Thụ tinh trong ống nghiệm IVF khác gì với các phương pháp khác
Thụ tinh ống nghiệm IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản đặc biệt với kỹ thuật giúp tinh trùng và trứng có thể kết hợp nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Tinh trùng sau khi được lọc rửa cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ tủ. Tinh trùng có thể đi xuyên qua được trứng và xảy ra quá trình thụ tinh sau vài giờ đầu
1.Định nghĩa đúng về thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm được viết tắt bởi chữ In Vitro Fertilization. Đây là phương pháp hỗ trợ sinh sản được đánh giá có tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay. Phương pháp này được áp dụng cho các cặp vợ chồng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ sinh sản nhưng không thành công. Người chồng gặp các vấn đề về tinh trùng hay người vợ mắc các bệnh như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, đa nang buồng trứng, hai vợ chồng mắc vô sinh không rõ nguyên nhân….
Phương pháp này sẽ giúp chọn lựa ra các tinh trùng và trứng tốt nhất để thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi bằng cách cho trứng và tinh trùng gặp nhau ngoài cơ thể. Sau khi được nuôi cấy và chọn lọc. Phôi sẽ được thực hiện chuyển vào buồng tử cung của người vợ để làm tổ và phát triển bình thường thành thai nhi giống như các trường hợp có thai tự nhiên khác.
2.Những điểm khác biệt của thụ tinh trong ống nghiệm IVF với các phương pháp khác
Sự khác biệt chính giữa phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF đối với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác đó là phương pháp này được thực hiện qua rất nhiều bước.
- Bước 1 : Khám và đánh giá sức khỏe sinh sản, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các cặp vợ chồng trước khi thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản IVF cần phải làm các xét nghiệm, từ đó bác sĩ có thể căn cứ vào kết quả để đánh giá, tư vấn cũng như lên phác đồ phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của hai vợ chồng.
- Bước 2: Sau khi có phác đồ điều trị thích hợp. Người vợ sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng. Thời gian sẽ diễn ra liên tục từ 8-11 ngày, Khi trứng đã đạt yêu cầu sẽ tiến hành tiêm mũi cuối cùng là mũi rụng trứng, kết thúc chu trình kích trứng.
- Bước 3: Tiến hành chọc hút và lấy tinh trùng:Tinh trùng của người chồng được lọc rửa cùng thời điểm người vợ chọc hút noãn, Việc lọc rửa sẽ giúp chọn lựa các tinh trùng tốt và khỏe mạnh nhất. Đồng thời người vợ sẽ tiến hành kỹ thuật chọc hút noãn. Thời gian chọc hút noãn thường rất nhanh chóng từ 15 đến 20 phút, thời gian này phụ thuộc vào số lượng noãn được hút ra nhiều hay ít.
- Bước 4: Trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh với nhau bằng 2 kỹ thuật : cổ điển và ICSI. Với kỹ thuật cổ điển trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh tự nhiên ở đĩa Petri trong nhiều giờ. Kỹ thuật ICSI là kỹ sẽ tiêm tinh trùng khỏe mạnh nhất trực tiếp vào bên trong bào tương noãn. Hiện nay, kỹ thuật ICSI được sử dụng rộng rãi hơn kỹ thuật cổ điển, giúp phôi khỏe mạnh hơn và chất lượng phôi cũng tốt hơn.
- Bước 5: Nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm. Tùy vào chất lượng trứng và tinh trùng thu được mà các chuyên gia sẽ nuôi cây từ ngày 2 đến ngày 5. Sau đó tiến hành chuyển phôi, Các phôi dư được trữ đông để sử dụng khi cần.
- Bước 6: Thực hiện chuyển phôi vào buồng tử cung của người vợ. Phôi sẽ bám vào lớp niêm mạc ở thành tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.
- Bước 7: sau 2 tuần người vợ đến bệnh viện xét nghiệm, và xác định đã có thai thành công hay chưa. Trường hợp chuyển phôi thất bại, các cặp vợ chồng có thể sử dụng phôi dư đã được trữ đông trước đó để chuyển lại tử cung.
Thời gian thực hiện một ca thụ tinh trong ống nghiệm IVF diễn ra cũng lâu hơn thụ tinh nhân tạo IUI chỉ cần bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Tuy nhiên hiệu quả mà phương pháp này mang lại cao hơn rất nhiều các phương pháp khác.
3.Đối tượng áp dụng
IVF có thể được áp dụng thực hiện đối với các cặp vợ chồng đang gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản hay chức năng sinh sản không bình thường như:
- Ống dẫn trứng của người vợ bị tắc nghẽn một hoặc 2 bên khiến cho tinh trùng khó có thể thụ tinh với trứng, hoặc phôi khó có thể di chuyển tới buồng tử cung để làm tổ.
- Trứng rụng không đều, không thường xuyên, hoặc không có
- Người vợ mắc các bệnh về lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung
- Người chồng bị suy giảm số lượng hoặc chứng năng tinh trùng, tinh trùng bị dị dạng, yếu, bị bất động, không di chuyển, hoặc người chồng không có tinh trùng, xuất tinh ngược…
- Cả hai vợ chồng mắc vô sinh không rõ nguyên nhân, không thể xác định được các căn nguyên dẫn tới không có con
- Gia đình có tiền sử về các bệnh di truyền khi thực hiện phương pháp này có thể sàng lọc phôi giảm thiểu các khả năng mắc các bệnh di truyền ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải bệnh nào cũng có thể thực hiện sàng lọc.
- Bảo tồn khả năng sinh sản cho các trường hợp mắc các bệnh ung thư. Trước khi thực hiện điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị. Các cặp vợ chồng có thể tiến hành chọc hút trứng , lấy tinh trùng khỏe, mạnh để trữ đông hoặc cho trứng và tinh trùng thụ tinh tạo thành phôi sau đó trữ đông phôi để sử dụng cho tương lai.
4.Nên làm IUI hay IVF ?
Đối với phương pháp hỗ trợ sinh sản IVF và IUI đều có những ưu nhược điểm riêng. Các phương pháp này được thực hiện sau khi các bác sĩ đã thăm khám và thấy rằng cơ thể của người phụ nữ hoặc nam giới không mắc phải các bệnh lý ảnh hướng tới khả năng sinh con, hoặc có thì vẫn còn khả năng điều trị được.
Nên sử dụng phương pháp thụ tinh nào hoàn toàn nằm ở tư vấn và lời khuyên của các bác sĩ dành cho các cặp vợ chồng. Đánh giá dựa trên tình trạng trứng của người vợ, tinh trùng của người chồng và độ tuổi của người phụ nữ. Bên cạnh đó, còn dựa vào hoàn cảnh của hai vợ chồng từ chi phí, đi lại, tỷ lệ thành công…
Hai phương pháp này đều là những phương pháp hỗ trợ sinh sản được sử dụng nhiều nhất hiện nay đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn. Nhưng chúng lại có cách thức thực hiện khác nhau. Nếu như thụ tinh nhân tạo IUI được đánh giá là nhanh gon, giá thành rẻ và hợp lý, quy trình đơn giản, không mất nhiều thời gian thì thụ tinh trong ống nghiệm lại đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, thời gian thực hiện dài, chi phí cao tuy nhiên phương pháp này lại mang lại tỷ lệ thành công cao hơn và chọn lọc được phôi tốt.
Mỗi phương pháp đều có kết quả khác nhau và cũng tiềm ẩn những rủi ro, biến chứng khác nhau. Hãy đến một đơn vị bệnh viện uy tín chất lượng đê lắng nghe tư vấn và thăm khám từ các chuyên gia. Từ đó có thể xác định trường hợp của mình nên sử dụng phương pháp nào và phương pháp nào sẽ giúp mình có tỷ lệ thành công cao nhất.