Thụ tinh trong ống nghiệm có tốt không? Hiệu quả như chi phí bỏ ra
Thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản được lựa chọn điều trị hiếm muộn. Theo ThS.BS Vũ Thị Hồng Hạnh tại BV Hồng Hà tỉ lệ thành công chung của phương pháp trên khoảng 40%, tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi cặp vợ chồng hiếm muộn và nguyên nhân hiếm muộn
Thụ tinh trong ống nghiệm cơ bản là quy trình an toàn tuy nhiên vẫn có một số rủi ro về tai biến, biến chứng như đa thai, quá kích buồng trứng, chửa ngoài dạ con,.. đây là những vấn đề hay gặp trong điều trị. Chưa có một nghiên cứu hay bằng chứng nào cho thấy em bé ống nghiệm có vấn đề bất thường tới sức khỏe. Những em bé ống nghiệm có cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường như bao đứa trẻ sinh qua thụ thai tự nhiên
1. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có tốt không
Thụ tinh trong ống nghiệm (ivf) là phương pháp can thiệp sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Đây là phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học tế bào vào y tế kết hợp với các trang thiết bị hiện đại với hàm lượng trí tuệ cao.
Vì vậy, hiện nay, thụ tinh qua ống nghiệm là phương pháp hoàn hảo nhất để có con vì nó không gây quá nhiều tác động xấu đến môi trường trong cơ thể, nhưng lại mang lại hiệu quả vượt trội. Thụ tinh ống nghiệm được nhiều nền y học tiên tiến trên thế giới tiếp nhận như một một phương pháp hiệu quả điều trị chứng vô sinh hiếm muộn hiện nay.
Ngoài ra, đây cũng là phương pháp có tỷ lệ thành công cao nhất trong tất cả các thủ thuật điều trị VSHM, được coi là giải pháp cuối cùng giúp nhiều gia đình có được con. Chính vì vậy, thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp ổn định dành cho các cặp vợ chồng đang tha thiết chào đón hình hài yêu thương của mình.
2. Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tốt nhất
Hiện nay, thụ tinh trong ống nghiệm được cho là kĩ thuật hỗ trợ sinh sản tốt nhất, mang lại hiệu quả cao.
2.1. Hỗ trợ tích cực quá trình thụ tinh
Dựa trên nguyên lý thụ thai tự nhiên, nhưng diễn ra hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, thụ tinh ống nghiệm hỗ trợ tích cực cho quá trình thụ tinh. Trước tiên, người vợ phải được kích trứng bằng các hormone để cả hai buồng trứng sản sinh ra nhiều trứng có đủ kích thước và tiêu chuẩn.
Sau đó, trứng và tinh trùng được thụ tinh bằng các phương pháp tiên tiến trong môi trường phòng thí nghiệm. Trứng thông qua các kiểm tra nhằm chọn ra trứng đạt tiêu chuẩn, dễ thụ tinh. Bên cạnh đó, tinh trùng cũng phải trải qua quá trình sàng lọc, chọn ra những tế bào tinh trùng có phẩm chất tốt nhất, không bị dị tật, khỏe mạnh và không chứa các gen mang bệnh.
Trứng và tinh trùng sau khi được thụ tinh và trở thành phôi thai. Phôi được nuôi dưỡng trong môi trường phòng thí nghiệm trong khoảng thời gian 2 – 3 ngày trong điều kiện vô trùng để theo dõi sự phát triển. Sau khi chọn ra một (hoặc nhiều phôi) phát triển bình thường, các bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phôi vào tử cung của người mẹ.
Như vậy, quá trình ivf có thể tăng cao tỷ lệ thành công của quá trình thụ tinh do loại bỏ các rủi ro thất bại do trứng hoặc tinh trùng không đạt đủ kích thước.
2.2. Không gây nguy hiểm tới tính mạng
Quá trình thụ tinh ống nghiệm (ivf) diễn ra tương đối an toàn. Bệnh nhân sẽ không phải đối diện với những rủi ro trong quá trình mang thai như thai ngoài tử cung.
Ivf hoàn toàn không gây hại đến các cơ quan trong cơ thể, không thay đổi môi trường trong, phá vỡ sự cân bằng của hệ thống các cơ quan nội tạng.
Thêm vào đó, quá trình chuyển phôi diễn ra tương đối nhanh gọn, đảm bảo vệ sinh và được theo dõi bởi các bác sĩ theo đúng chuẩn y tế, đảm bảo không gây viêm nhiễm cơ quan trong.
Chính vì những lý do này, thụ tinh ống nghiệm hoàn toàn an toàn, không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
2.3. Tỉ lệ thành công cao nhất hiện nay
So với phương pháp can thiệp khác như IUI, IVF có tỷ lệ thành công vượt trội hơn hẳn (hơn 1 nửa phụ nữ dưới 33 tuổi mang thai thành công, ⅓ phụ nữ trong độ tuổi 35 đến 39 tuổi mang thai được nhờ phương pháp tiên tiến này).
Tỷ lệ thành công cao của thụ tinh ống nghiệm đến từ ứng dụng hàm lượng trí tuệ cao của công nghệ sinh học tế bào – công nghệ sinh học tiến bộ nhất hiện nay vào y tế, điều trị vô sinh hiếm muộn. Không chỉ là phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất với ứng dụng của những trang thiết bị y tế tân tiến nhất hiện nay, đây cũng là phương pháp đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ.
IVF là phương pháp sau cùng, thường được đặc trị cho các bệnh nhân đã thử nhiều phương pháp trước đó nhưng không mang lại hiệu quả tích cực. Do đó, hiệu quả hiển nhiên, thụ tinh ống nghiệm là phương pháp có tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay, được nhiều người tin tưởng và mang đến tin mừng cho nhiều gia đình vô sinh hiếm muộn.
3. Những rủi ro khi thụ tinh ống nghiệm gây cho người mẹ
Khi thụ tinh ống nghiệm, người mẹ có thể gặp các rủi ro hoặc tác dụng phụ dưới đây:
– Mang đa thai : Trong quá trình chuyển phôi từ bên ngoài vào tử cung, người mẹ có nguy cơ cao mang nhiều thai một lúc. Việc mang đa thai làm tăng khả năng sinh non, sinh con nhẹ cân. Các bác sĩ khuyến cáo, người mẹ không nên chuyển quá 3 phôi vào tử cung để tránh mang đa thai.
– Bị huyết áp cao thai kỳ: Các bác sĩ cho biết, huyết áp của người mẹ sau khi thụ tinh ống nghiệm có thể tăng lên ngưỡng 130/90 mmHg.
– Cơ thể phản ứng với thuốc sinh sản: Sau khi uống thuốc sinh sản, người phụ nữ có thể xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, đau vú, mất ngủ, khó chịu, đầy hơi… Chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol để kiểm soát tình trạng.
– Chảy nhiều máu: Sau cấy phôi, cổ tử cung có thể gặp hiện tượng chảy máu.
– Được khuyến khích sinh mổ: Các bác sĩ sản khoa khuyến khích, người mẹ làm ivf nên sinh mổ thay vì sinh thường để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro không đáng có.
– Thiếu máu: Cổ tử cung chảy nhiều máu dẫn đến thiếu máu nặng. Lúc này bệnh nhân buộc phải truyền máu để khắc phục tình trạng.
– Nguy cơ cao sinh non và con sinh ra thiếu cân: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, trẻ thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ cao sinh thiếu tháng. Khi chào đời dễ bị nhẹ cân hơn trẻ sinh thường.
– Sảy thai: Nhiều trường hợp phôi sau khi cấy không được tử cung chấp nhận. Tử cung co bóp mạnh để đẩy thai ra ngoài gây sảy thai. Rủi ro này khá phổ biến ở người làm ivf.
– Buồng trứng bị quá kích: Sau khi dùng thuốc sinh sản để kích thích rụng trứng, nhiều phụ nữ bị quá kích buồng trứng. Tức buồng trứng bị sưng, đau kèm theo hiện tượng buồn nôn, đau bụng, khó chịu và tiêu chảy. Một số ít trường hợp bị tăng cân đột ngột và khó thở.
– Rủi ro chọc hút trứng: Chảy máu, nhiễm trùng, xân lấn gây tổn thương đến các bộ phận như ruột, bàng quang, tiết niệu, mạch máu…
– Thai nhi bị dị tật: Rủi ro này chủ yếu đến từ tuổi của người mẹ quá cao chứ không phải do làm ivf.
– Thai ngoài tử cung: Phôi được cấy vào tử cung nhưng chúng vẫn có thể di chuyển và phát triển bên trong ống dẫn trứng dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
– Tiêu chảy, buồn nôn: Buồn nôn, tiêu chảy có thể là tác dụng phụ của thuốc nội tiết được đặt bên trong âm đạo. Khi tiêm hoocmon cũng có thể làm bầm tím và sưng đau tại vị trí tiêm.
– Ung thư buồng trứng: Nhiều quan điểm cho rằng, sử dụng các thuốc kích trứng có thể dẫn đến khối u buồng trứng.
– Tâm lý và cảm xúc thay đổi: Người bệnh thường xuyên xúc động, căng thẳng, lo lắng, hy vọng và cả thất vọng, đôi khi rơi vào trầm cảm.
– Bốc hỏa, đau đầu: Hoocmon được đưa vào cơ thể đột ngột khiến cơ thể bốc hỏa, đau đầu dữ dội.
4. Địa chỉ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm an toàn
Thụ tinh qua ống nghiệm là phương pháp an toàn và hiệu quả, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn cho mình một địa chỉ uy tín thực hiện phương pháp này một cách an toàn, chuyên nghiệp và hiệu quả. Dưới đây là một vài gợi ý gỡ rối vấn đề này giúp cho bạn.
4.1. Tại các bệnh viện lớn, uy tín cả nước
Các bệnh viện lớn, uy tín trên cả nước là yếu tố thứ yếu, quan trọng hàng đầu trong danh sách này. Các bệnh viện lớn, uy tín, là nơi tập hợp những tinh anh trong lĩnh vực y học, được bảo chứng bởi thành công và lịch sử nhiều năm. Vì lý do đó, bạn nên chọn những bệnh viện địa chỉ này để thực hiện điều trị vô sinh hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.
4.2. Được sự tin tưởng của mẹ bầu IVF
Các mẹ bầu ivf đã từng thực hiện các ca thụ tinh ống nghiệm thành công là một kênh thông tin uy tín, được bảo chứng mà bạn nên tham khảo. Những địa chỉ được các mẹ bầu IVF tin tưởng thường là những địa chỉ nổi tiếng, đã từng thực hiện thành công nhiều ca thụ tinh trước đó.
Tham khảo thông tin từ những mẹ bầu đã mang thai thành công nhờ phương pháp tân tiến này, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức tìm hiểu, đồng thời cũng được truyền lại nhiều thông tin quý báu.
Ngoài ra, các địa chỉ được gợi ý bởi các mẹ bầu IVF thường là những bệnh viện hoặc phòng khám uy tín hàng đầu cả nước, đã được cân nhắc và lựa chọn kĩ càng. Vì thế, bạn hoàn toàn có đủ cơ sở để tin vào những chỉ dẫn này.
4.3. Quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu chữa VSHM
Một trong những yếu tố khách quan quyết định nhiều đến tỷ lệ thành công của các ca chữa vô sinh bằng phương pháp ivf là tay nghề của các bác sĩ trực tiếp thực hiện thủ thuật. Một địa chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu sẽ tăng đáng kể tỷ lệ mang thai của các sản phụ.
Bác sĩ hàng đầu, có kinh nghiệm nhiều năm, từng chữa cho nhiều ca bệnh, kinh qua nhiều trường hợp bệnh lý đặc hiệu sẽ đảm bảo tỷ lệ thành công và an toàn của trường hợp mắc bệnh.
4.4. Sở hữu phòng LAB hiện đại, chuẩn quốc tế
Yếu tố công nghệ chiếm một tỷ trọng lớn trong tỷ lệ thành công và an toàn của các ca iVF điều trị VSHM. Các địa chỉ uy tín thường là nơi sở hữu phòng Lab (phòng thí nghiệm) hiện đại, tiên tiến ứng dụng những công nghệ hàng đầu. Điều này tác động lớn đến khả năng thành công, vệ sinh, tốc độ lớn của phôi, thành bại của ca bệnh bởi hầu hết các bước then chốt quan trọng nhất của quy trình IVF đều được thực hiện tại phòng LAB.
Trên đây là những chia sẻ, giải đáp thắc mắc thụ tinh qua ống nghiệm tốt không. Mong rằng những cặp vợ chồng hiếm muộn đọc được bài viết này sẽ sớm có được đứa con thân yêu của mình!