Cắt tinh hoàn – Phương pháp giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn 99%
Phẫu thuật cắt tinh hoàn là phương pháp loại bỏ một hoặc hai bên tinh hoàn ở những bệnh nhân ung thư tinh hoàn hay mắc một số bệnh lý khác như ung thư tuyến tiền liệt, chấn thương tinh hoàn, chuyển giới từ nam sang nữ. Đây được xem là liệu pháp hiệu quả để khắc phục hiệu quả các bệnh lý kể trên.
1. Tại sao cần phải cắt bỏ tinh hoàn
Cắt tinh hoàn là thủ thuật loại bỏ một hoặc hai bên tinh hoàn của nam giới. Đây là thủ thuật chỉ định trong điều trị ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, xoắn tinh hoàn, tinh hoàn bị chấn thương nghiêm trọng, một bên tinh hoàn không phát triển sau tuổi dậy thì,…
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn được thực hiện khi phần lớn testosterone trong cơ thể người đàn ông không còn được tinh hoàn (đã bị ung thư hoặc mắc các bệnh lý kể trên) sản xuất ra nữa. Việc phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn nhằm mục đích làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư.
2. Các thủ thuật cắt bỏ tinh hoàn phổ biến nhất
Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ tinh hoàn với một số thủ thuật phổ biến sau:
2.1 Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn đơn giản
Trong phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn đơn giản, bác sĩ sẽ cắt bỏ một hoặc hai bên tinh hoàn qua một vết cắt nhỏ trên bìu. Phẫu thuật được thực hiện trong điều trị ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt nếu bác sĩ muốn hạn chế lượng testosterone mà cơ thể tạo ra.
2.2 Cắt bỏ tinh hoàn bẹn triệt để
Thủ được được tiến hành khi bác sĩ phát hiện nam giới có một khối u trong tinh hoàn và muốn kiểm tra mô tinh hoàn có bị ung thư hay không. Với phương pháp cắt bỏ tinh hoàn bẹn triệt để, một hoặc cả hai tinh hoàn được cắt bỏ qua vết cắt nhỏ ở phần dưới của vùng bụng thay vì ở bìu.
2.3 Cắt tinh hoàn dưới bao
Các mô xung quanh tinh hoàn được loại bỏ khỏi bìu, bìu của người phẫu thuật vẫn giữ nguyên.
2.4 Cắt tinh hoàn ở hai bên
Với thủ thuật, bác sĩ cắt bỏ cả 2 tinh hoàn. Đây là phương pháp điều trị chỉ định trong trường hợp nam giới bị nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú hoặc đang chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ.
Thủ thuật cắt bỏ tinh hoàn được đánh giá đơn giản, thường diễn ra trong khoảng 45 phút – 1 giờ. Sau đó bệnh nhân có thể ra về nếu không có biến chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ mất 2 – 8 tuần để hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật.
3. Những biến chứng có thể gặp sau khi cắt tinh hoàn
Tinh hoàn vốn là nguồn cung cấp testosterone chính trong cơ thể nên sau khi cắt bỏ nam giới có thể phải đối diện với tình trạng testosterone thấp. Do đó, có một số biến chứng kéo dài có thể xảy ra đe dọa sức khỏe và chức năng tình dục của nam giới.
Cụ thể các biến chứng bao gồm: Loãng xương (tình trạng mô xương trở nên mỏng manh do thay đổi nội tiết tố), không còn ham muốn tình dục và không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng. Người bị cắt tinh hoàn dễ bị tăng cân không kiểm soát, tâm trạng sụt giảm, trầm cảm, rối loạn cương dương, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch…
Cắt bỏ 1 bên tinh hoàn thường không ảnh hưởng đến lượng testosterone trong cơ thể về sau, miễn tinh hoàn còn lại khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Nhưng nếu cắt cả 2 bên tinh hoàn, nồng độ testosterone sẽ giảm xuống mức rất thấp, cơ thể không thể sản xuất tinh trùng dẫn đến khả năng sinh sản của cánh mày râu sẽ thấp hoặc mất hoàn toàn.
Trong trường hợp cắt 1 bên tinh hoàn, bên còn lại dễ bị tổn thương hơn bình thường. Lúc đó, người bị cắt tinh hoàn phải luôn thận trọng khi tham gia các môn thể thao tiếp xúc, đảm bảo an toàn cho tinh hoàn đó.
Việc cắt bỏ tinh hoàn có thể xem là đòn giáng tâm lý vào lòng tự trọng của nam giới. Nhiều người đàn ông cảm thấy tự ti trước bạn đời. Vì thế họ rất cần sự an ủi và động viên từ người vợ để vượt qua mặc cảm.
4. Phẫu thuật tái tạo sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Nếu muốn đàn ông vẫn có thể cấy tinh hoàn giả vào bìu. Tinh hoàn giả thường có trọng lượng và kết cấu hơi giống tinh hoàn bình thường (nhìn chung chúng không hoàn toàn giống nhau).
Một số nam giới cho rằng tinh hoàn giả khiến họ không thấy thoải mái. Mỗi người bệnh được khuyến khích tư vấn với bác sĩ để đưa ra quyết định có nên thực hiện phẫu thuật tái tạo sau cắt bỏ tinh hoàn hay không và thời điểm thích hợp nhất cho việc cấy ghép nếu muốn. Một số người khác lại chờ cho đến khi thời gian điều trị tích cực kết thúc để đưa ra quyết định.
5. Chi phí thực hiện phẫu thuật cắt tinh hoàn bao nhiêu tiền
Tại bệnh viện Hồng Hà, giá cắt bỏ tinh hoàn đang được công khai ở mức 30.000.000 đồng. Đây là giá trọn gói đã bao gồm tất cả các dịch vụ riêng lẻ như thăm khám, tư vấn, cắt bỏ tinh hoàn… Khách hàng sẽ không phải chịu thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào khác.
6. Giá thay tinh hoàn bao nhiêu tiền
Tinh hoàn nhân tạo được sản xuất từ các loại chất liệu khác nhau. Trong đó, tinh hoàn nhân tạo từ chất liệu silicon đặc, nguồn gốc từ Đức, có tính an toàn cao, chi phí dao động khoảng 8.000.000 đồng/bên (chưa tính phí phẫu thuật). Người bệnh có thể phải chịu tổng chi phí lên đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể chọn loại chất liệu khác với chi phí rẻ hơn khoảng 1,5 – 3 triệu đồng (chưa bao gồm phí phẫu thuật).
7. Cắt bỏ một bên tinh hoàn có thể sinh con được không
Theo bác sĩ chuyên khoa nam khoa, khi cắt bỏ một bên tinh hoàn nhưng nam giới có sức khỏe bình thường thì họ vẫn sinh được những đứa con khỏe mạnh.
Song nếu bên tinh hoàn còn lại bất thường, mắc các bệnh lý hoặc khả năng sản sinh tinh trùng kém thì chức năng sinh sản của nam giới có thể bị ảnh hưởng và không thực hiện được thiên chức làm cha của mình.
Tốt nhất, để kiểm tra bản thân khi cắt bỏ tinh hoàn có thể sinh con được không, nam giới nên tới khám trực tiếp tại các cơ sở chuyên nam khoa uy tín. Tại đây, người bệnh sẽ được thực chỉ định hiện xét nghiệm tinh dịch đồ và thông qua các chỉ số đánh giá như: Chất lượng tinh trùng, số lượng, khả năng di chuyển… bác sĩ mới trả lời chính xác người bệnh có khả năng sinh con hay không và nếu có thì khả năng là bao nhiêu phần trăm.
8. Cắt bỏ tinh hoàn có quan hệ tình dục được không
Cắt bỏ tinh hoàn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Nếu nam giới bị cắt bỏ tinh hoàn (một hoặc hai bên), cậu nhỏ vẫn có thể cương cứng để duy trì hoạt động tình dục.
Tuy nhiên, khi không còn cả hai tinh hoàn, cơ thể nam giới sẽ không tạo ra nhiều testosterone cho cơ thể. Điều đó có thể làm giảm ham muốn tinh dục và khiến cho việc cương cứng của dương vật trở nên khó khăn hơn.
Khi cả hai tinh hoàn được loại bỏ, nam giới nên nghĩ đến liệu pháp thay thế testosterone. Liệu pháp nên được tham khảo ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn.
9. Chế độ chăm sóc sau khi cắt bỏ tinh hoàn
Sau khi kết thúc quy trình cắt bỏ tinh hoàn, người bệnh được chỉ định lưu viện để theo dõi sức khỏe vài ngày. Nếu không có biến chứng gì thì và khả năng hồi phục tốt thì bệnh nhân có thể về nhà và theo dõi kết hợp dùng thuốc nếu cần.
Người bệnh cần tuân thủ một số hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm triệu chứng, nhanh hồi phục sau phẫu thuật gồm:
– Uống thuốc theo đơn chỉ dẫn.
– Chườm túi nước đá lên vết mổ hoặc vùng da bìu để giảm đau.
– Sử dụng đồ lót đặc biệt để nâng đỡ túi bìu và giảm sưng sau phẫu thuật.
– Tạm thời dừng tắm và vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để không gây nhiễm trùng vết mổ, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
– Nghỉ ngơi nhiều hơn, kiêng quan hệ tình dục và khuân vác vật nặng hay tập thể dục quá sức hậu phẫu thuật.
Như vậy, phẫu thuật cắt tinh hoàn là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả tuyệt đối với những trường hợp ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư vú… Cắt tinh hoàn vẫn có thể thực hiện thiên chức làm cha và có đời sống tình dục bình thường.