Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsine, dịch mật…làm tổn thương họng, thực quản,…Nguyên nhân gây bệnh do đâu và làm thế nào để điều trị bệnh. Chuyên gia Tiêu hóa bệnh viện Đa khoa Hồng Hà sẽ giải đáp thắc mắc cho độc giả.
1. Triệu chứng cảnh báo tình trạng trào ngược dạ dày
– Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: lúc đói
Ợ hơi, ợ nóng là hiện tượng này acid hoặc dịch mật trong dạ dày tiếp xúc với niêm mạc, gây ra cảm giác nóng rát. Ợ nóng có thể lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, đôi khi có thể lan đến vùng hạ họng hoặc lên mang tai, kèm theo vị chua trong miệng.
– Buồn nôn, nôn
Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, các chất trào ngược lên thực quản không chỉ là hơi, dịch tiêu hóa mà còn cả thức ăn, gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn. Nếu tình trạng này xảy ra ngay sau khi ăn, khả năng bạn bị trào ngược dạ dày – thực quản
– Đau tức ngực
Acid trào lên đã kích thích đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau đoạn thực quản chạy qua ngực.
– Khàn giọng, đau họng, ho, hen
Acid dạ dày trào lên thực quản sẽ làm viêm, bào mòn, tổn thương niêm mạc họng, thực quản gây ra hiện tượng khàn giọng, đau họng. Bệnh có thể phát triển thành mạn tính, lâu dần có thể chuyển thành hen.
– Khó nuốt
Hiện tượng trào ngược lặp lại nhiều lần sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. Niêm mạc thực quản bị phù nề do tiếp xúc acid, gây ra hiện tượng khó nuốt, dễ nghẹn, gây chít hẹp thực quản, làm tăng cảm giác khó nuốt.
– Đắng miệng
Cảm giác đắng miệng ở một số bệnh nhân gây ra bởi dịch mật trào ngược. Nếu có những triệu chứng này, kèm theo ợ nóng, người bệnh có khả năng cao mắc đồng thời 2 bệnh gồm trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày – thực quản.
2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
1. Căng thẳng, mệt mỏi – Stress
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược và làm cho bệnh kéo dài dai dẳng. Trạng thái tâm lý bực bội, căng thẳng kéo dài làm tăng tiết cortisol. Cortisol làm tăng acid trong dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
2. Viêm loét dạ dày, tá tràng
Dạ dày có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn nên khi dạ dày bị loét, tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình làm rỗng thức ăn ở dạ dày bị chậm, làm tăng áp lực cho cơ thắt thực quản, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, có thể cả dịch mật trào ngược lên ống thực quản.
3. Thói quen ăn uống không lành mạnh
Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… là những thói quen xấu, đặc biệt là thói quen ăn đêm. Việc ăn đêm không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng mà còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
4. Những yếu tố bẩm sinh
Trào ngược dạ dày thực quản có thể do một số các dị tật bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh tật khác như: cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay bệnh nhân có thoát vị cơ hoành, tai nạn… Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
5. Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân là do cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi, vì thế acid dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
3. Biến chứng nguy hiểm do trào ngược dạ dày – thực quản
Để điều trị bệnh hoàn toàn triệt để, bệnh nhân nên được chẩn đoán bệnh cụ thể và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vì tùy cơ địa từng người bệnh mà việc sử dụng thuốc là riêng lẻ hay kết hợp nhiều loại thuốc. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh tiêu hóa nói chung dễ tái phát sau khi dừng thuốc. Do vậy, bạn cần khám định kỳ để chẩn đoán và xác định tiên lượng bệnh. Sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhờn thuốc.