Tinh trùng lẫn máu là bệnh gì? 9 Nguyên nhân khiến tinh trùng màu nâu đỏ
Tinh trùng lẫn máu là bệnh gì? Đó là thắc mắc của nhiều cặp vợ chồng khi gặp tình trạng bệnh lý này. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, tinh trùng lẫn máu là bệnh lý không quá nguy hiểm tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
1. Tìm hiểu tinh dịch có màu nâu là gì?
Tình trạng tinh dịch có màu là dấu hiệu của tình trạng tinh trùng khi xuất tinh có lẫn máu. Đây là dấu hiệu ngầm cảnh báo nam giới đang gặp vấn đề về sức khỏe sinh lý và cần phải đi khám ngay để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
2. Tinh dịch có màu nâu đỏ là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Theo các chuyên gia, đa số các trường hợp tinh dịch có màu nâu đỏ là dấu hiệu của cho thấy nam giới đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm sau:
2.1 Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là nơi sản xuất ra tinh dịch, giúp nam giới duy trì nòi giống. Khi mắc bệnh lý này, nam giới xuất tinh sẽ thấy tinh dịch màu nâu, đau bụng phần dưới, dương vật đau, tiểu gắt, khó tiểu, sốt cao, đau rát khi quan hệ…
2.2 Viêm túi tinh
Túi tinh chính là nơi chứa tinh trùng, nằm ở sau bàng quang, dọc theo bờ dưới của ống dẫn tinh. Nếu cơ quan này bị nhiễm khuẩn, tinh trùng sẽ bị tác động tiêu cực, dẫn đến các triệu chứng như tinh trùng có màu nâu đỏ, đau bụng dưới, khi quan hệ cảm thấy đau buốt…
2.3 Viêm niệu đạo
Niệu đạo là ống dẫn giúp bài tiết nước tiểu và đưa tinh dịch ra bên ngoài. Tình trạng viêm niệu đạo xảy ra khi quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Có thể nhận biết bệnh thông qua những triệu chứng như tiểu dắt, đau bụng, sưng niệu đạo, sốt cao…
2.4 Viêm mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn nằm sau tinh hoàn, chức năng tích trữ tinh trùng. Nếu mắc bệnh, tinh trùng sẽ có màu nâu và xuất hiện các triệu chứng đi kèm như đau rát khi quan hệ, sốt cao, ớn lạnh, sưng bìu…
2.5 Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tĩnh mạch tinh hoàn, túi tĩnh mạch bìu bị giãn ra. Bệnh gây nên tình trạng tinh dịch màu nâu có lẫn máu.
2.6 Các bệnh ung thư
Nếu mắc một số bệnh như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn… có thể khiến tinh trùng có màu nâu hoặc đỏ. Nhóm bệnh ung thư rất nguy hiểm, việc điều trị cũng không dễ dàng nên cánh mày râu phải rất cẩn thận hết sức chú ý vấn đề này.
3. Tinh trùng lẫn máu là bệnh gì?
Xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, bệnh lý này sẽ nguy hiểm nếu nó là triệu chứng của một số bệnh thực thể khác.
Tương tự như tình trạng tinh dịch màu nâu đỏ, tinh trùng lẫn máu cũng là biểu hiện của các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của nam giới: Viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm lao mào tinh hoàn- tinh hoàn, ung thư và một số bệnh lý khác ( Rối loạn đông máu, xơ gan, viêm gan mạn tính, chảy máu…).
4. Biện pháp điều trị tinh dịch có màu nâu đỏ
Điều trị tinh trùng màu nâu đỏ có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
4.1 Điều trị bằng Tây y
– Sử dụng thuốc điều trị
Cánh mày râu nên tuân thủ liệu trình đơn thuốc của bác sĩ và theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của bản thân. Các loại thuốc kháng sinh được bác sĩ kê uống trong điều trị trường hợp này là: Thuốc diệt khuẩn, thuốc chống viêm steroid,… Tác dụng của thuốc là giảm nhanh tình trạng tinh dịch màu nâu.
– Phẫu thuật ngoại khoa
Nếu việc dùng thuốc không hiệu quả, hoặc nguyên nhân gây bệnh đến từ các yếu tố bên trong cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp điều trị phẫu thuật ngoại khoa. Mục đích của phương pháp này là tái tạo niêm mạc và phục hồi các tổn thương.
Lưu ý: Trước và sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
4.2 Điều trị tại nhà
– Sử dụng lá trầu không
Chiết xuất tinh dầu từ lá trầu không có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt. Ngoài ra, chúng còn chứa protein, axit ascorbic, vitamin,… được sử dụng trong các bài thuốc chữa trị bệnh nam khoa dân gian, trong đó có tình trạng tinh dịch màu nâu đỏ.
– Lá lốt kết hợp trần bì, cam thảo
Bài thuốc này được sử dụng trong những trường hợp cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm. Kết hợp lá lốt với cam thảo, trần bì có thể chống viêm, diệt khuẩn. Đặc biệt chúng còn có tác dụng bổ thận.
– Tỏi
Từ xa xưa, tỏi đã được xem là loại kháng sinh tự nhiên với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Vì thế, tỏi được dùng để chữa trị các bệnh sinh lý liên quan tới nhiễm khuẩn rất tốt.
5. Tại sao tinh trùng có màu nâu máu
Khi tinh dịch có màu nâu máu, kéo theo tinh trùng xuất tinh ra cũng kèm theo tình trạng này. Hầu hết các trường hợp đều xuất phát từ những nguyên nhân sau:
5.1 Sinh thiết hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt
Những chấn thương gặp phải ở bộ phận sinh dục gây chảy mát, có thể khiến máu trộn lẫn với tinh trùng và xuất tinh ra máu. Tổn thương này có thể đến từ các kỹ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt, xạ trị ung thư tuyến tiền liệt, đặt dụng cụ niệu đạo, thủ thuật thắt ống dẫn tinh, cắt tinh hoàn… Đa phần trường hợp xuất tinh ra máu này đều không gây nguy hiểm và khi tổn thương được phục hồi, sẽ không còn xuất hiện hiện tượng bất thường nữa.
5.2 Bị bệnh lây qua đường tình dục
Các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tinh trùng lẫn máu.
5.3 Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Đồng thời, giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển đến vùng âm đạo để thụ tinh. Khi bị viêm tuyến tiền liệt, tinh trùng xuất tinh sẽ có màu đỏ.
Nhận biết viêm tuyến tiền liệt thông qua một số dấu hiệu điển hình bao gồm:
– Vùng bụng dưới, vùng chậu và 2 bên thắt lưng đau âm ỉ
– Đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm. Trường hợp nặng còn đi tiểu ra máu.
– Không đạt được sự hưng phấn khi quan hệ tình dục mà thay vào đó là cảm giác đau rát, khó chịu.
– Cơ thể luôn trong trạng thái sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh
Nam giới trung niên là đối tượng hay gặp tình trạng viêm tuyến tiền liệt nhất. Vì thể, để tránh những biến chứng nguy hiểm khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào cần đi khám sớm và điều trị bệnh kịp thời.
5.4 Viêm niệu đạo
Chức năng của niệu đạo là đưa nước tiểu và tinh trùng ra ngoài cơ thể. Niệu đạo bị viêm là do vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng hoặc do quan hệ tình dục không lành mạnh.
Người bệnh mắc viêm niệu thường gặp một số triệu chứng như:
– Vùng niệu đạo nóng rát, có dấu hiệu sưng tấy khó chịu
– Đau bụng dưới, đau lưng và tất cả các khớp
– Tiểu khó, tiểu rát, bí tiểu, xuất tinh ra máu hay tiểu ra máu cũng là triệu chứng điển hình của bệnh này.
5.5 Viêm mào tinh, túi tinh
Viêm mào tinh là do sự tấn công của các vi khuẩn có hại. Khi mắc tình trạng này, người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu: Đau đớn khi quan hệ tình dục, xuất tinh; tiểu ra máu, tinh trùng xuất tinh có màu nâu hoặc đỏ nâu; mào tinh hoàn sưng đỏ và sờ vào có cảm giác nóng, rát; cơ thể sốt cao liên tục…
Nếu không điều trị bệnh kịp thời, tình trạng này càng diễn biến tăng nặng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
5.6 Hoạt động tình dục quá mạnh mẽ
Quan hệ tình dục quá mạnh là nguyên nhân khiến cho bộ phận sinh dục bị tổn thương. Các mạch máu bị vỡ ra và xuất ra ra ngoài theo 2 cách, qua nước tiểu và tinh trùng. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách điều chỉnh lại tư thế quan hệ, thực hiện các động tác nhẹ nhàng để tránh tổn thương.
5.7 Ung thư tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc niệu đạo
Ung thư xảy ra ở các bộ phận như tuyến tiền liệt, niệu đạo, tinh hoàn gây ra tình trạng xuất tinh có máu. Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách nếu không có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc tính mạng của người bệnh.
5.8 Rối loạn chảy máu
Nam giới mắc các bệnh như sán máng, ung thư hạch, bạch hầu… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là gây ra hiện tượng tinh trùng có màu nâu đỏ. Người bệnh khi xuất tinh sẽ mất một lượng máu cực lớn cho tình trạng này. Thăm khám và điều trị sớm là giải pháp tôt nhất chữa trị rối loạn chảy máu.
5.9 Huyết áp cao
Tình trùng có màu nâu đỏ ở nam giới cũng xuất phát từ nguyên nhân huyết áp cao. Tình trạng này không có triệu chứng cụ thể kèm theo, chỉ khi huyết áp tăng quá cao, không thể kiểm soát được, cơ thể mới xuất hiện hiện tượng như khó thở, chảy máu mũi…
6. Chẩn đoán nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị xuất tinh ra máu
Chẩn đoán xuất tinh ra máu cần đạt 2 mục tiêu: Xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Có những phương pháp được bác sỉ chỉ định trong chẩn đoán tinh trùng lẫn máu là bệnh gì như sau:
– Thăm khám thực thể: Nhận biết các bất thường có liên quan.
– Xết nghiệm bệnh tình dục: Loại trừ nguy cơ chảy máu xuất tinh chảy máu do nguyên nhân từ bệnh lý ở đường tình dục.
– Kiểm tra tuyến tiền liệt
– Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng và các bất thường khác.
– Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng, hệ tiết niệu, siêu âm tinh hoàn…
– Xét nghiệm tinh dịch đồ: Đánh giá màu sắc của tinh dịch
– Siêu âm qua ngả trực tràng: Chẩn đoán ung thư, khối u bất thường.
Bác sĩ dựa vào kết quả thu được, xác định nguyên nhân và chỉ định điều trị thích hợp. Nếu nguyên nhân do chấn thương, người bệnh cần nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi.
Một số biện pháp đơn giản có thể thực hiện như chườm đá, vệ sinh, dùng thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng liên quan. Nếu xuất tinh, tinh dịch có màu nâu đỏ kèm các triệu chứng nặng hơn, hãy khám bác sĩ ngay.
Như vậy, tinh trùng lẫn máu là bệnh gì đã có thông tin. Người bệnh gặp tình trạng này đừng chủ quan bỏ qua dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe, chức năng sinh sản của mình, cánh màu râu nên đi khám và điều trị càng sớm, càng tốt khi thấy có tiệu chứng bất thường.