt da, thường xảy ra do tai nạn hoặc sự cố liên quan đến dao kéo, máy móc hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác. Đây là loại vết thương hở có thể dẫn đến tình trạng chảy máu dữ dội hoặc nếu không được xử lý đúng cách.

Vết giật: Là chấn thương trên bề mặt trong đó các lớp da bị xé toạc để lộ cấu trúc bên dưới như gân, mô dưới da hoặc xương. Vết thương giật nghiêm trọng hơn vết rách ở da, thường làm tổn thương đến các mô ở sâu và gây chảy nhiều máu. Tình trạng này có liên quan đến cơ chế co kéo da và mô ở dưới, thường là ảnh hưởng từ áp lực của một vụ nổ, động vật tấn công hoặc tai nạn xe cơ giới.

Vết thương thủng: Loại vết thương gây ra các lỗ trên mô mềm. Những mảnh vỡ hay kim tiêm là nguyên nhân gây ra vết thương thủng cấp tính nhưng chỉ ảnh hưởng đến các lớp mô bên ngoài. Còn vết thương thủng do dao hoặc đạn bắn có thể gây tổn thương mô ở sâu dưới da và thậm chí là các cơ quan nội tạng, từ đó dẫn đến xuất huyết.

Vết thương mổ: Vết thương này xuất hiện sau các ca phẫu thuật y tế. Bên cạnh đó một số tai nạn liên quan đến dao, kinh vỡ, lưỡi lam cứa hoặc bị gây ra bởi các vật sắc nhọn tương tự như vết mổ. Vết thương mổ thường gây chảy nhiều máu và nhanh, nếu quá sâu có thể tổn thương dây thần kinh, do đó đòi hỏi phải thực hiện khâu vết thương.

Vết thương hở do mổ

Vết thương hở do mổ

2. Nguyên nhân nào khiến cho vết thương hở lâu lành

Nguyên nhân hàng đầu khiến vết thương hở lâu lành đó là do nhiễm trùng, các chủng vi khuẩn cư trú trên bề mặt của da rất đa dạng, đòi hỏi quá trình chăm sóc và vệ sinh thích hợp để giảm nguy cơ nhiễm trùng như:

– Vết thương trở nên tấy đỏ

– Cơn đau xảy ra khi vết thương hở trở nên trầm trọng hơn.

– Vị trí vết thương liên tục có dịch mủ đổi từ màu vàng sang xanh hoặc kèm theo mùi hôi khó chịu.

– Người bệnh sốt dai dẳng, kèm theo cảm giác ớn lạnh và sưng hạch bạch huyết.

Một số tác nhân khiến vết thương nhiễm trùng bao gồm:

– Tụ cầu

– Uốn ván

– Viêm cân mạc hoại tử

– Vết thương mãn tính.

3. Vết thương hở bao lâu thì lành

Với những trường hợp vết thương hở nhẹ, chỉ khoảng 7 – 10 ngày sẽ lành lại. Những trường hợp nặng như vết thương phẫu thuật, vết thương sinh mổ cần mất 15 – 20 ngày, thậm chí 1 tháng để lành. Cụ thể các giai đoạn hồi phục cụ thể là:

– Giai đoạn cầu máu

Khi bị thương, mạch máu sẽ được co lại hạn chế sự mất máu. Tiểu cầu cùng một số yếu tố đông máu khác được hoạt hóa, hình thành nút tiểu cầu và những cục máu đông ngăn chặn sự chảy máu.

Với những tổn thương lớn gây mất máu quá nhiều, những cục máu đông sẽ không kịp hình thành để ngăn ngừa mất máu. Trong trường hợp như vậy, sự hỗ trợ từ bên ngoài là cần thiết để duy trì quá trình cầm máu như sử dụng băng gạc, urgo giúp hỗ trợ cầm máu.

– Giai đoạn viêm

Tế bào bạch cầu tập trung tại vùng tổn thương và có nhiệm vụ dọn dẹp những chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Chúng là những chiến binh trong hệ thống miễn dịch, chịu trách nhiệm tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus và các tác nhân gây nhiễm trùng khác có thể xâm nhập vào vết thương hở.

Đối với những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm, đang sử dụng một số loại thuốc hoặc có những bệnh lý như tiểu đường, số lượng và chức năng của tế bào bạch cầu sẽ bị suy giảm, gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình viêm và làm lành vết thương.

– Giai đoạn tăng sinh

Giai đoạn tăng sinh thường bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi vết thương hình thành. Trong giai đoạn này, các nguyên bào sợi tăng sinh và kết hợp với collagen để hình thành các mô liên kết mới. Đồng thời, mạch máu mới sẽ hình thành tại vùng tổn thương, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng vết thương. Sự tăng sinh của các tế bào biểu mô sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành và giúp vết thương liền miệng lại.

– Giai đoạn tái tạo

Giai đoạn tái tạo bắt đầu ngay sau khi vết thương đã liền miệng và khô miệng. Cơ thể bắt đầu khôi phục chức năng của mô bị tổn thương. Các tế bào trong cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất collagen, một protein quan trọng giúp làm mờ sẹo do vết thương để lại. Tuy nhiên, sự xuất hiện và tình trạng của sẹo sau vết thương có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tốc độ tái tạo của mỗi người. Sẹo có thể có dạng lồi hoặc lõm trên da.

4. Các bước xử lý giúp vết thương hở nhanh khô

Nếu để vết thương hở tự khô bàng cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể thì cần mất rất nhiều thời gian và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Do đó, khi miệng vết thương hở bạn người bệnh cần có biện pháp sơ cứu kịp thời.

4.1 Làm sạch vết thương

Trong quá trình chăm sóc vết thương, việc làm sạch vết thương là một bước vô cùng quan trọng. Bạn cần loại bỏ cát, đất và các vật thể lạ khỏi miệng vết thương, đảm bảo vết thương hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Khi vết thương hở, không nên làm sạch vết thương bằng cách kê dưới nước lạnh. Thay vào đó, bạn nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý (NaCl 9%). Kết hợp dùng tăm bông thấm nước muối để nhẹ nhàng loại bỏ các vật thể lạ. Lưu ý, nếu bạn gặp phải vụn thủy tinh, hãy đến các cơ sở y tế để y tá xử lý chuyên nghiệp.

4.2 Sát trùng

Sau khi đã loại bỏ các vật thể lạ khỏi miệng vết thương, bạn cần sử dụng nước sát khuẩn để làm sạch vùng vết thương một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Tiếp đó, bôi thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ lên vùng vết thương giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da non và làm vết thương mau chóng lành lặn.

Cuối cùng sử dụng băng gạc để bảo vệ vùng vết thương khỏi bụi bẩn và vi khuẩn bên ngoài. Chú ý không băng quá chật sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương hở và gây khó khăn khi tháo băng.

4.3 Băng vết thương và dưỡng ẩm

Hãy bôi thuốc lên vùng vết thương và vùng da lân cận. Điều này giúp bảo vệ và thúc đẩy quá trình lành vết thương, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da để duy trì độ ẩm và sự mềm mịn.

Thực hiện xử lý vết thương hở

Thực hiện xử lý vết thương hở

5. Cách làm vết thương hở mau khô tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

Những cách làm vết thương hở bằng các nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người áp dụng vì nó rẻ, dễ kiếm và có thể thực hiện đơn giản tại nhà.

5.1 Dùng nha đam

Nha đam có thành phần chính 90% là nước, có khả năng dưỡng ẩm cao và chứa các chất sát khuẩn giúp làm dịu vết thương. Đắp nha đam thường xuyên lên vùng vết thương, chúng sẽ khô và lành nhanh hơn.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch 1- 2 tép nha đam, gọt vỏ và ngâm vào nước để loại bỏ mủ vàng.

– Cho nha đam đã sạch vào máy xay nhuyễn để tạo thành dịch nha đam.

– Dùng một miếng bông hoặc tăm bông, thấm dịch nha đam và đắp lên miệng vết thương.

– Để dịch nha đam đắp lên vết thương từ 10-15 phút hoặc cho đến khi chúng có dấu hiệu kết vảy.

– Dùng một khăn ướt lau sạch dịch nha đam trên da xung quanh vết thương.

5.2 Sử dụng giấm táo

Giấm táo có chứa axit nhẹ có khả năng khử trùng và làm co mạch máu nhanh chóng. Do đó, giấm táo là sự lựa chọn an toàn đối với người có vết thương hở.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 10ml giấm táo, bông tẩy trang. Thấm ướt giấm táo vào bông tẩy trang.

– Lấy bông tẩy trang đã được thấm dung dịch giấm táo và đắp lên miệng vết thương từ 10 – 15 phút.

– Sau khi đủ thời gian, dùng nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương.

5.3 Dầu tràm trà

Dầu tràm trà có công dụng giúp co thắt mạch máu, làm kín miệng vết thương và làm giảm sưng, làm mềm mạch máu trong các mô xung quanh.

Cách thực hiện:

– Thấm ướt bông tẩy trang vào dầu tràm trà.

– Đặt miếng bông tẩy trang đã thấm dầu tràm trà lên miệng vết thương để cầm máu.

– Có thể sử dụng dầu tràm mỗi ngày để giúp vết thương mau lành hơn.

5.4 Tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ có chứa các chất chống oxy hóa, giúp căng trẻ làn da, cùng tính sát khuẩn giúp vết thương hở mau khô và lành.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một ít tinh bột nghệ và nước ấm.

– Pha nước ấm vào tinh bột nghệ và khuấy đều tạo thành hỗn hợp sền sệt.

– Cho hỗn hợp lên miệng vết thương và để trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.

– Sau khi đủ thời gian, rửa sạch vết thương lại với nước.

– Sử dụng tinh bột nghệ đều đặn và thường xuyên để miệng vết thương nhanh chóng kết vảy và lành hơn.

Cách làm vết thương hở mau khô bằng tinh bột nghệ

Cách làm vết thương hở mau khô bằng tinh bột nghệ

5.5 Rửa vết thương với muối

Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn và có công dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Đối với vết thương hở lớn nên sử dụng nước muối rửa vết thương trước khi thay thuốc để đạt hiệu quả làm lành nhanh nhất.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng băng gạc hoặc bông gòn hút nước để thấm nước muối và chạm nhẹ lên vết thương để lau đi bụi bẩn, thuốc kháng sinh, thuốc mỡ còn tồn đọng. Lưu ý, chỉ nên rửa vết thương 2 lần/ngày để tránh tình trạng vết thương bị “nhão” và khó lành.

5.6 Mật ong

Mật ong có tính sát khuẩn cao nên rất được “ưu ái” sử dụng để sát khuẩn vết thương. Không những thế mật ong còn có tác dụng dưỡng ẩm da. Sử dụng mật ong giúp cho các tế bào xung quanh miệng vết thương được cung cấp đầy đủ nước, thúc đẩy nhanh chóng quá trình lành vết thương.

Cách thực hiện:

– Thoa trực tiếp mật ong lên miệng vết thương, đợi khoảng 15 – 20 phút.

– Sử dụng khăn giấy ướt lau đi lớp mật ong trên miệng vết thương.

5.7 Dầu bạc hà

Dầu bạc hà không nên được bôi trực tiếp lên vết thương đang hở, vì nó có thể làm giãn nở mạch máu và làm cho máu chảy nhiều hơn.

Cách thực hiện:

– Dùng nước muối sinh lý NaCl vệ sinh vết thương.

– Dùng dầu bạc hà bôi lên xung quanh vết thương, tránh bôi vào miệng vết thương đang hở.

– Tiến hành massage nhẹ xung quanh vết thương để máu bầm ứ xung quanh được hòa tan.

– Lưu ý, chỉ sử dụng dầu bạc hà khi vết thương đã đóng vảy.

5.8 Sử dụng tỏi làm khô vết thương

Thực tế không có nhiều người biết đến cách làm khô vết thương với tỏi. Thế nhưng, trong tỏi chứa một lượng lớn chất sát khuẩn và có khả năng điều hòa và lưu thông máu.

Cách thực hiện:

– Lột sạch vỏ tỏi và giã nhuyễn nó mà không thêm nước vào. Bạn có thể sử dụng 4-5 tép tỏi lớn để có đủ lượng.

– Đắp phần tỏi đã giã nhuyễn lên miệng vết thương. Ban đầu có thể cảm thấy đau rát, nhưng sau đó vết thương sẽ bắt đầu khép lại và lành nhanh hơn. Để tỏi tiếp xúc với vết thương trong khoảng thời gian 10-15 phút.

– Sau đó, loại bỏ tỏi và rửa sạch lại với nước.

5.9 Baking soda

Baking soda có tính chất tẩy rửa mạnh và kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm cho vết thương. Đối với những người có làn da khô thì nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi dùng baking soda để vết thương mau khô.

Cách thực hiện:

– Hòa tan baking soda vào nước ấm và khuấy đều cho đến khi tạo thành một dung dịch hòa tan.

– Dùng bông tẩy trang thấm ướt vào dung dịch baking soda và đắp lên miệng vết thương. Đảm bảo dung dịch bám vào vùng thương tổn.

– Đợi từ 10-15 phút để baking soda thẩm thấu vào vết thương.

– Sau khi hết thời gian, rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dung dịch baking soda và làm sạch khu vực vết thương.

5.10 Dùng túi trà hoa cúc làm khô vết thương

Túi trà hoa cúc có chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng làm căng trẻ làn da. Bạn có thể sử dụng túi trà hoa cúc để làm khô vết thương và kích thích quá trình tái tạo da.

Cách thực hiện:

– Dùng nước ấm để ngâm túi trà hoa cúc, cho hoa cúc khô trong túi ngấm nước và nở ra.

– Sau khi túi trà hoa cúc đã ngấm đủ nước và nở ra, xé bóc túi trà để lấy ra hoa cúc khô.

– Đắp hoa cúc lên miệng vết thương, đảm bảo hoa cúc tiếp xúc trực tiếp với vết thương.

– Để hoa cúc trên vết thương trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút để hoa cúc thẩm thấu và có tác dụng làm khô vết thương.

– Sau khi đã đủ thời gian, rửa sạch vết thương với nước để loại bỏ hoa cúc và làm sạch khu vực vết thương.

Trà hoa cúc giúp vết thương hở mau khô

Trà hoa cúc giúp vết thương hở mau khô

6. Những thực phẩm nên ăn giúp vết thương hở nhanh khô

Để hỗ trợ vết thương hở mau lành, ngoài những cách gợi ý ở trên, bạn cần phải bổ sung dinh dưỡng từ bên trong để kích thích sản sinh tế bào mới, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành và khô miệng vết thương.

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho vết thương hở bạn nên bổ sung:

– Thực phẩm giàu protein giúp tăng khả năng tái tạo và sản sinh tế bào mới, đảm bảo cung cấp lượng protein đầy đủ cho mỗi bữa ăn, ít nhất là 20 – 30gr cho mỗi bữa ăn chính.

– Tăng cường vitamin C trong các loại trái cây làm giảm khả năng nhiễm trùng vết thương hở và tăng sức đề kháng cho cơ thể,

– Cung cấp ít nhất 1,5 lít nước/ngày, bạn có thể thay thế bằng nước ép trái cây hoặc sữa.

– Bổ sung lượng kẽm và selen từ ngũ cốc, cá, gan… giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và đảm bảo vết thương hở nhanh lành.

– Ăn các thực phẩm giàu sắt từ gan, sữa, rau màu xanh đảm để đẩy nhanh quá trình tái tạo máu.

– Ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, E để tạo mô mới nhanh hơn và làm liền vết thương hở.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý kiêng các thực phẩm như thịt gà, rau muống, hải sản, gạo nếp khi đang có vết thương hở vì chúng có thể gây ngứa, rỉ dịch.

7. Một số lưu ý chăm sóc vết thương hở tại nhà

Trong quá trình chăm sóc vết thương hở tại nhà, để chúng mau khô bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không rửa vết thương hở miệng bằng oxy già hay còn 90 độ vì sẽ khiến các tế bào hở miệng thêm và gây chảy nhiều máu hơn.

– Băng bó vết thương cẩn thận với độ rộng vừa đủ, tránh băng bó chật khiến miệng vết thương hẹp khí. Ngược lại băng bó rộng dễ gây viêm nhiễm do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động.

– Nếu có vết thương hở ở những bộ phận mang tính liên kết như khuỷu tay, khuỷu chân thì nên hạn chế hoạt động để vết thương không bị rách.

– Không rắc bột kháng sinh trực tiếp lên vị trí có vết thương hở. Hành động này có thể tác động ngược lại làm cho miệng vết thương khó lành, lở loét và viêm mủ.

Khi bị vết thương hở không rắc bột kháng sinh trực tiếp lên đó

Khi bị vết thương hở không rắc bột kháng sinh trực tiếp lên đó

Như vậy bài viết đã giới thiệu cho bạn một số cách làm vết thương hở mau khô hiệu quả và an toàn. Bạn có thể tham khảo và thực hiện để rút ngắn quá trình lành vết thương, đảm bảo tính thẩm mỹ, nhất là ở những vị trí quan trọng như mặt, tay, chân.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí