Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Viêm Loét Dạ Dày: Ăn Uống Như Thế Nào?

Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến.Bên cạnh việc điều trị thì yếu tố ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng, có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả hơn. Kiêng khem thế nào để vẫn tốt cho dạ dày mà không bị thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Ăn nhiều rau xanh: Trong rau xanh chưa rất nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn nhiều rau xanh giúp dạ dày không phải làm việc quá nhiều, loại bỏ các chất độc hại tích tụ ở thành ruột không tốt cho cơ thể.

Nên ăn thực phẩm giàu chất đạm: Hàm lượng chất đạm hợp lí giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, đồng nghĩa cung làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Hàm lượng đạm dồi dào trong các thực phẩm như: thịt, sữa trứng, đậu nành. Ngoài ra cũng cần chú ý bổ sung lượng protein cho hợp lý, vì nếu quá dư hoặc thiếu protein trong cơ thế sẽ không tốt cho sức khỏe

Nên ăn những thực phẩm mềm, xốp: Thức ăn mềm, xốp không chỉ giảm tải cho dạ dày mà còn hút bớt lượng dịch axit dư thừa trong dạ dày, giảm tác động tổn thương đến các vết loét trong dạ dày. Một số thực phẩm nên ăn lúc đói hay lúc đau dạ dày như: bánh mì, bánh bao không nhân, bánh qui, khoai luộc hay những món có nhiều tinh bột như bột gạo nếp, bột sắn..

Bổ sung thêm chuối: Chuối là thực phẩm quen thuộc và rất bổ dưỡng. Chuối còn có công dụng giúp chữa viêm loét dạ dày hiệu quả. Do đó sau mỗi bữa ăn người bệnh nên bổ sung thêm chuối giúp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả..

Thực phẩm nên ăn khi viêm loét dạ dày

Thực phẩm nên ăn khi viêm loét dạ dày

2. Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?

Tránh các thức ăn có tính axít. Các loại thực phẩm có tính axit cũng có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét. Hạn chế các loại thực phẩm như trái cây citric như cam và chanh và nước ép từ các loại trái cây trong quá trình điều trị vết loét của bạn. Cà chua có hàm lượng axit khá cao vì thế khi bị loét dạ dày nên hạn chế cà chua.

Tránh các thức ăn cay, chiên nhiều dầu mỡ. Tất cả các thức ăn cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Tránh các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng. Mặc dù tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi ăn cần chú ý tới phản ứng của cơ thể.

Giảm thức uống chứa caffeine và cồn. Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Trong khi bạn có một vết loét dạ dày, bạn nên tránh các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và sôcôla. Rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét của bạn.

Tránh ăn các đồ ăn tươi sống như hải sản, gỏi,… mà nên chế biến kỹ trước khi ăn. Những thực phẩm tươi sống hoặc chưa được chế biến kỹ là nguồn chứa vi khuẩn H. pylori – là một trong những tác nhân chính gây viêm loét dạ dày.

Để điều trị khỏi viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh lí khác liên quan đến hệ tiêu hóa, Đặt lịch online ngay để được Chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà khám và tư vấn hướng điều trị.

Người mắc viêm loét dạ dày cần kiêng gì

Người mắc viêm loét dạ dày cần kiêng gì

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí