Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Lạc nội mạc tử cung có di truyền không? Sự thật bạn cần biết

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra lạc nội mạc tử cung có phải do di truyền là nguyên nhân chính hay không. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có người là chị em, mẹ, bà mắc bệnh trên thì sẽ gia tăng nguy cơ hơn, do đó bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm vấn đề.

1.Lạc nội mạc tử cung có di truyền được không?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng bệnh lý mà mô niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) phát triển bất thường bên ngoài tử cung. Nhiệm vụ của lớp lót nội mạc tử cung là giúp cho thai nhi an toàn, tránh khỏi các tác động từ bên ngoài môi trường. Tuy nhiên vì lý do nào đó, lớp lót này theo đường máu kinh nguyệt đi lạc vào các bộ phận khác như ống dẫn trứng, buồng trứng, khoang bụng,… khiến chị em cảm thấy đau đớn mỗi lần đến kỳ hành kinh.

Theo nghiên cứu, có khoảng 10% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mắc bệnh lý này. Dù đây là bệnh lý phổ biến, không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời thì sẽ gây bất tiện cho cuộc sống của chị em và có thể trở thành nguyên nhân vô sinh hàng đầu ở phụ nữ.

Năm 2010, Viện nghiên cứu y tế Queensland (Úc) và Đại học Oxford (Anh) cùng một số nhà khoa học Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu gen của hàng nghìn phụ nữ trong độ tuổi sinh sản để chứng minh mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và bệnh lý này. Các nhà nghiên cứu đã chia thành 2 nhóm theo tình trạng bệnh lý: Nhóm A có triệu chứng nhẹ và nhóm B có triệu chứng nặng hơn. Qua phân tích và đánh giá, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng với nhóm A nguy cơ di truyền khoảng 15%, còn nhóm B nguy cơ là khoảng 34%.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khẳng định yếu tố di truyền chỉ là một yếu tố nhỏ chứ không phải là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý này. Ngoài di truyền còn có rất nhiều yếu tố khác tác động như môi trường xung quanh, chế độ dinh dưỡng, bệnh lý khác,…nhưng với kết quả nghiên cứu này hy vọng chúng ta sẽ có thêm phương pháp điều trị tốt hơn trong tương lai.

nội mạc tử cung có di truyền được không

nội mạc tử cung có di truyền được không

2.Những đối tượng có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung

Với độ tuổi nào thì chị em cũng có khả năng mắc bệnh lạc nội mạc tử cung nếu không có kế hoạch theo dõi sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn so với người bình thường. Cụ thể:

– Nữ giới chưa có thai và sinh con

– Gia đình có tiền sử mắc bệnh (mẹ, chị gái, cô, dì,…)

– Chu kỳ kinh nguyệt ngắn thường dưới 27 ngày

– Phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh muộn

– Máu kinh ra nhiều, lẫn các cục máu đông và kéo dài hơn 7 ngày

– Nồng độ nội tiết tố Estrogen cao trong cơ thể

– Không rõ nguyên nhân khiến kinh nguyệt không thoát ra ngoài được

– Hệ thống cơ quan sinh sản có sự bất thường

– Thường xuyên đau rát khi đi tiểu và khi đến kỳ

– Hệ miễn dịch kém

Ngoài các đối tượng nguy cơ cao thì cũng có những đối tượng có nguy cơ thấp mắc bệnh lý này, chẳng hạn như:

– Nữ giới có kinh nguyệt muộn

– Tỉ lệ mỡ trong cơ thể ổn định

– Thường xuyên tập thể dục thể thao từ 3-4 buổi/tuần

– Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng các nhóm dưỡng chất

– Không sử dụng các chất kích thích và các chất chứa cồn.

Nếu chị em luôn kết hợp được chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục khoa học để có cơ thể khỏe mạnh thì nguy cơ mắc bệnh lý này cũng như các bệnh khác cực kỳ thấp. Hơn nữa, chúng ta cũng nên chủ động đi

khám sức khỏe tổng quát vì có nhiều trường hợp không có các triệu chứng gì nhưng vẫn bị lạc nội mạc tử cung.

khám sức khỏe tổng quát vì có nhiều trường hợp không có các triệu chứng gì nhưng vẫn bị lạc nội mạc tử cung.

3.Biện pháp phòng ngừa lạc nội mạc tử cung

Với cơ sở khoa học tiên tiến như hiện nay thì việc điều trị lạc nội mạc tử cung không có gì quá khó khăn. Tùy vào tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau là uống thuốc hay phẫu thuật. Nhưng dù có chữa khỏi thì cũng không thể đảm bảo 100% là bệnh sẽ không tái phát, nên cách tốt nhất là chị em hãy tự trang bị cho mình các kiến thức để có thể phòng ngừa bệnh lý này. Dưới đây là một số biện pháp do chuyên gia gợi ý, chị em có thể tham khảo.

3.1.Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Theo lời khuyên của chuyên gia, các chị em nên có chế độ dinh dưỡng nạp đầy đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng. Với những ai bị lạc nội mạc tử cung thì không nên ăn những thực phẩm FODMAP cao thay vào đó là thực phẩm FODMAP thấp như thịt gà, cá, rau xanh, trái cây, ngũ cốc và tinh bột.

3.2.Thường xuyên tập thể dục để kiểm soát tỉ lệ mỡ

Ngoài việc ăn uống, chị em cũng cần có thói quen tập luyện hằng ngày với một số môn thể thao hoặc các bộ môn thiền, yoga. Việc duy trì đều đặn tập luyện từ 3-4 buổi/tuần không chỉ giúp chị em sở hữu vóc dáng gọn gàng mà còn kiểm soát được chỉ số BMI.

3.3.Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn

Sử dụng các chất kích thích, có cồn như rượu, bia, thuốc lá,…thường xuyên sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng tần số tim, tăng huyết áp và khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch yếu kém.

3.4.Khám sức khỏe thường xuyên tại cơ sở y tế uy tín

Với những gia đình có tiền sử mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thì đi khám sức khỏe là điều rất quan trọng giúp chúng ta phát hiện được mình có nguy cơ đó không. Việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng sẽ giúp chị em ngăn chặn sự phát triển của bệnh, đồng thời loại bỏ được các di chứng không đáng có gây nguy hiểm đến thời kỳ sinh sản.

Khám sức khỏe thường xuyên

Khám sức khỏe thường xuyên

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Lạc nội mạc tử cung có di truyền không”. Bệnh lý này có thể di truyền nhưng nó không phải là nguyên nhân chính mà còn rất nhiều yếu tố tác động. Điều quan trọng là chị em cần biết cách phòng tránh cũng như chủ động đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe và lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực này.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí