Sỏi Thận: Những Dấu Hiệu Nhỏ Bỏ Qua Là Hỏng
Khoảng một phần ba dân số bị sỏi thận, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng.Phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị hợp lí để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do sỏi thận gây ra.
1. Triệu chứng bệnh sỏi thận
1. Đau lưng, đau mạn sườn
Đau thận – một trong những cơn đau khó chịu. Một số người từng trải qua các cơn đau do sỏi thận so sánh với cơn đau khi sinh con hay bị dao đâm. Dấu hiệu này thường là sỏi nằm ở đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản, từ đó tạo áp lực trong lòng niệu quản, gây co thắt niệu quản nên xuất hiện cơn đau dữ dội. Cơn đau do sỏi thận thường bắt đầu một cách đột ngột. .Cơn đau thường đến và biến mất một cách nhanh chóng, điều này trở nên tồi tệ hơn khi niệu quản co bóp. Mỗi cơn đau có thể kéo dài trong vài phút, biến mất rồi đột ngột trở lại.Thường thì bạn sẽ cảm thấy đau ở lưng hay mạn sườn và có thể tỏa ra vùng bụng, háng khi viên sỏi di chuyển xuống đường tiết niệu.
2. Đau và rát khi tiểu
Khi sỏi di chuyển đến điểm nối giữa niệu quản và bàng quang sẽ gây nên tình trạng đau, rát mỗi khi đi tiểu dẫn đến khó tiểu.Triệu chứng của sỏi thận khi đi tiểu rất dễ bị nhầm lẫn với việc nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên cũng có thể do sỏi gây nên tình trạng viêm này.
3. Đi tiểu thường xuyên
Người bị sỏi thận thường đi tiểu nhiều và rất khẩn cấp mỗi lần đi, mặc dù lượng nước nạp vào cơ thể không thay đổi so với trước. Điều này cho thấy sỏi đã di chuyển vào phần dưới của đường tiết niệu.
4. Nước tiểu có máu
Kiểm tra nước tiểu để phát hiện dấu hiệu thất thường sớm nhất có thể. Trong nước tiểu xuất hiện máu là dấu hiệu thường thấy ở những người bị sỏi. Máu có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Các tế bào máu đôi khi quá nhỏ chỉ có thể kiểm tra bằng kính hiển vi hay các thiết bị chuyên dụng chứ không thể thấy bằng mắt thường. Nguyên nhân là do các góc cạnh sắc nhọn của sỏi khi di chuyển hoặc đi tiểu cọ xát, làm tổn thương, chảy máu nội tạng.
5. Nước tiểu có mùi hôi và lớp màn
Ở người khỏe mạnh nước tiểu không có mùi mạnh và khá trong. Đối với tình trạng nước tiểu có mùi hôi và đục màu thường do nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu.
6. Tiểu dắt
Các viên sỏi thận lớn không thể theo đường nước tiểu ra ngoài bị mắc kẹt lại trong niệu quản. Sự tắc nghẽn này làm chậm hoặc ngăn dòng chảy của nước tiểu. Việc tắc nghẽn này khiến bạn chỉ đi một lượng nước tiểu ít mỗi lần đi kèm theo triệu chứng đau buốt khó chịu
7. Buồn nôn và ói mửa
Người bị sỏi thận có thể dẫn đến tình trạng buôn nôn, ói mửa do các kết nối thần kinh được chia sẻ giữa thận và đường tiêu hoá. Sỏi trong thận có thể kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hoá, gây ra các cơn đau bụng, đồng thời làm người bệnh cảm thấy khó chịu, buồn nôn, ói mửa.
Buồn nôn và ói mửa cũng có thể là một cách cơ thể bạn phản ứng khi các cơn đau dữ dội.
8. Sốt và ớn lạnh
Sốt và ớn lạnh là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu. Đây có thể là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh sỏi thận. Đây cũng có thể là một dấu hiệu chứng tỏ một bệnh khác mà không phải sỏi thận. Khi bị sốt kéo dài đôi khi kèm theo các cơn đau tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra chính xác.
Các triệu chứng của sỏi thận rất khó để nhận biết và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, chính vì thế mà nhiều người phát hiện sỏi thận khi chúng đã xuất hiện các biến chứng. Phát hiện bệnh càng sớm thì thời gian trị sỏi càng được rút ngắn. Sử dụng dược thảo ngăn chặn sỏi từ căn nguyên và hạn chế tối đa các biến chứng do sỏi gây ra trở thành phương pháp được nhiều người tin dùng. Bởi đây là cách vừa hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
2. Nguyên nhân hình thành sỏi thận
Sỏi hình thành do rối loạn chức năng các cơ quan khác: Cường tuyến giáp, bệnh Goute, mắc chứng tăng Calci máu, người liệt chi dưới nằm lâu ngày,…
Do các tổn thương hệ tiết niệu: Phình to bể thận bẩm sinh, chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản, dị dạng thận, túi thừa niệu quản, túi thừa bàng quang,…
Sử dụng thuốc liều cao chứa canxi, vitamin C hay các thực phẩm chứa chất này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Người lười vận động, uống ít nước hay nhịn đi tiểu ( nhất là người già) gây ứ đọng nước tiểu dễ kết tinh thành sỏi tiết niệu.
3. Các Phương pháp hiện đại nhất điều trị sỏi và biến chứng sỏi thận.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà đang sở hữu những công nghệ tán sỏi hiện đại nhất hiện nay
CN tán sỏi ngoài cơ thể Shock wave
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi để phá vỡ sỏi. Khi được tán sỏi, bệnh nhân không hề bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể. Trong khoảng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và theo đường tiểu ra ngoài.
Tán sỏi nội soi ngược dòng CN Laser
Tán sỏi ngược dòng công nghệ Laser là một bước đột phá công nghệ trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi tiết niệu. Phương pháp sử dụng tia Laser để phá vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài. không có vết mổ, không có các tai biến – biến chứng của phẫu thuật mở lấy sỏi, đạt tỷ lệ sạch sỏi 100%.
Tán sỏi qua da công nghệ Laser
Sỏi sẽ được tán vụn bằng sóng siêu âm hoặc Laser. Các mảnh sỏi vụn sẽ được gắp hoặc hút ra.. Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau hơn nhiều so với mổ mở kinh điển. Sẹo mổ nhỏ <1 cm. Thời gian nằm viện trung bình khoảng 2-4 ngày.
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc
Đây là phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên và sỏi bể thận đơn thuần.Đường mổ sau phúc mạc có nhiều ưu điểm hơn với đường mổ bụng: Sinh lý, dễ tiếp cận niệu quản, tránh rò nước tiểu vào ổ bụng, hạn chế tổn thương các tạng trong ổ bụng,tránh được nguy cơ tắc ruột.
Phẫu thuật lấy sỏi
Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc có mổ số trường hợp là do phát hiện bệnh khi sỏi đã to hoặc đã xuất hiện biến chứng (thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận…).