Thụ tinh ống nghiệm khi nào? Quy trình thực hiện ra sao?
Thụ tinh trong ống nghiệm khi nào cần thực hiện và quy trình diễn ra như thế nào đó là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn con, đang tham khảo phương pháp này. Các bác sĩ sản khoa chỉ ra, không phải trường hợp nào cũng thực hiện thụ tinh ống nghiệm được và để đạt tỷ lệ thành công cao nhất, các bước tiến hành kỹ thuật này cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn.
1. Tìm hiểu kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị giúp các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có con bằng cách lấy tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi kết hợp tinh trùng và trứng thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Sau đó, phôi thai làm tổ và phát triển như thai nhi bình thường trong các trường hợp mang thai tự nhiên.
Thụ tinh ống nghiệm IVF sử dụng tinh trùng được lọc rửa, lựa chọn tinh binh có tính di động cao, chất lượng tốt thụ tinh cùng trứng trong phòng thí nghiệm. Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp tạo thành phôi một cách tự nhiên.
2. Thụ tinh ống nghiệm được thực hiện khi nào
Thụ tinh ống nghiệm khi nào là băn khoăn của nhiều cặp vợ chồng. Theo các bác sĩ sản khoa, thụ tinh ống nghiệm được thực hiện khi gặp những trường hợp sau:
– Đã thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại
– Tinh trùng dị dạng, yếu, ít không đủ điều kiện tiến hành thụ tinh nhân tạo
– Người vợ bị tắc một hoặc hai vòi trứng
– Người vợ lớn tuổi, đặc biệt là trên 40.
– Người vợ bị lạc nội mạc tử cung ở vị trí bên ngoài tử cung
3. Quy trình các bước thụ tinh ống nghiệm
Để biết thụ tinh trong ống nghiệm là sao, cùng theo dõi quy trình thực hiện với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Khám, đánh giá chức năng sinh sản của cặp vợ chồng
Cặp vợ chồng được bác sĩ sản khoa khám sức khỏe sinh sản tổng quát, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết để xác định nguyên nhân vô sinh cho từng người bệnh.
– Xét nghiệm thực hiện ở nữ giới:
+ Xét nghiệm nội tiết tố
+ Xét nghiệm các bệnh lý có thể lây truyền qua đường tình dục ở nữ giới
+ Siêu âm phụ khoa, kiểm tra những bệnh phụ khoa có thể trở thành nguyên nhân gây hiếm muộn ở nữ giới như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang…
– Đối với người chồng
+ Xét nghiệm tinh dịch đồ
+ Siêu âm tinh hoàn
+ Xét nghiệm hormone sinh dục
+ Xét nghiệm các bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục: Viêm gan B, lậu, HIV, giang mai…
Bước 2: Kích thích buồng trứng
Bác sĩ tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục từ 9- 11 ngày cho người vợ. Trong suốt quá trình điều trị, người vợ được yêu cầu đến bệnh viện để siêu âm, xét nghiệm máu theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm theo dõi sự phát triển của nang noãn, khả năng đáp ứng của thuốc và điều chỉnh nếu cần.
Mũi thuốc cuối cùng sẽ được tiêm đúng thời gian đã định khi nang noãn phát triển và đạt kích thước tiêu chuẩn.
Bước 3: Chọc hút và lấy trứng
Nếu thắc mắc thụ tinh ống nghiệm là như thế nào thì bước tiếp theo của quy trình IVF, người vợ được tiến hành chọc hút sau 36 – 40 giờ tiêm thuốc kích trứng mũi cuối cùng. Để giảm cảm giác đau đớn cho người vợ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây mê trước khi tiến hành. Sau khi hoàn tất thủ thuật, người vợ cần nằm lại bệnh viện theo dõi trong 2 – 3 giờ.
Trưng và dịch nang được bác sĩ kiểm tra và tách dưới kính hiển vi. Đồng thời, trong lúc này, người chồng cũng được lấy mẫu tinh trùng để sẵn sàng cho quá trình thụ tinh.
Bước 4: Thụ tinh ống nghiệm, tạo phôi
Trứng và tinh trùng sau khi được lấy sẽ chuyển đến phòng Labo để tiến hành thụ tinh ống nghiệm, tạo phôi bên ngoài cơ thể. Thông thường, phôi sẽ được nuôi cấy từ 2 – 5 ngày trước khi chuyển lại vào trong tử cung của người vợ.
Đối với số phôi dữ, bác sĩ sẽ trữ lạnh để sử dụng cho những lần chuyển phôi tiếp theo (áp dụng cho trường hợp thất bại trong lần thụ thai trước).
Bước 5: Chuyển phôi trưởng thành vào buồng tử cung của người vợ
Sau khi thống nhất số lượng phôi chuyển với cặp vợ chồng, bác sĩ sẽ tiến hành chuyển số phôi vào trong buồng tử cung và số phôi để trữ lạnh. Thời gian chuyển phôi là 2 – 5 ngày, khi niêm mạc tử cung ổn định, đảm bảo độ dày và thuận lợi cho phôi thai phát triển.
Nếu thực hiện chuyển phôi trữ đông, người vợ được siêu âm theo dõi niêm mạc tử cung và sử dụng thuốc trong thời gian 14 – 18 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ tiếp theo để tính và chọn đúng ngày thích hợp chuyển phôi trữ đông vào tử cung.
Bước 6: Thử thai
2 tuần sau chuyển phôi, người vợ có thể dùng que thử hoặc đến bệnh viện xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ beta hCG, xác nhận mang thai. Trường hợp, phụ nữ mang thai thì chăm sóc thai kỳ IVF, khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Trường hợp chưa có tin vui, cặp vợ chồng có thể tiến hành ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần thực hiện các bước trước đó.
Bước 7: Theo dõi thai
Theo dõi sự phát triển của thai nhi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và điều trị, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Trường hợp bơm tinh trùng thất bại nhiều lần, ít hoặc tinh trùng yếu, dị dạng không thể thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung; người vợ bị tắc vòi trứng hoặc lớn tuổi (≥ 40 tuổi), phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được chỉ định tiến hành.
4. Tỷ lệ thành công khi thụ tinh ống nghiệm là bao nhiêu?
có tỷ lệ thành công đạt từ 50 -60%, tuy nhiên tỷ lệ này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là độ tuổi của người phụ nữ. Do đó, người bệnh cần biết được thụ tinh ống nghiệm khi nào, đừng để quá chậm trễ, khi phụ nữ qua tuổi 35, tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm giảm chỉ còn 13 – 18%.
Nguyên nhân của tình trạng này là do khi tuổi càng cao, chất lượng trứng càng giảm. Khi thực hiện kỹ thuật này, phụ nữ ngoài 40 tuổi thường được bác sĩ tư vấn sử dụng trứng được hiến tặng để thụ tinh trong ống nghiệm nhằm gia tăng tỷ lệ thành công.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thành công khi làm IVF còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Quy trình thực hiện, trạng thái phôi, nguyên nhân vô sinh, lối sống của cặp vợ chồng.
Giờ thì cặp vợ chồng đã biết cần và nên thụ tinh ống nghiệm khi nào rồi phải không? Ngay khi thấy thụ thai tự nhiên không mang lại kết quả có con sau thời gian 6 tháng đến 1 năm, cặp vợ chồng nên đi khám để tìm nguyên nhân vô sinh từ đó điều trị kịp thời để nhanh có con.