Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là một bệnh lý nam khoa được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm hiện nay. Bởi bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nam khoa thông thường khác. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp một số thông tin cơ bản về bệnh để giúp các quý phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có cách phòng ngừa cho trẻ.

1. Viêm mào tinh hoàn trẻ em là gì?

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là gì? Đây là một hiện tượng đau, sưng tấy, có thể có nhiễm khuẩn hoặc không có nhiễm khuẩn tại mào tinh hoàn của trẻ. Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn gần tinh hoàn lưu trữ tinh trùng. Các triệu chứng bao gồm cảm giác nặng nề, đau và sưng ở bìu làm cho trẻ em cảm thấy khó chịu

2. Nguyên nhân gây ra viêm mào tinh hoàn ở trẻ em

Một số nguyên nhân gây ra viêm mào tinh hoàn ở trẻ em là:

Do thói quen vệ sinh vùng kín qua loa, không cẩn thận.

Do nhiễm khuẩn từ bàng quang hoặc biến chứng của nhiễm trùng đường tiểu (thường gặp ở những trẻ có tiền sử đặt ống thông tiểu), hoặc những trẻ có cấu tạo đường tiết niệu bất thường

Trẻ có hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc trẻ bị hẹp/dài bao quy đầu.

3. Triệu chứng thường gặp của viêm mào tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Những triệu chứng điển hình của viêm mào tinh hoàn ở trẻ nhỏ thường gặp là:

Vùng da bìu tấy đỏ, đau nhói khi chạm vào

Tinh hoàn đau, sưng phù gây cảm giác vướng víu, nặng nề tại bẹn.

Có cảm giác đau, buốt khi đi tiểu

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, kèm sốt cao.

4. Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm mào tinh hoàn ở trẻ

Để chẩn đoán bệnh viêm mào tinh hoàn ở các bé trai, cần dựa vào một số xét nghiệm sau:

4.1 Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu, để xác định tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu của trẻ, từ đó chẩn đoán chính xác bệnh.

4.2 Siêu âm tinh hoàn

Các bác sĩ cũng có thể xác định được tình trạng viêm nhiễm tại mào tinh hoàn qua hình ảnh siêu âm.

Ví dụ như, qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ có thể thấy được ống cuộn phía sau tinh hoàn đang bị viêm nhiễm ở mức độ nào.

Chính vì vậy, ngoài xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ đi siêu âm tinh hoàn để có thể chẩn đoán chính xác bệnh. 

Siêu âm tinh hoàn

Siêu âm tinh hoàn

5. Thời điểm lý tưởng điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em

Thời điểm phù hợp để điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em còn phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại của trẻ. 

Chính vì vậy khi phát hiện trẻ bị bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn. 

Thông thường viêm mào tinh hoàn thường được điều trị nội khoa (sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt và kìm hãm tác nhân gây bệnh) và chăm sóc tại nhà với mục đích nâng cao miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ.

Một số lưu ý khi cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng và hồi phục thể trạng.
  • Trẻ cần được nghỉ ngơi trong suốt quá trình điều trị, hạn chế các hoạt động vui chơi, vận động mạnh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày) để hạn chế mệt mỏi và mất nước do sốt, nhiễm trùng.
  • Vệ sinh vùng kín  đều đặn và sạch sẽ để tránh hiện tượng bội nhiễm.

6. Viêm mào tinh hoàn trẻ em có nguy hiểm không

Viêm mào tinh hoàn ở trẻ em hầu hết sẽ không nguy hiểm, nếu được chẩn đoán và có phương pháp khắc phục kịp thời.

Tuy vậy, bệnh lý này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nam khoa thông thường khác, nên rất dễ bị bỏ qua và để lại những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng điển hình  như: 

6.1 Tiểu rát và buốt

Trẻ bị rơi vào tình trạng tiểu rát và  buốt kéo dài, gây nên các bệnh lý khác như viêm đường tiết niệu, viêm thận, cầu thận, viêm tuyến tiền liệt,… 

6.2 Teo tinh hoàn

Hiện tượng xơ cứng tinh hoàn, tinh hoàn teo nhỏ sẽ xuất hiện khi tình trạng viêm mào tinh hoàn ở trẻ em không được điều trị kịp thời.

Trẻ có thể bị teo một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng.

6.3 Gây vô sinh

Trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, bởi khi mào tinh hoàn bị nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, chất lượng và số lượng tinh trùng đưa vào âm đạo. Đó chính là nguy cơ tăng vô sinh, hiếm muộn say này.

7. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mào tinh hoàn cho trẻ nhỏ

Một số biện pháp phòng ngừa viêm mào tinh hoàn cho trẻ nhỏ như:

  • Tiêm phòng quai bị cho trẻ vì theo thống kê có đến 60% nam giới mắc viêm tinh hoàn nguyên nhân là do biến chứng từ bệnh quai bị. 
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ đúng cách và đều đặn hàng ngày. Việc không giữ sạch sẽ cơ quan sinh dục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại gây bệnh.
  •  Tăng cường sức đề kháng cho trẻ , vì sức đề kháng tốt sẽ giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh viêm tinh hoàn.  Cha mẹ có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin từ các loại hoa quả, rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, cần tạo cho trẻ thói quen ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần để kịp thời phát hiện những bất thường của trẻ.

Trên đây là một số thông tin về viêm mào tinh hoàn ở trẻ em mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được những thông tin về bệnh và có được cách phòng tránh bệnh cho con. 

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí