Những Nguyên Nhân Không Ngờ Gây Sỏi Thận
Sỏi thận là căn bệnh thường gặp ở cả nam và nữ. Bất kể ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên bệnh tập trung đa số trong độ tuổi 20-60, tỷ lệ mắc nam nhiều hơn nữ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành sỏi trong cơ thể? Cùng tìm hiểu các yếu tố gây bệnh trong bài viết dưới đây để có biện pháp phòng tránh phù hợp.
I. Nguyên nhân hình thành sỏi thận
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, tuy nhiên có thể liệt kê một số nguyên nhân chính sau:
Do sự lắng đọng của hay cung cấp nước không đủ, đặc biệt với những người có công việc lao động nặng nhọc, quên uống nước nhưng lúc uống lại uống quá nhiều.
Do sự dị dạng của đường nước tiểu khiến cho nước tiểu không thể thoát ra được, mà tích trữ đọng lại, lâu dần tạo thành sỏi thận.
Những người bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe lẽ.
Bị chấn thương nặng không thể đi lại mà chỉ nằm một chỗ.
Bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục, do không vệ sinh thường xuyên, làm cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây tình trạng viêm đường tiết niệu. Về lâu dần tạo ra mũ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể hình thành nên sỏi thận.
Chế độ ăn nhiều muối
Chế độ ăn nhiều muối có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh, trong đó có sỏi thận. Tiêu thụ nhiều muối làm tăng sự bài tiết canxi của thận. Khi lượng muối nạp vào cơ thể quá nhiều (lớn hơn 2.300 mg một ngày), canxi sẽ bị tích tụ lại tạo thành sỏi.
Ăn quá nhiều thịt
Ăn quá nhiều thịt gia cầm và thịt đó cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh sỏi thận, làm tăng nguy cơ bị sỏi. Thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi
Nghiền món rau trộn
Các oxalate trong các món rau trộn, dưa muối chất này là một nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận. Các oxalate này liên kết với canxi trong ruột và được bài tiết qua đường tiết niệu. Khi lượng oxalate quá nhiều, chúng sẽ tích lại trong nước tiểu và dẫn đến sỏi thận.
Cân nặng – Béo phì
Chị em bị béo phì có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn 35% so với những người có thân hình gọn gàng, sự thay đổi độ pH trong nước tiểu – gây tích tụ axít uric là nguyên nhân hình thành sỏi thận.
Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận trạng
Thuốc nhuận tràng đã tồn tại từ rất lâu và dường như nhiều người có thói quen lạm dụng hoặc sử dụng sai loại thuốc này. Ở những người lớn tuổi, để đối phó với chứng táo bón họ có thói quen uống thuốc nhuận tràng hằng ngày. Tuy nhiên, lạm dụng loại thuốc này có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng thuốc và làm mất cân bằng điện giải, có mối liên quan đến sỏi thận.
Không uống đủ nước mỗi ngày dễ gây tích tụ tạo sỏi.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên nên dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Khi uống đủ nước, lượng bài tiết nước tiểu sẽ tăng lên, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và giúp sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, uống nước lọc là giải phát tốt cho việc phòng tránh sỏi thận.
Nhịn tiểu lâu
Nhịn tiểu lâu, thường xuyên không chỉ gây hậu quả nặng nề như: nhiễm trùng tiểu, bệnh lý về thận, sỏi thân, bàng quang, đường tiết niệu, làm giảm chức năng sinh lý… Trong đó vỡ bàng quang được coi là nguy hiểm nhất, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ nguy hại sức khỏe.
II. Các Phương pháp hiện đại nhất điều trị sỏi thận tại BV Đa khoa Hồng Hà
CN tán sỏi ngoài cơ thể Shock wave
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi để phá vỡ sỏi. Khi được tán sỏi, bệnh nhân không hề bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể. Trong khoảng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và theo đường tiểu ra ngoài.
Tán sỏi nội soi ngược dòng CN Laser
Tán sỏi ngược dòng công nghệ Laser là một bước đột phá công nghệ trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi tiết niệu. Phương pháp sử dụng tia Laser để phá vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài. không có vết mổ, không có các tai biến – biến chứng của phẫu thuật mở lấy sỏi, đạt tỷ lệ sạch sỏi 100%.
Tán sỏi qua da công nghệ Laser
Sỏi sẽ được tán vụn bằng sóng siêu âm hoặc Laser. Các mảnh sỏi vụn sẽ được gắp hoặc hút ra.. Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau hơn nhiều so với mổ mở kinh điển. Sẹo mổ nhỏ <1 cm. Thời gian nằm viện trung bình khoảng 2-4 ngày.
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc
Đây là phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên và sỏi bể thận đơn thuần.Đường mổ sau phúc mạc có nhiều ưu điểm hơn với đường mổ bụng: Sinh lý, dễ tiếp cận niệu quản, tránh rò nước tiểu vào ổ bụng, hạn chế tổn thương các tạng trong ổ bụng,tránh được nguy cơ tắc ruột.
Phẫu thuật lấy sỏi
Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc có mổ số trường hợp là do phát hiện bệnh khi sỏi đã to hoặc đã xuất hiện biến chứng (thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận…).
Để xác định dạng sỏi và phương pháp điều trị sỏi phù hợp nhất, đặt lịch online hoặc để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn và khám bệnh trực tiếp