Thụ tinh ivf là gì? Quy trình và chi phí thực hiện như thế nào?
Thụ tinh IVF là công nghệ hỗ trợ sinh sản làm tăng khả năng mang thai ở các cặp đôi vô sinh hiếm muộn. Kỹ thuật được đánh giá ít xâm lấn và cho khả năng có con cao. Được đánh giá là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay trong điều trị vô sinh hiếm muộn với những ưu điểm vượt trội, chi phí làm ivf khá cao, đòi hỏi quy trình thực hiện bài bản và cực kỳ cẩn thận.
1. Thụ tinh ivf là gì
Thụ tinh IVF được viết tắt từ thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành In Vitro Fertilization. Đây là một công nghệ hỗ trợ sinh sản tiên tiến, bằng cách lấy trứng của người phụ nữ sau đó cho thụ tinh với tinh trùng của người đàn ông. Quá trình tạo phôi diễn ra trong môi trường phòng labo, ở bên ngoài cơ thể.
Sau đó, phôi được để đông lạnh bảo quản hoặc chuyển vào tử cung của người phụ nữ để nó tự làm tổ và phát triển thành thai nhi theo quy trình tự nhiên.
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được mô tả chi tiết như sau:
Bác sĩ thực hiện thủ thuật chiết tách trứng ở người phụ nữ, và thu tinh trùng ở người đàn ông sau đó tiến hành lọc rửa. Bước tiếp theo, cho trứng gặp tinh trùng trong ống nghiệm và tiến hành ủ trong tủ chuyên dụng để quá trình thụ tinh diễn ra tự nhiên tạo thành phôi.
Tùy vào tình trạng ở mỗi cặp vợ chồng, có thể lựa chọn 1 trong các phương án sau:
– Lấy trứng của người vợ và tinh trùng của người trồng
– Tạo phôi nhờ trứng của người vợ với tinh trùng của người hiến tặng
– Thụ tinh nhờ trứng của người hiến tặng với tinh trùng của người chồng
– Trứng của người hiến tặng kết hợp với tinh trùng của người hiến tặng để tạo phôi
– Cấy ghép phôi được hiến tặng
2. Ưu điểm và rủi ro khi thụ tinh ống nghiệm
2.1. Ưu điểm khi thụ tinh ivf
Kể từ khi ra đời cho đến nay, thụ tinh ống nghiệm đã cho thấy được những ưu điểm mà nó mang lại. Có thể thấy những ưu điểm đột phá của phương pháp này như sau:
– Với người gặp vấn đề về ống dẫn trứng: ivf giúp làm tăng khả năng thụ thai bằng cách chiết tách dễ dàng trứng từ cơ thể người nữ cho thụ tinh với tinh trùng của người đàn ông ở bên ngoài cơ thể.
– Với phụ nữ lớn tuổi hoặc có ít trứng: IVF giúp chọn lọc trứng có chất lượng tốt nhất nhằm đảm bảo con sinh ra khỏe mạnh, hạn chế tối đa dị tật mà không cần lo lắng thiếu trứng, khó mang thai.
– Với các cặp đôi vô sinh không rõ nguyên nhân: Thụ tinh ống nghiệm giúp mang thai nhanh chóng so với việc chờ đợi tự thụ thai.
– Tỷ lệ thành công: Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm cao hơn hẳn thụ tinh nhân tạo và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác.
– Phôi chưa được thụ tinh có thể trữ đông bảo quản trong thời gian dài để chờ cho lần ivf tiếp theo hoặc mang đi hiến tặng.
– Thụ tinh ống nghiệm còn giúp sàng lọc di truyền, giúp con sinh ra khỏe mạnh, ít dị tật hoặc mắc các bệnh lý hiếm gặp.
2.2. Rủi ro khi thụ tinh ivf
– Mang nhiều thai (thai đôi, thai ba hoặc hơn): Rủi ro lớn của ivf là khả năng người mẹ mang đa thai rất cao, ước tính khoảng 20 – 30%. Rủi ro này xuất phát từ kỹ thuật giảm tỷ lệ thất bại khi thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách đặt nhiều phôi vào tử cung. Mang đa thai tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của thai phụ cũng như làm tăng tỷ lệ biến chứng trong thai kỳ như: đẻ non, thai lưu hay bào thai không phát triển bình thường…
– Mang thai ngoài tử cung: Có 1 – 3% trường hợp gặp tình trạng mang thai ngoài tử cung khi làm ivf. Rủi ro này thường xuất hiện ở những phụ nữ gặp bất thường về ống dẫn trứng.
– Dễ bị sinh non: Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, kỹ thuật kích thích estrogen không phù hợp tác động không tốt đến môi trường tử cung. Thai phụ dễ bị sinh non khi con chưa đủ tháng. Trẻ sinh non dễ bị nhẹ cân và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ sau này.
– Rủi ro thất bại khi làm ivf: IVF có tỉ lệ mang thai cao nhưng không phải tất cả. Nhiều trường hợp làm ivf thất bại nhiều lần dẫn đến trầm cảm, tâm lý lo lắng, stress…
– Chi phí thụ tinh ống nghiệm rất cao, không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để thực hiện. Những cặp vợ chồng phải làm đi làm lại ivf nhiều lần rất tốn kém.
3. Đối tượng chỉ định thụ tinh bằng phương pháp ivf
Thụ tinh ống nghiệm ivf được chỉ định với những cặp đôi gặp các vấn đề trong sinh sản như:
– Người vợ gặp vấn đề về vòi trứng, điển hình là tắc vòi trứng
– Các tế bào nội mạc tử cung ở người phụ nữ được tìm thấy ở bên ngoài tử cung (bệnh lạc nội mạc tử cung)
– Người vợ có chất lượng trứng không tốt, không đảm bảo cho quá trình thụ thai buộc phải tính đến phương án đi xin trứng.
– Các cặp vợ chồng đã đi thăm khám nhưng không xác định được nguyên nhân gây bệnh
– Tinh trùng có chất lượng kém, số lượng ít hoặc bị rối loạn xuất tinh.
– Tinh dịch không chứa tinh trùng, buộc phải phẫu thuật lấy tinh trùng trong mào tinh hoặc tinh hoàn.
4. Quy trình của thụ tinh ống nghiệm ivf
Bước 1. Kích thích buồng trứng
Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, mỗi phụ nữ thường chỉ sản xuất ra 1 trứng. Tuy nhiên, ivf cần nhiều trứng hơn để làm tăng cơ hội phát triển phôi thai. Để thu được nhiều trứng, người vợ cần phải tiến hành liệu trình tiêm thuốc kích trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
Các xét nghiệm được thực hiện thường xuyên để bác sĩ theo dõi được sự phát triển Toàn bộ quá trình này kéo dài của noãn trứng. Khi trứng trưởng thành, bác sĩ sẽ tiêm mũi cuối cùng để kích trứng rụng. Mũi tiêm này phải được thực hiện đúng giờ để đảm bảo chất lượng của trứng.
Bước 2. Lấy trứng
Lấy chứng còn được gọi là chọc hút chứng. Thủ thuật này được thực hiện tại ngã ba âm đạo sau 36 giờ tiêm mũi kích rụng trứng. Bác sĩ sử dụng 1 cây đũa siêu âm dẫn kim qua âm đạo, tiến vào buồng trứng và nang trứng. Kim thực hiện hút trứng và chất dịch ra khỏi nang trứng.Quá trình chọc hút trứng kéo dài từ 10 – 15 phút.
Khi người vợ chọc hút trứng, người chồng được đưa đi thu tinh trùng và lọc rửa tinh trùng để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh ống nghiệm.
Sau khi lấy trứng, người vợ nằm nghỉ ngơi tại bệnh viện từ 2 – 3 giờ để theo dõi.
Bước 3. Tạo phôi
Sau khi thu thập trứng và tinh trùng, bác sĩ tiến hành thao tác thụ tinh để tạo phôi. Phôi được nuôi dưỡng trong môi trường thí nghiệm với các điều kiện tương tự như trong tử cung người phụ nữ trong khoảng 2 – 5 ngày. Sau khi thụ tinh, các cặp đôi được thông báo số lượng phôi đạt được sau quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.
Bước 4. Chuyển phôi
Trước khi chuyển phôi, người vợ cần uống thuốc và đặt âm đạo theo chỉ định của bác sĩ để đáp ứng tiêu chuẩn nội mạc tử cung, chuẩn bị cho quá trình mang thai. Khi xác định độ dày của nội mạc tử cung hoàn hảo, phục vụ tốt cho quá trình làm tổ của phôi thai, bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật cấy ghép phôi vào tử cung. Quá trình này rất nhanh chóng, chỉ mất từ 5 – 10 phút. Sau khi cấy ghép, cặp đôi có thể về nhà nghỉ ngơi mà không cần lưu trú lại bệnh viện.
Sau khi chuyển phôi, người vợ cần uống thuốc nội tiết theo đơn của bác sĩ liên tục trong 2 tuần để đảm bảo phôi thai làm tổ và phát triển bình thường.
Trong y khoa, có 2 kỹ thuật cấy ghép phối bao gồm: Cấy ghép phôi tươi và cấy ghép phôi trữ đông. Cấy ghép phôi tươi là cấy ghép ngay khi phôi vừa được thụ tinh vào tử cung người mẹ. Cấy ghép phôi trữ đông là phôi sau khi được thụ tinh thành công được đưa vào trữ đông, đợi ngày được cấy ghép theo chỉ định.
Bước 5. Thử thai
Cặp đôi đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm máu Beta HCG. Nếu nồng độ máu Beta HCG trong ngưỡng >25 IU/L chứng tỏ phôi đang làm tổ và phát triển bình thường. Thụ tinh ống nghiệm thành công. Người mẹ lúc này cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ nắm rõ được sự phát triển của túi thai, tim thai…
Nếu ivf không thành công, người vợ tiếp tục chuẩn bị tinh thần và sức khỏe để chuẩn bị thụ tinh ống nghiệm lần tiếp theo với điều kiện còn phôi trữ đông. Tuy nhiên, lúc này chỉ cần thực hiện từ bước chuyển phôi và thử thai.
5. Tỉ lệ thành phương pháp thụ tinh ống nghiệm
Độ tuổi làm thụ tinh nhân tạo và nguyên nhân gây vô sinh ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thành công của ivf. ThS. BS Vũ Thị Hồng Hạnh (BVĐK Hồng Hà, 30 năm điều trị vô sinh hiếm muộn) cho biết, tại BV Hồng Hà, tỷ lệ thành công các ca thụ tinh ống nghiệm khá cao, tương đương với các quốc gia phát triển. Các phụ nữ càng trẻ càng có tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công càng cao và ngược lại.
Dưới đây là tỷ lệ làm ivf thành công phân theo nhóm tuổi ở phụ nữ (thống kê năm 2019):
– Người dưới 35 tuổi: 32%
– Người từ 35 – 37 tuổi: 25%
– Người từ 38 – 39 tuổi: 19%
– Người từ 40 – 42 tuổi: 11%
– Người Từ 43 – 44 tuổi: 5%
– Người trên 44 tuổi: 4%.
Ngoài vấn đề tuổi tác, tỷ lệ thành công của ivf còn chịu tác động từ các yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, đời sống sinh hoạt lành mạnh, sức khỏe phụ khoa, nam khoa bình thường và lựa chọn địa chỉ làm ivf uy tín có nhiều bác sĩ giỏi.
6. Chi phí thực hiện thụ tinh ống nghiệm ivf
Hiện mức chi phí thụ tinh ống nghiệm tại các bệnh viện uy tín dao động từ 70.000.000 – 100.000.000 VNĐ/lần. Tại trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn BVĐK Hồng Hà, chi phí thụ tinh nhân tạo ivf vào khoảng 70.000.000 – 95.000.000 VNĐ tùy vào từng gói dịch vụ. Cụ thể:
7. Giải đáp thắc mắc của khách hàng thụ tinh IVF tại BV Hồng Hà
7.1. Thụ tinh IVF liên quan đến phẫu thuật không
Thụ tinh IVF không liên quan đến phẫu thuật nếu toàn bộ quá trình chọc hút trứng và thu tinh diễn ra bình thường. Bác sĩ sử dụng 1 cây đũa siêu âm dẫn kim quan âm đạo, tiến vào buồng trứng và nang trứng. Kim thực hiện hút trứng và chất dịch ra khỏi nang trứng.
Riêng trường hợp tinh dịch của người chồng không có tinh trùng, bác sĩ buộc phải phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn để lấy tinh trùng
7.2. Thụ tinh ống nghiệm con có khỏe, ảnh hưởng gì không
Thụ tinh ống nghiệm con hoàn toàn khỏe mạnh và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Tính đến thời điểm hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy trẻ sinh ra nhờ thụ tinh ống nghiệm gặp xuất hiện dấu hiệu bệnh tật nào.
Kể từ khi ivf ra đời cho đến nay, có đến 8 triệu trẻ em trên thế giới được sinh ra nhờ phương pháp này. Đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy độ an toàn của ivf.
7.3. Phương pháp IVF có hiệu quả hơn IUI không
IVF có hiệu quả cao hơn IUI, tỷ lệ mang thai đạt khoảng 50%, trong khi IUI chỉ đạt khoảng 15 – 20%. Vì vậy, nếu người bệnh đã thực hiện IUI quá 3 lần mà không đậu thai, bác sĩ sẽ đề xuất phương án làm IVF để nâng cao tỷ lệ thành công.
7.4. Độ tuổi tốt nhất để thụ tinh ống nghiệm
Dựa trên các nghiên cứu và thống kê thực tế, các bác sĩ khuyến cáo, độ tuổi tốt nhất để làm ivf là dưới 35 tuổi bởi tỷ lệ thành công rất cao (đạt khoảng 30%). Đây là thời điểm cơ thể phụ nữ đáp ứng tốt nhất cho quá trình mang thai. Trứng cũng đạt chất lượng tốt nhất để dễ dàng thụ tinh, phòng ngừa tối đa dị tật bẩm sinh cho thai nhi sau khi thụ tinh thành công.
Thụ tinh ivf có tỉ lệ thành công cao nếu đáp ứng được quy trình thực hiện bài bản bao gồm kích trứng, chọc hút trứng, thụ tinh, cấy phôi và thử thai. Các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn cần lựa chọn đơn vị thực hiện uy tín để tăng tỷ lệ thành công, nhanh chóng đón “con cưng” về nhà.